Mức đóng Bảo hiểm xã hội để hưởng trợ cấp thai sản là một vấn đề quan trọng đối với những người đang tích cực chuẩn bị cho việc mang thai và sinh con. Theo quy định của pháp luật, người lao động cần đóng Bảo hiểm xã hội ít nhất 12 tháng mới được hưởng trợ cấp thai sản khi nghỉ việc để sinh con hoặc chăm sóc trẻ nhỏ. Mức đóng BHXH bao gồm hai khoản đóng: 8% do người lao động đóng và 17,5% do doanh nghiệp đóng. Trong đó, 8% bao gồm: 1% đóng BHYT, 0,5% đóng BHXH hưu trí, 1% đóng BHXH tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, 5,5% đóng BHXH bảo vệ sức khỏe và trợ cấp xã hội. Trong khi đó, 17,5% doanh nghiệp đóng bao gồm: 14% đóng BHXH bảo hiểm xã hội và 3,5% đóng BHXH quỹ hưu trí. Trong quá trình đóng BHXH, người lao động và doanh nghiệp cần cùng chung tay đóng bảo hiểm để mang lại lợi ích cho bản thân cũng như cho cộng đồng. Đặc biệt, đối với phụ nữ, đóng BHXH là một điều kiện để được hưởng trợ cấp thai sản khi nghỉ việc để sinh con hoặc chăm sóc trẻ em. Do đó, việc đóng BHXH là rất quan trọng và cần được chú ý để đảm bảo quyền lợi của bản thân và gia đình.
Để có thể cung cấp thêm cho quý độc giả thông tin về “Mức đóng bảo hiểm xã hội để hưởng thai sản“. Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi. Hy vọng bài viết có thể hỗ trợ quý đọc giả giải quyết được một số vấn đề có liên quan.
Căn cứ pháp lý
- Luật Bảo hiểm xã hội 2014
- Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH
Đối tượng nào được hưởng chế độ thai sản khi sinh con?
Theo khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Lao động nữ mang thai;
- Lao động nữ sinh con;
- Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
- Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
- Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
- Lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con.
Như vậy, đối tượng được hưởng chế độ thai sản khi sinh con sẽ bao gồm lao động nữ sinh con và lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con.
Điều kiện như thế nào để được hưởng chế độ thai sản?
Căn cứ theo Điều 31, Luật BHXH số 58/2014/QH13 ban hành năm 2014 của Quốc Hội và Nghị định 115/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định người lao động được hưởng chế độ bảo hiểm thai sản khi đáp ứng đủ đồng thời cả 2 điều kiện về đối tượng thụ hưởng và thời gian tham gia đóng BHXH bắt buộc theo quy định. Cụ thể;
2.1 Điều kiện về đối tượng hưởng
Người lao động thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
d) Người lao động nữ đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản;
đ) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
e) Người lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con;
2.2 Điều kiện về thời gian đóng BHXH
Đây cũng là câu trả lời cho câu hỏi: “Đóng bảo hiểm xã hội bao lâu thì được hưởng chế độ thai sản?” được nhiều người lao động quan tâm. Theo đó,
Người lao động quy định tại các điểm b, c và d phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Như vậy, người lao động đáp ứng đủ cả 2 điều kiện tại mục 2.1 và 2.2 kể trên có thể làm hồ sơ hưởng thai sản theo đúng quy định.
Trường hợp không được hưởng bảo hiểm thai sản khi người lao động chỉ đáp ứng được 1 trong 2 điều kiện hoặc cả 2 điều kiện kể trên.
Mức đóng bảo hiểm xã hội để hưởng thai sản
Căn cứ theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 12 của Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thì mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề gần nhất trước khi nghỉ việc. Nếu thời gian đóng BHXH không liên tục thì được cộng dồn.
Trường hợp lao động nữ đi làm cho đến thời điểm sinh con mà tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi thì mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng trước khi nghỉ việc, bao gồm cả tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
Căn cứ quy định trên, đối chiếu với mức lương, thời gian tham gia BHXH và thời gian dự kiến nghỉ trước sinh, mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc được tính như sau:
Ví dụ:
- Từ tháng 7/2022 đến tháng 8/2022 (2 tháng) đóng BHXH với mức lương 5.000.000 đồng/tháng;
- Từ tháng 9/2022 đến tháng 12/2022 (4 tháng) đóng BHXH với mức lương 6.500.000 đồng/tháng.
Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc = (5.000.000 x 2) + (6.500.000 x 4) : 6 = 6.000.000 (đồng/tháng)
Như vậy, mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc để làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản của bạn là 6.000.000 đồng/tháng.
Hồ sơ hưởng chế độ thai sản
Không chỉ nữ được hưởng thai sản mà cả nam giới cũng được hưởng chế độ bảo hiểm thai sản. Để hưởng chế độ thai sản sẽ căn cứ vào từng trường hợp người lao động cần làm các bộ hồ sơ khác nhau theo quy định.
Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con
Căn cứ vào Khoản 1, Điều 101, Luật BHXH mới nhất hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con bao gồm 5 loại giấy tờ gồm:
- Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;
- Bản sao giấy chứng tử của con trong trường hợp con chết, bản sao giấy chứng tử của mẹ trong trường hợp sau khi sinh con mà mẹ chết;
- Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con;
- Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh;
- Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai đối với trường hợp quy định tại Khoản 3, Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội.
Các trường hợp khác
Trường hợp lao động nữ đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý, người lao động thực hiện biện pháp tránh thai theo quy định tại Khoản 1, Điều 37, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 phải có cả 2 giấy tờ sau:
- Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH đối với trường hợp điều trị ngoại trú;
- Bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với trường hợp điều trị nội trú;
- Trường hợp người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi phải có giấy chứng nhận nuôi con nuôi.
Trường hợp lao động nam nghỉ việc khi vợ sinh con
Căn cứ vào Khoản 4, Điều 101, Luật BHXH năm 2014, trường hợp lao động nam nghỉ việc khi vợ sinh con phải có cả 2 giấy tờ sau:
- Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con;
- Giấy xác nhận của cơ sở y tế đối với trường hợp sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi.
Mời bạn xem thêm
- Mẫu giấy đề nghị vay vốn của người lao động mới năm 2023
- Điều kiện hưởng trợ cấp mất việc năm 2023
- Giấy khai sinh có ghi thông tin người đỡ đầu không năm 2023?
- Không có tên cha trong giấy khai sinh được không năm 2023?
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Mức đóng bảo hiểm xã hội để hưởng thai sản” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới Hợp thửa đất. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102
Ngoài ra quý khách có thể liên hệ với chúng tôi thông qua các kênh sau:
- FaceBook : www.facebook.com/luatsux
- Tiktok : https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube : https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Câu hỏi tiếp theo về bảo hiểm thai sản xoay quanh việc đi làm sớm hơn thời gian được phép nghỉ. Người lao động được nghỉ tổng cộng 06 tháng trong thời gian hưởng thai sản. Trong đó, các mốc thời gian được quy định như sau:
– Người lao động được nghỉ trước sinh không quá 02 tháng.
– Người lao động được đi làm lại sớm hơn thời gian quy định nhưng phải nghỉ tối thiểu 04 tháng và có giấy xác nhận của đã đủ sức khoẻ đi làm của cơ quan khám chữa bệnh có thẩm quyền.
Như vậy, nếu muốn đi làm lại sớm hơn thì người lao động vẫn có thể đề nghị doanh nghiệp và cần được doanh nghiệp chấp thuận. Đồng thời, trong thời gian đi làm sớm, người lao động phải tự đóng BHXH, BHYT và BHTN như bình thường (thay vì nghỉ 06 tháng sẽ được BHXH đóng BHXH trong 06 tháng).
Hiện nay, một số công ty có yêu cầu người lao động phải ký cam kết làm việc từ 10 tháng trở lên thì mới được làm hồ sơ hưởng thai sản (nếu có yêu cầu). Tuy nhiên, một vài người lao động lại “vỡ kế hoạch” và muốn nhận thai sản trước thời hạn này. Vậy thì theo quy định doanh nghiệp đã đề ra ban đầu, bạn không thể được hưởng.
Người lao động nên hiểu, quy định doanh nghiệp có hiệu lực trong quá trình bạn làm việc tại doanh nghiệp. Do đó, nếu không tuân thủ, họ có quyền không thực hiện chế độ cho bạn. Đây là một trong những chính sách thường thấy của nhiều doanh nghiệp nhằm tránh tình trạng người lao động tham gia trục lợi BHXH.
Khám thai là một trong những chế độ của bảo hiểm thai sản nhằm hỗ trợ tối đa cho lao động nữ. Vậy nên, nếu lao động không thực hiện khám thai và không hưởng chế độ này thì vẫn được hưởng chế độ thai sản như bình thường.
Hiện nay, một số người lao động lo lắng về việc không khám thai thì không được hưởng thai sản. Điều này hoàn toàn không chính xác. Người lao động nữ vẫn có thể được hưởng chế độ thai sản nếu đáp ứng đủ điều kiện tham gia BHXH đủ 6 tháng trở lên trong 12 tháng trước sinh.