Qũy bảo hiểm tai nạn lao động là một thành phần của Qũy bảo hiểm xã hội (BHXH); dùng để chi trả các chế độ dành cho người lao động. Tuy nhiên; do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 23 ;quy định về việc hỗ trợ giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Như vậy, đặt ra câu hỏi: “Mức đóng bảo hiểm tai nạn giảm có làm quyền lợi bị ảnh hưởng không?“. Hãy cùng tìm hiểu vấn đề này với Luật sư X.
Căn cứ pháp lý
Luật Bảo Hiểm Xã Hội 2014
Luật An toàn, Vệ sinh lao động 2015
Nghị quyết 68/NQ-CP
Quyết định 23/2021/QĐ-TTg về hỗ trợ NLĐ do dịch Covid-19
Nội dung tư vấn
Bảo hiểm tai nạn lao động là gì?
Luật BHXH năm 2014 và Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 đều không quy định cụ thể; về khái niệm “bảo hiểm tai nạn lao động” mà chỉ quy định; về Qũy bảo hiểm tai nạn lao động; bệnh nghề nghiệp là quỹ thành phần của Quỹ BHXH; việc đóng, hưởng, quản lý và sử dụng quỹ thực hiện theo quy định của Luật An toàn; vệ sinh lao động và Luật BHXH.
Tuy nhiên, có thể hiểu đơn giản; bảo hiểm tai nạn lao động là chính sách an sinh xã hội nhằm bù đắp một phần tổn thất; cho người lao động mang tính thiết thực và hữu ích; chia sẻ rủi ro giữa các doanh nghiệp, hỗ trợ cho các hoạt động phòng ngừa tai nạn lao động.
Đối tượng phải đóng bảo hiểm tai nạn lao động?
Khoản 2 Điều 41 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 đã nêu rõ:
” Điều 41.
2. Mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động và do người sử dụng lao động đóng.“
Theo đó, người lao động sẽ không phải đóng bảo hiểm tai nạn lao động mà việc đóng loại bảo hiểm này là trách nhiệm của người sử dụng lao động.
Ngoài ra, theo khoản 2 Điều 43 Luật này, trường hợp người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo từng hợp đồng lao động đã giao kết nếu người lao động thuộc đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc.
Mức đóng bảo hiểm tai nạn giảm
Căn cứ khoản 1 mục II Nghị quyết 68/NQ-CP; điều 1 và điều 2 Quyết định 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng; người sử dụng lao động được áp dụng mức đóng bằng 0%; quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động; bệnh nghề nghiệp trong 12 tháng (thời gian từ ngày 1/7/2021 đến hết ngày 30/6/2022) cho người lao động; thuộc đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Ngoài ra, người sử dụng lao động hỗ trợ toàn bộ số tiền có được; từ việc giảm đóng quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động phòng chống Covid-19.
Như vậy, từ 1/7/2021 đến hết ngày 30/6/2022, hàng tháng ngoài tiền lương, người lao động còn được hưởng thêm khoản tiền từ việc người sử dụng lao động được giảm đóng quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Mức đóng bảo hiểm tai nạn giảm có làm quyền lợi bị ảnh hưởng không?
Căn cứ Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021; Điều 1 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật BHXH, Luật An toàn, vệ sinh lao động. Trong thời gian giảm đóng vào Quỹ BHTNLĐ-BNN theo quy định trên, người lao động vẫn được hưởng các quyền lợi như đang đóng BHTNLĐ-BNN.
Như vậy, người lao động vẫn sẽ được hưởng các quyền lợi mà không có sự thay đổi do mức đóng thay đổi.
Bảo hiểm tai nạn lao động chi trả các khoản nào?
Căn cứ Điều 42 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015, Qũy bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được sử dụng để chi trả các khoản sau:
- Trả phí khám giám định thương tật, bệnh tật do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với các trường hợp đủ điều kiện hưởng; trả phí khám giám định đối với trường hợp người lao động chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động mà kết quả khám giám định đủ điều kiện để điều chỉnh tăng mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- Chi trợ cấp một lần, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp phục vụ.
- Chi hỗ trợ phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình.
- Chi dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.
- Chi hỗ trợ phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm việc.
- Chi phí quản lý bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Chi đóng bảo hiểm y tế cho người nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng.
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vụ việc “Mức đóng bảo hiểm tai nạn giảm có làm quyền lợi bị ảnh hưởng không?“. Để biết thêm thông tin chi tiết về vụ việc hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Xem thêm:
- Nhiễm Covid-19 khi làm việc có được hưởng tai nạn lao động không?
- Bị thương tại nơi làm việc do đánh nhau có được coi là tai nạn lao động ?
Câu hỏi thường gặp
Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ
Người bị nhiễm Covid chỉ được xem là tai nạn lao động; khi trong lúc làm việc phòng chống dịch bệnh bị nhiễm bệnh, đã tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên (có xác nhận của Cơ quan y tế có thẩm quyền có liên quan).
Theo quy định tại khoản 1 điều 125 Bộ luật lao động 2019; quy định về hình thức sa thải thì việc người lao động đánh nhau; cố ý gây thương tích cho người khác gây ảnh hường không nhỏ đến việc sản xuất; kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, tùy theo mức độ mà doanh nghiệp có thể quyết định việc áp dụng hình thức kỷ luật; sa thải đối với người lao động trong trường hợp này. Điều này cũng đã được pháp luật công nhận.