Chào luật sư hiện nay quy định về viẹce thanh toán tiền hàng khi mua nguyên vật liệu nhập kho như thế nào? Cuối năm nên công ty tôi đang tổng hợp lại các khoản tiền và thanh toán cho phía bên đối tác. Tôi có tổng hợp lại thì thấy có khoản mua nguyên vật liệu nhập kho nhưng chưa thanh toán tiền. Tôi có nói thì sếp nói tranh thủ trả, nếu không được thì đầu tháng sau nhưng bên kia cứ gọi giục liên tục. Chúng tôi còn có những khoản khác ưu tiên hơn nên chưa giải quyết xong. Vậy hiện nay mua nguyên vật liệu nhập kho chưa thanh toán thì làm thế nào? Mong được luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Về vấn đề Mua nguyên vật liệu nhập kho chưa thanh toán chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Chứng từ hạch toán hàng về trước hóa đơn về sau
Hiện nay khi mua hàng các bên có thể thỏa thuận về thời hạn thanh toán và phương thức thanh toán với nhau. Tuy nhiên, theo lẽ thông thường thì chứng từ hạch toán hàng hóa được thực hiện ngay khi giao hàng. Vậy riêng đối với việc hàng về trước hóa đơn về sau thì giải quyết thế nào? Chứng từ hạch toán hàng về trước hóa đơn về sau thì cách xử lý đối với trường hợp này chính là:
Trên thực tế, không phải bao giờ hóa đơn và hàng hóa cũng về cùng một lúc, doanh nghiệp có thể gặp các trường hợp như: Hóa đơn về trước hàng về sau; Hàng về trước hóa đơn về sau
Trường hợp hóa đơn về sau hàng hóa phổ biến hơn cả. Vì chưa có hóa đơn, kế toán chưa thể ghi nhận một cách chắc chắn cả về mặt số lượng và giá trị của hàng hóa, mặc dù đã kiểm kê và so sánh với hợp đồng mua hàng trước đó.
Khi đó để đảm bảo công tác kế toán phản ánh trung thực và phù hợp với thực tế phát sinh thì kế toán sẽ hạch toán hàng về trước hóa đơn về sau dựa trên căn cứ là các chứng từ sau đây: Hợp đồng/Thoả thuận với các bên, các phiếu nhập, phiếu xuất kho, chứng từ chuyển tiền,…
Trong hợp đồng phải ghi rõ: Thời điểm giao hàng, thời điểm giao nhận hoá đơn, chứng từ cho hàng đi đường (bên bán sử dụng Phiếu xuất kho kiêm lệnh vận chuyển/điều động, sau khi giao nhận đủ, thanh toán tiền mới xuất Hoá đơn GTGT).
Cần đối chiếu hàng hóa đó với hợp đồng mua hàng, tiến hành kiểm kê, tạo phiếu nhập kho
Nếu có đầy đủ các chứng từ hợp lệ, bên mua không bị xử phạt vì hàng về trước hóa đơn về sau. Tuy nhiên, bên bán có thể sẽ bị xử phạt xuất hóa đơn muộn (thời điểm xuất hóa đơn đáng lẽ phải là khi chuyển giao xong quyền sở hữu hàng hóa).
Mua nguyên vật liệu nhập kho chưa thanh toán thì làm thế nào?
Hiện nay đối với các cơ sở kinh doanh thì việc mua nguyên vật liệu nhập kho là rất cần thiết. Bởi khi mua nguyên vật liệu nhập kho thì mới có được nguyên liệu phục vụ cho việc sản xuất, kinh doanh một cách suông sẻ. Tuy nhiên thời hạn thanh toán của nguyên vật liệu nhập kho là khi nào? Mua nguyên vật liệu nhập kho chưa thanh toán thì làm thế nào? Vấn đề này được hiểu như sau:
Căn cứ vào phiếu nhập kho các bạn hạch toán vào sổ theo giá tạm tính chưa có thuế:
Nợ 152 (153, 156): Số lượng nhập x Giá tạm tính
Có 111 (112,331…): Số lượng nhập x Giá tạm tính
Khi hóa đơn về, căn cứ vào hóa đơn, tiến hành hạch toán như sau:
a. Nếu giá mua = Giá tạm tính:
Nơ TK133: Theo số tiền thuế trên hóa đơn.
Có Tk 111,112,331: Số lượng mua x Giá mua x % Thuế suất
Nếu giá mua > Giá tạm tính
– Phản ánh thuế
Nợ TK133:
Có TK 111,112,331: Số lượng mua x Giá mua x % Thuế suất
– Điều chỉnh tăng
Nợ TK 152, 156: Số lượng x (Giá mua – Giá tạm tính)
Có TK 111,112,331: Số lượng mua x (Giá mua – Giá tạm tính)
c. Nếu giá mua < Giá tạm tính
– Phản ánh thuế:
Nợ TK 133:
Có TK 111,112,331: Số lượng mua x Giá mua x % Thuế suất
– Điều chỉnh giảm:
Nợ TK 111,112,331: Số lượng x (Giá tạm tính – Giá mua)
Có TK 152, 156: Số lượng x (Giá tạm tính – Giá mua)
Bộ chứng từ hóa đơn đầu vào gồm những gì?
Hiện nay những quy định về hóa đơn đầu vào – hóa đơn đầu ra là kiến thức rất quan trọng đối với kế toán nói riêng và chủ doanh nghiệp nói chung. Vậy bộ chứng từ hóa đơn đầu vào hiện nay có bao nhiêu nội dung? Bán hàng không có hóa đơn đầu vào như thế nào? Việc các công ty kinh doanh ngành nghề khác nhau thì bộ chứng từ hóa đơn đầu vào gồm có những gì? Hiện nay những thành phần của bộ chứng từ này gồm có các nội dung sau:
Trong quá trình mua hàng hóa, nguyên vật liệu, tài sản cố định,… tùy từng trường hợp mà kế toán cần lưu ý kiểm tra kỹ lưỡng bộ chứng từ đi kèm với hóa đơn đầu vào.
Trường hợp mua hàng hóa trong nước
Đối với hàng hóa mua trong nước, bộ chứng từ kế toán bắt buộc bao gồm:
- Hợp đồng kinh tế (Hợp đồng mua bán) giữa hai bên.
- Hóa đơn giá trị gia tăng đầu vào.
- Chứng từ thanh toán cho người bán:
+ Phiếu chi: Nếu hóa đơn có tổng giá trị thanh toán dưới 20 triệu đồng.
+ Ủy nhiệm chi hoặc chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt: Nếu hóa đơn có tổng giá trị thanh toán từ 20 triệu đồng trở lên.
- Phiếu nhập kho hàng hóa, nguyên vật liệu hoặc tài sản cố định,….
Ngoài bộ chứng từ bắt buộc, một số trường hợp sẽ phải kèm theo bộ chứng từ kế toán bao gồm:
- Biên bản bàn giao hàng hóa.
- Phiếu xuất kho của bên bán.
- Biên bản thanh lý hợp đồng mua bán giữa hai bên.
Hệ thống sắp xếp lưu trữ hóa đơn đầu vào và một số chứng từ kế toán
Những hóa đơn và chứng từ kế toán hiện nay cần được lưu trữ kỹ càng để tiện khi cần theo dõi sổ sách hay khi công ty có đợt kiểm tra. Việc sắp xếp loại tài liệu này cũng cần tuân theo quy định đễ dễ tra cứu hơn và sắp xếp một cách khoa học nhất. Quy định của pháp luật hiện nay về hệ thống sắp xếp lưu trữ hóa đơn đầu vào và một số chứng từ kế toán hiện nay có những nội dung sau đây:
Khi lưu trữ hóa đơn mua vào, kế toán cần lưu ý:
- Kẹp với phiếu chi và phiếu nhập kho, phiếu đề nghị thanh toán kèm theo hợp đồng, biên bản thanh lý hợp đồng (nếu có).
- Lưu trữ từng loại hóa đơn và chứng từ kèm theo, cụ thể như dưới đây.
Phiếu nhập kho lưu cùng các chứng từ:
- Hóa đơn đầu vào.
- Biên bản giao hàng.
- Hợp đồng mua hàng.
- Đề nghị mua hàng.
Phiếu chi, ủy nhiệm chi lưu trữ cùng:
- Đề nghị thanh toán, tạm ứng đã phê duyệt.
- Bản kế hoạch các khoản mục duyệt chi.
- Hóa đơn, chứng từ gốc kèm theo.
- Các khoản chi theo Quyết định.
- Xác nhận trả nợ gốc và lãi của ngân hàng nếu là các khoản vay,…
Các phiếu kế toán lưu trữ cùng:
- Đề nghị thanh toán hoặc tạm ứng đã phê duyệt.
- Hóa đơn chứng từ bản gốc.
- Bảng phân bổ, trích hao về doanh thu, chi phí hoặc khấu hao tài sản.
- Các quyết định của Giám đốc, đề nghị của Phòng Kế toán về các bút toán điều chỉnh, chuyển công nợ,…
- Bảng phân bổ tiền lương, chi phí,…
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật mua bán đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Mua nguyên vật liệu nhập kho chưa thanh toán thì làm thế nào?” Ngoài ra, chúng tôi cung cấp dịch vụ pháp lý khác liên quan đến soạn thảo mẫu trích lục bản án ly hôn… Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Thủ tục giải chấp sổ đỏ mất bao lâu thời gian?
- Giải chấp sổ đỏ là gì theo quy định năm 2024?
- Kê khai thừa hóa đơn đầu vào như thế nào theo quy định?
Câu hỏi thường gặp
Nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Nợ TK 152
Nợ TK 133
Có TK 111, 112, 141, 331,…
Nếu thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ thì giá trị nguyên vật liệu bao gồm cả thuế GTGT
+ Nếu trong tháng hàng về thì căn cứ vào hóa đơn, phiếu nhập kho để ghi vào TK 152
+ Nếu đến cuối tháng NVL vẫn chưa về thì kế toán ghi nhận theo giá tạm tính:
Nợ TK 151
Nợ TK 133
Có TK 331, 111, 112, 141,…
+ Sau tháng, khi NVL về nhập kho, ghi:
Nợ TK 152
Có TK 151
+ Nếu thiếu hụt do nhầm lẫn hoặc chưa ghi sổ thì phải tiến hành ghi bổ sung hoặc điều chỉnh lại số liệu kế toán
+ Nếu giá trị nguyên vật liệu nằm trong phạm vi hao hụt cho phép:
Nợ TK 632
Có TK 152
+ Nếu nguyên vật liệu hao hụt chưa xác định được nguyên nhân, chờ xử lý:
Nợ TK 138
Có TK 152