Xin chào Luật sư X. Tôi là một tín đồ thời trang, tôi thường xuyên lướt những trang web để mua sắm, trong đó có cả trang web của Việt Nam và trang web nước ngoài. Tôi có thắc mắc rằng khi tôi mua hàng như vậy thì việc mua hàng online từ nước ngoài có chịu thuế không? Nếu có, tôi đã phải đóng những loại thuế gì? Tôi có thể nhờ Luật sư tư vấn thêm về cách tính thuế khi mua hàng từ nước ngoài gửi Việt Nam được không? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn và hướng dẫn bạn cách tính thuế khi bạn mua hàng từ nước ngoài gửi về Việt Nam. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.
Căn cứ pháp lý
Pháp luật quy định về thuế như thế nào?
Thuế là một khoản tài chính bắt buộc phải trả cho một tổ chức chính phủ để tài trợ cho các khoản chi tiêu công khác nhau. Việc không trả tiền, cùng với việc trốn tránh hoặc chống lại việc nộp thuế, sẽ bị pháp luật chế tài. Thuế bao gồm thuế trực tiếp hoặc gián tiếp và có thể được trả bằng tiền hoặc tương đương với giá trị lao động của nó. Lần đánh thuế đầu tiên được biết đến diễn ra ở Ai Cập cổ đại vào khoảng năm 3000-2900 TCN. Hầu hết các quốc gia đều có một hệ thống thuế để trả cho các nhu cầu quốc gia, chung hoặc thỏa thuận và các chức năng của chính phủ. Một số đánh thuế tỷ lệ phần trăm cố định đối với thu nhập hàng năm của cá nhân, nhưng hầu hết các loại thuế dựa trên số tiền thu nhập hàng năm. Hầu hết các quốc gia đều đánh thuế thu nhập cá nhân cũng như thuế thu nhập doanh nghiệp. Các quốc gia hoặc tiểu đơn vị cũng thường áp thuế tài sản, thuế thừa kế, thuế bất động sản, thuế quà tặng, thuế bán hàng, thuế lương hoặc thuế quan. Theo nghĩa về kinh tế, thuế chuyển sự giàu có từ các hộ gia đình hoặc doanh nghiệp cho chính phủ. Điều này có tác dụng vừa có thể làm tăng và giảm tăng trưởng kinh tế và phúc lợi kinh tế. Do đó, thuế là một chủ đề gây tranh luận cao.
Tại sao Nhà nước đánh thuế?
Khi nhà nước ra đời, để có tiền chi tiêu cho sự tồn tại và hoạt động của mình, nhà nước đã đặt ra chế độ thuế khóa do dân cư đóng góp để hình thành quỹ tiền tệ của mình.
Tất cả mọi hoạt động của chính quyền cần phải có nguồn tài chính để chi (đầu tiên là nuôi bộ máy nhà nước); nguồn đầu tiên đó là các khoản thu từ thuế.
Thuế là công cụ rất quan trọng để chính quyền can thiệp vào sự hoạt động của nền kinh tế bao gồm cả nội thương và ngoại thương.
Chính quyền cung ứng các hàng hóa công cộng cho công dân, nên công dân phải có nghĩa vụ ủng hộ tài chính cho chính quyền (vì thế ở Việt Nam và nhiều nước mới có thuật ngữ “nghĩa vụ thuế”), dựa trên quy luật cung cầu.
Giữa các nhóm công dân có sự chênh lệch về thu nhập và do đó là chênh lệch về mức sống, nên chính quyền sẽ đánh thuế để lấy một phần thu nhập của người giàu hơn và chia cho người nghèo hơn (thông qua cung cấp hàng hóa công cộng).
Chính quyền có thể muốn hạn chế một số hoạt động của công dân (ví dụ hạn chế vi phạm luật giao thông hay hạn chế hút thuốc lá, hạn chế uống rượu) nên đánh thuế vào các hoạt động này.
Chính quyền cần khoản chi tiêu cho các khoản phúc lợi xã hội và phát triển kinh tế.
Mua hàng online từ nước ngoài có chịu thuế không?
Căn cứ Điều 2 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016 quy định về đối tượng chịu thuế như sau:
“1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
2. Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.
3. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối.
4. Đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu không áp dụng đối với các trường hợp sau:
a) Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển;
b) Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại;
c) Hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác;
d) Phần dầu khí được dùng để trả thuế tài nguyên cho Nhà nước khi xuất khẩu.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”
Theo đó, khi mua hàng online từ nước ngoài, bạn sẽ phải chịu những loại thuế sau:
Thuế tiêu thụ đặc biệt: Đây là loại thuế chỉ áp dụng với một số mặt hàng mà nhà nước hạn chế tiêu thụ như thuốc lá, bia rượu, xe ô tô…và một số mặt hàng như quần áo, trang sức, phụ kiện, điện tử, nước hoa sẽ không phải chịu thuế này. Và đa phần các mặt hàng bạn có nhu cầu mua không chịu loại thuế này.
Thuế giá trị gia tăng: Thuế này áp dụng đối với tất cả các mặt hàng, có các tỷ suất thuế là 0%, 5%, 10%. Hầu như các mặt hàng nhập khẩu đều là mặt hàng chịu thuế 10%, tương tự như các mặt hàng mà bạn tiêu dùng tại Việt Nam. Trong nước có khá ít sản phẩm, dịch vụ được ưu đãi thuế VAT. Thuế 0% hoặc 5% như dịch vụ, hàng hóa xuất khẩu thì thuế là 0%, các mặt hàng thiết yếu như điện, nước, lương thực thực phẩm thuế là 5%, còn lại là thuế 10%. Những mặt hàng như quần áo, giày dép, phụ kiện công nghệ, đồng hồ, nước hoa, mỹ phẩm… bạn đều phải chịu thuế 10% khi nhập hàng.
Thuế nhập khẩu: Đây chính là loại thuế phức tạp nhất khi bạn nhập hàng, mua hàng từ nước ngoài về Việt Nam. Thuế này có một bảng thuế nhập khẩu khá dài, mỗi mặt hàng có một mức thuế khác nhau. Thuế nhập khẩu cũng phân biệt nguồn gốc hàng, nhập hàng tại Mỹ sẽ có thuế khác với nhập hàng tại Đức, tại Canada, tại Nhật Bản…
Cách tính thuế khi mua hàng từ nước ngoài gửi về Việt Nam
Nguyên tắc tính thuế là theo thứ tự gồm: Thuế tiêu thụ đặc biệt tính trước, đến thuế nhập khẩu và thuế VAT. Cách tính cụ thể như sau:
Thuế tiêu thụ đặc biệt = Giá trị hải quan của hàng nhập khẩu x Thuế suất
Thuế nhập khẩu = (Giá trị hải quan của hàng nhập khẩu x Thuế tiêu thụ đặc biệt) x Thuế suất thuế nhập khẩu.
Thuế GTGT = (Giá trị hải quan của hàng nhập khẩu + Thuế tiêu thụ đặc biệt + Thuế nhập khẩu) x Thuế suất GTGT
Tức là bạn cần phải nộp thuế giá trị gia tăng cho phần thuế nhập khẩu, các mặt hàng chịu thuế nhập khẩu cao thì sau khi tính thêm VAT nữa lại càng cao hơn. Còn giá trị hải quan của hàng nhập khẩu được hiểu là giá trị của hàng hóa tính đến cửa khẩu Việt Nam. Bao gồm có giá mua theo hóa đơn + chi phí vận chuyển quốc tế.
Nếu đơn hàng của bạn freeship thì giá trị hàng để tính hải quan là giá theo hóa đơn/ đặt hàng. Nhưng nếu đơn hàng của bạn không được miễn phí ship thì giá trị kê khai hải quan bằng giá trên hóa đơn của người bán cộng thêm phí vận chuyển.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Cách đăng ký mã số thuế cá nhân tại Thái Bình mới
- Mua bảo hiểm nhân thọ có được trừ thuế TNCN không?
- Bảo hiểm nhân thọ có chịu thuế GTGT không?
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Năm 2022 khi mua hàng online từ nước ngoài có chịu thuế không?“. Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến thủ tục đăng ký giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm hay tìm hiểu về mức xử phạt của cơ sở sản xuất, kinh doanh khi không có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm… Nếu quý khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline 0833102102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.
Câu hỏi thường gặp:
Lệ phí hải quan đối với hàng nhập khẩu được tính theo thông tư số 274/2016/TT-BTC, hiện tại mức phí hải quan với mỗi tờ khai là 20,000VNĐ. Đơn vị vận chuyển có thể thu hoặc không thu khoản phí này vì họ có thể tổng hợp nhiều đơn hàng để kê khai trên cùng 1 tờ hải quan. Biểu mức thu phí hải quan, lệ phí hàng hóa, phương tiện quá cảnh được tính như sau:
Phí hải quan đăng ký tờ khai: 20,000 VNĐ/ tờ khai.
Phí hải quan kiểm tra, giám sát hoặc tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ: 200,000 VNĐ/ 1 đơn.
Lệ phí quá cảnh đối với hàng hóa: 200,000 VNĐ/ tờ khai.
Phí đối với phương tiện quá cảnh đường bộ gồm ô tô, đầu kéo, máy kéo: 200,000 VNĐ/ phương tiện.
Lệ phí đối với phương tiện quá cảnh đường thủy gồm tàu, ca nô, đầu kéo, xà lan: 500,000 VNĐ/ phương tiện.
Câu trả lời là Có. Hoàn thuế nhập khẩu là trả lại tiền thuế cho những đối tượng nộp thuế. Hiểu một cách đơn giản là bạn mua một món hàng đã bị cộng thuế trong khi thanh toán. Nhưng sau đó, phần thuế sẽ được trả lại, có thể được hoàn 100% hoặc thấp hơn, tùy vào trường hợp cụ thể.
Muốn được hoàn thuế khi mua hàng ở nước ngoài (thuế nhập khẩu), phải thuộc trong 2 đối tượng sau đây:
– Với hàng hóa nhập khẩu phải tái xuất
– Với hàng hóa nhập khẩu nhằm mục đích sản xuất, kinh doanh nhưng đã xuất khẩu sản phẩm sẽ được hoàn thuế