Câu hỏi:Chào luật sư, tôi hiện nay đang làm việc cho một doanh nghiệp tư nhân, hôm trước là lễ kỉ niệm 3 năm thành lập công ty chúng tôi nên công ty có tổ chức một bữa tiệc. Tôi được phân công giao nhiệm vụ mua sắm đồ đạc chuẩn bị cho bữa tiệc đó. Tuy nhiên do nhiều việc bận rộn nên có lúc tôi mua hàng đã quên lấy hóa đơn, những chỗ tôi mua hàng đều là cá nhân bán hàng. Luật sư cho tôi hỏi là khi “Mua hàng của cá nhân không có hóa đơn” thì phải làm thế nào để được tính là chi phí hợp lý ạ? Tôi xin cảm ơn.
Để việc mua hàng hóa của doanh nghiệp trừ vào chi phí hợp lý củ các doanh nghiệp thì việc cung cấp hóa đơn mua hàng là điều rất cần thiết. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp Mua hàng của cá nhân không có hóa đơn, vậy thì trong trường hợp này cần xử lý thế nào?. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu ngay nhé.
Hóa đơn là gì?
Hóa đơn là chứng từ do người bán lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo quy định của pháp luật (theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 39/2014/TT-BTC).
Khi lập hóa đơn phải có các nội dung sau:
– Tên loại hóa đơn;
– Ký hiệu mẫu số hóa đơn và ký hiệu hóa đơn;
– Tên liên hóa đơn;
– Số thứ tự hóa đơn;
– Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán;
– Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua;
– Tên hàng hóa, dịch vụ; đơn vị tính; số lượng; đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền ghi bằng số và bằng chữ;
– Người mua, người bán ký và ghi rõ họ tên, dấu người bán (nếu có) và ngày, tháng, năm lập hóa đơn;
– Tên tổ chức nhận in hóa đơn.
Lưu ý: Một số trường hợp ngoại lệ không cần đầy đủ các nội dung trên.
Phân loại hóa đơn
Theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 39/2014/TT-BTC (sửa đổi bởi khoản 1 Điều 5 Thông tư 119/2014/TT-BTC) hóa đơn bao gồm các loại sau:
Hóa đơn giá trị gia tăng
Hóa đơn giá trị gia tăng là loại hóa đơn dành cho các tổ chức khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ trong các hoạt động sau:
– Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong nội địa;
– Hoạt động vận tải quốc tế;
– Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu.
Hóa đơn bán hàng
Hóa đơn bán hàng được dùng cho các đối tượng sau:
– Tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp khi bán hàng hóa, dịch vụ trong nội địa, xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu.
– Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ vào nội địa và khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan với nhau, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan”.
Ví dụ: Doanh nghiệp A là doanh nghiệp chế xuất bán hàng vào nội địa và bán hàng hóa ra nước ngoài (ngoài lãnh thổ Việt Nam) thì sử dụng hóa đơn bán hàng, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan”.
Hóa đơn khác gồm: Tem; vé; thẻ; phiếu thu tiền bảo hiểm…
Phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không; chứng từ thu cước phí vận tải quốc tế; chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng…, hình thức và nội dung được lập theo thông lệ quốc tế và các quy định của pháp luật có liên quan.
Mua hàng của cá nhân không có hóa đơn xử lý thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Thông tư 96/2015/TT-BTC:
“Điều 4. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) như sau:
“Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
…
2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
…
2.4. Chi phí của doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ (không có hóa đơn, được phép lập Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào theo mẫu số 01/TNDN kèm theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC) nhưng không lập Bảng kê kèm theo chứng từ thanh toán cho người bán hàng, cung cấp dịch vụ trong các trường hợp:
– Mua hàng hóa là nông, lâm, thủy sản của người sản xuất, đánh bắt trực tiếp bán ra;
– Mua sản phẩm thủ công làm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, song, mây, rơm, vỏ dừa, sọ dừa hoặc nguyên liệu tận dụng từ sản phẩm nông nghiệp của người sản xuất thủ công không kinh doanh trực tiếp bán ra;
– Mua đất, đá, cát, sỏi của hộ, cá nhân tự khai thác trực tiếp bán ra;
– Mua phế liệu của người trực tiếp thu nhặt;
– Mua tài sản, dịch vụ của hộ, cá nhân không kinh doanh trực tiếp bán ra;
– Mua hàng hóa, dịch vụ của cá nhân, hộ kinh doanh (không bao gồm các trường hợp nêu trên) có mức doanh thu dưới ngưỡng doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng (100 triệu đồng/năm). […]”.
Như vậy, doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ không có hóa đơn nhưng vẫn được tính vào chi phí hợp lý nếu đáp ứng các điều kiện sau:
Thứ nhất, mua hàng hóa dịch vụ trong các trường hợp:
– Mua hàng hóa của người dân khai thác, sản xuất, đánh bắt trực tiếp bán ra.
– Mua tài sản, dịch vụ của hộ, cá nhân không kinh doanh trực tiếp bán ra.
– Mua hàng hóa, dịch vụ của cá nhân, hộ kinh doanh có mức doanh thu dưới ngưỡng doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng (100 triệu đồng/năm).
Thứ hai, lập Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào theo mẫu số 01/TNDN kèm theo Thông tư 78/2014/TT-BTC theo quy định sau:
– Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ do người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực.
– Các khoản chi phí này KHÔNG bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với giá trị mua hàng hóa, dịch vụ từ 20 triệu đồng trở lên.
– Trường hợp giá mua hàng hóa, dịch vụ trên bảng kê cao hơn giá thị trường tại thời điểm mua hàng thì cơ quan thuế căn cứ vào giá thị trường tại thời điểm mua hàng, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự trên thị trường xác định lại mức giá để tính lại chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Quý thành viên có thể xem thêm hướng dẫn tại Công văn 37303/CT-TTHT năm 2018.
Thứ ba, có đầy đủ các chứng từ sau:
Ngoài Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào nêu trên, để đưa khoản chi phí mua hàng hóa không có hóa đơn vào chi phí được trừ, thì doanh nghiệp còn cần một số chứng từ sau:
– Hợp đồng mua bán.
– Chứng từ thanh toán: giấy đề nghị thanh toán, phiếu chi (nếu thanh toán bằng tiền mặt) hoặc giấy báo nợ (nếu thanh toán qua ngân hàng).
– Biên bản bàn giao hàng hóa.
Một số trường hợp không cần xuất hóa đơn
Căn cứ vào Điểm 4, Khoản 2, Điều 6 của Thông tư 78/2014/TT-BTC và Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC, một số trường hợp mua hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới đây sẽ được phép không cần có hóa đơn:
– Mua hàng hóa là nông, lâm, thủy sản của người sản xuất hay đánh bắt trực tiếp bán ra;
– Mua sản phẩm thủ công làm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, song, mây, rơm, vỏ dừa, sọ dừa hoặc các nguyên liệu tận dụng từ sản phẩm nông nghiệp của những người sản xuất thủ công, không kinh doanh trực tiếp bán ra;
– Mua đất, đá, cát hay sỏi của hộ, cá nhân tự khai thác và trực tiếp bán ra;
– Mua phế liệu của người trực tiếp thu nhặt;
– Mua tài sản, dịch vụ của các hộ hay cá nhân không kinh doanh trực tiếp bán ra;
– Mua hàng hóa, dịch vụ của các cá nhân hay hộ kinh doanh có mức doanh thu dưới ngưỡng doanh thu chịu thuế GTGT (100 triệu đồng/năm).
Như vậy, trừ các trường hợp được phép mua hàng không hóa đơn ở trên, các trường hợp còn lại mua bán hàng hóa cần phải có hóa đơn. Bên bán và bên mua phải chịu xử phạt hành chính nếu không xuất hóa đơn tuân thủ theo quy định của pháp luật.
Quy định về in và đặt in hóa đơn
– Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, cơ quan hành chính sự nghiệp (nếu có đủ điều kiện) chịu trách nhiệm tự in hoá đơn hoặc đặt in hoá đơn để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ của DN; trước khi sử dụng phải thực hiện thông báo phát hành hoá đơn gửi đến cơ quan Thuế (kèm mẫu hoá đơn), thực hiện công khai việc thông báo phát hành hoá đơn tại các điểm bán hàng, trụ sở giao dịch.
– Doanh nghiệp có điều kiện kỹ thuật, nguồn lực tài chính và công nghệ quản lý được khuyến khích áp dụng hoá đơn điện tử.
– Cơ quan Thuế chịu trách nhiệm đặt in hoá đơn để bán cho các hộ kinh doanh và các cơ quan, tổ chức có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ mà không được tự in hoá đơn.
– Cơ sở kinh doanh thực hiện báo cáo tình hình quản lý, sử dụng hoá đơn với cơ quan thuế trực tiếp quản lý thuế theo thời hạn và theo mẫu quy định.
– Trường hợp vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng hoá đơn thì tuỳ theo mức độ sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định trong Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Khuyến nghị
Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Mua hàng của cá nhân không có hóa đơn” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý về chuyển từ đất ao sang thổ cư. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục mua bán đất rừng sản xuất năm 2022
- Trách nhiệm trả nợ chung của vợ chồng
- Quy định về đất rừng phòng hộ năm 2023
- Đất rừng đặc dụng có xây nhà được không theo quy định 2023?
Câu hỏi thường gặp:
Hành vi mua hàng không có hóa đơn, trừ những trường hợp được phép đều bị coi là vi phạm quy định pháp luật nên sẽ bị xử lý theo quy định.
Cụ thể, theo Khoản 4, Điều 11, Thông tư 10/2014/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 176/2016/TT-BTC quy định:
Phạt 10 – 20 triệu đồng nếu người bán không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ có giá trị thanh toán từ 200.000 đồng trở lên cho người mua theo quy định.
Cùng với việc bị phạt tiền, tổ chức, cá nhân kinh doanh sẽ phải lập hóa đơn bù cho người mua.
Mặt khác, theo Công văn 3512/TCT-CS của Bộ Tài Chính ban hành ngày 22/8/2014:
Nếu hàng hóa vận chuyển trên đường không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp khi cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thì xử phạt vi phạm về hành vi trốn thuế.
Nếu người bán không lập hóa đơn khi bán hàng có giá trị từ 200.000 đồng trở lên thì xử phạt tiền từ 10.000.000 đến 20.000.000 đồng.
Tại Công văn 244/TCT-CS của Bộ Tài Chính, hàng hóa vận chuyển trên đường không có hóa đơn, chứng từ đi kèm sẽ bị xử phạt như sau:
Trong thời hạn 12 giờ không chứng minh được, thì xử phạt từ 200.000 đến 2.000.000 đồng
Trong thời hạn 12 – 24 giờ không chứng minh được, thì xử phạt từ 300.000 đến 3.000.000 đồng .
Đặc biệt, nếu hành vi bán hàng hóa, dịch vụ không xuất hóa đơn cấu thành tội trốn thuế sẽ bị áp dụng mức phạt theo Điều 200, Bộ Luật HÌnh sự năm 2015.
Hiện nay, hóa đơn được thể hiện dưới 03 hình thức sau:
Hóa đơn tự in
Hóa đơn tự in là hóa đơn do các tổ chức kinh doanh tự in ra trên các thiết bị tin học, máy tính tiền hoặc các loại máy khác khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
Hóa đơn điện tử
Hóa đơn điện tử là hóa đơn được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập để ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, ký số, ký điện tử bằng phương tiện điện tử, bao gồm cả trường hợp được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.
Hóa đơn điện tử gồm 02 loại:
– Hóa đơn không có mã của cơ quan thuế: Do tổ chức bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua không có mã của cơ quan thuế.
– Hóa đơn có mã của cơ quan thuế: Được cơ quan thuế cấp mã trước khi tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua.
Hóa đơn đặt in
Hóa đơn đặt in là hóa đơn do các tổ chức đặt in theo mẫu để sử dụng cho hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, hoặc do cơ quan thuế đặt in theo mẫu để cấp, bán cho các tổ chức, hộ, cá nhân.
Theo khoản 7 điều 1 Thông tư 119/2014/TT-BTC quy định:
“Hộ gia đình, cá nhân có tài sản cho thuê thuộc đối tượng phải khai, nộp thuế GTGT, thuế TNCN và nộp thuế môn bài theo thông báo của cơ quan thuế.
– Riêng đối với hộ gia đình, cá nhân có tài sản cho thuê mà tổng số tiền cho thuê trong năm thu được từ 100 triệu trở xuống hoặc tổng số tiền cho thuê trung bình một tháng trong năm từ 8,4 triệu đồng trở xuống thì không phải khai, nộp thuế GTGT, thuế TNCN và cơ quan thuế không thực hiện cấp hóa đơn lẻ đối với trường hợp này”
Như vậy trong trường hợp này, doanh nghiệp không có hóa đơn GTGT đầu vào. Để được chấp nhận chi phí, doanh nghiệp cần có bộ hồ sơ thanh toán đầy đủ như sau:
Hợp đồng thuê nhà
Chứng minh thư photo của chủ nhà
Chứng từ thanh toán: giấy đề nghị thanh toán, phiếu chi (nếu thanh toán bằng tiền mặt), giấy báo nợ của ngân hàng (nếu thanh toán qua chuyển khoản). Lưu ý: Đối với khoản tiền thuê nhà từ 20 triệu trở lên, doanh nghiệp phải chuyển khoản thanh toán cho chủ nhà từ tài khoản của doanh nghiệp (tài khoản đăng ký với cơ quan Thuế) đến tài khoản cá nhân của chủ nhà thì khoản chi phí này mới được tính là hợp lệ khi khấu trừ Thuế.
Biên bản bàn giao nhà nếu có.
Bảng kê hàng hóa dịch vụ mua vào không có hóa đơn mẫu 01/TNDN (ban hành kèm theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC). (Bảng kê này sẽ lưu tại DN để sau này giải trình).