Các vấn đề về chăm sớc sức khoẻ, chăm sóc y tế hiện nay luôn là ưu tiên hàng đầu của người lao động khi tham gia làm việc. Thông thường đối với người lao động trong nước khi tham gia bảo hiểm xã hội sẽ được hỗ trợ bảo hiểm y tế để thực hiện chăm sóc hàng tháng. Đối với người lao động nước ngoài đã có những quy định cụ thể liên quan đến vấn đề bảo hiểm xã hội. Khác với trước đây người lao động nước ngoài khi làm việc tại Việt Nam sẽ chỉ chịu sự quản lý của sở lao động thương binh và xã hội khu vực đó ngoài ra không được hưởng thêm bất kỳ một đặc quyền nào khác. Chính vì vậy chính sách lao động của người nước ngoài trước kia rất khó khăn. Hiện nay những chính sách này đã có nhiều mở cửa đặc biệt liên quan đến bảo hiểm y tế. Vậy mua bảo hiểm y tế cho người nước ngoài ở đâu? Mời bạn đón đọc bài viết “Mua bảo hiểm y tế cho người nước ngoài?” dưới đây của Luật sư X để biết thêm thông tin chi tiết.
Căn cứ pháp lý
Quy định đóng Bảo hiểm y tế cho người nước ngoài
Những năm trở lại đây bảo hiểm y tế đã đưa ra những quy định mới cho việc đóng bảo hiểm cho người nước ngoài. Người nước ngoài cũng có thể tham gia bảo hiểm y tế tại Việt Nam khi tuân thủ những điều kiện nhất định. Đầu tiên người lao động phải tham gia làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hợp lệ và được tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định. Đi kèm với thẻ bảo hiểm xã hội này là bảo hiểm y tế có kỳ hạn. Người lao động có thể chủ động yêu cầu người sử dụng lao động tham gia để đảm bảo quyền lợi của mình.
Căn cứ vào Khoản 2, Điều 1 của Luật Bảo hiểm Y tế số 01/VBHN-VPQH, phạm vi áp dụng của Luật là bao gồm các cá nhân và tổ chức tại Việt Nam, không kể người Việt Nam hay mang quốc tịch nước ngoài. Nói cách khác, vấn đề đóng Bảo hiểm Y tế không có sự phân biệt người Việt Nam và người nước ngoài.
Quy định về đóng BHYT đảm bảo sự tôn trọng và bình đẳng giữa lao động người Việt Nam và người nước ngoài khi làm việc, sinh sống tại lãnh thổ Việt Nam. Đồng thời đây là quyền lợi thiết thực của người lao động và nghĩa vụ của tổ chức, doanh nghiệp khi sử dụng lao động là người mang quốc tịch nước ngoài.
Mua bảo hiểm y tế cho người nước ngoài
Mua bảo hiểm y tế cho người nước ngoài như thế nào và cách mua ra sao chắc hẳn là chủ đề được nhiều người khá quan tâm. Hiện nay thủ tục mua bảo hiểm y tế cho người nước ngoài về cơ bản giống với thủ tục mua bảo hiểm y tế cho những người lao động trong nước. Nhưng có sự khác biệt về một số giấy tờ và hồ sơ. Có sự khác biệt này là do khi người lao động nước ngoài sinh sống và làm việc tại Việt Nam cần có giấy tờ quản lý của cơ quan nhà nước. Ngoài ra khi thực hiện thủ tục mua bảo hiểm y tế cho người nước ngoài thì sẽ có hai hình thức tham gia là bảo hiểm y tế tự nguyện và bảo hiểm bắt buộc đóng theo bảo hiểm xã hội.
Luật Bảo hiểm y tế quy định có hai hình thức đóng: tự nguyện và bắt buộc. Tuy nhiên, người nước ngoài tham gia cần căn cứ vào các nhóm đối tượng để nắm được hình thức đóng BHYT.
Các nhóm đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế
Căn cứ vào Điều 12, Chương II của Luật Bảo hiểm Y tế số 01/VBHN-VPQH, đối tượng tham gia BHYT được chia thành 5 nhóm như sau:
Nhóm 1: bao gồm người lao động và người sử dụng lao động (có thể là cá nhân, tổ chức, đơn vị,…).
Nhóm 2: đối tượng do các cơ quan, tổ chức Bảo hiểm xã hội đóng.
Nhóm 3: đối tượng được đóng BHYT do ngân sách nhà nước đóng.
Nhóm 4: đối tượng nằm trong diện được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng.
Nhóm 5: đối tượng tham gia Bảo hiểm Y tế theo hình thức hộ gia đình, trừ các trường hợp đã nêu ở trên.
Đóng BHYT tự nguyện cho người nước ngoài
Đối tượng người nước ngoài muốn tham gia BHYT tự nguyện thì hình thức duy nhất là đóng BHYT hộ gia đình (đối tượng thuộc nhóm 4 ở trên). Tức là người nước ngoài đã có tên trong hộ khẩu, sổ tạm trú cùng các thành viên khác ở Việt Nam.
Hồ sơ tham gia BHYT tự nguyện cho người nước ngoài
Công văn số 3170/BHXH-BT đã hướng dẫn cụ thể về việc lập danh sách và chuẩn bị đóng BHYT hộ gia đình, bao gồm các giấy tờ sau:
- Tờ khai TK1-TS của các thành viên tham gia BHYT gửi lên Cơ quan BHXH tuyến huyện.
- Mẫu DK01 kê khai thông tin các thành viên trong gia đình, nhận mẫu từ trưởng thôn, xóm, tổ dân phố, xã,…
- Mẫu DK04 kê khai danh sách những người tự đóng Bảo hiểm Y tế.
- Bản sao sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú của hộ gia đình.
Trường hợp đã có thành viên có thẻ BHYT thì phải nộp bản chính hoặc bản chụp ảnh thẻ BHYT cũ để cơ quan Bảo hiểm giảm trừ mức đóng khi tham gia cùng hộ gia đình.
Mức đóng bảo hiểm Y tế tự nguyện cho người nước ngoài
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, mức đóng BHYT tự nguyện cho người nước ngoài dựa vào mức lương cơ sở:
- Mức đóng của người thứ nhất tham gia BHYT tính bằng 4.5% của lương cơ sở.
- Mức đóng BHYT của người thứ hai bằng 70% người thứ nhất.
- Mức đóng của người thứ ba, thứ tư lần lượt bằng 60%, 50% người thứ nhất.
- Từ người thứ năm trở đi, mức đóng BHYT tính bằng 40% của người thứ nhất.
Lưu ý: Mức lương cơ sở được áp dụng tính là mức lương cơ sở mới nhất.
Thủ tục tham gia BHYT bắt buộc cho người nước ngoài
Thủ tục tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc cho người nước ngoài là câu hỏi được nhiều người đặt ra với Luật sư X. Để tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc cho người nước ngoài cần có những giấy tờ sau: hai bản mẫu kê khai và những giấy tờ tuỳ thân nhất định. Hoạt động đóng bo hiểm y tế cho người nước ngoài bắt buộc sẽ được thực hiện bảo cơ quan quản lý bảo hiểm của doanh nghiệp. Người lao động nước ngoài chỉ cần thực hiện đầy đủ hồ sơ thủ tục sau đó cung cấp cho doanh nghiệp nơi mình đang làm việc. Thủ tục tham gia BHYT bắt buộc cho người nước ngoài cụ thể như thế nào thì mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Người nước ngoài phải tham gia BHYT bắt buộc nằm trong các nhóm đối tượng số 1, 2, 3, 4 như đã liệt kê ở trên, bao gồm hầu hết công dân nước ngoài làm việc và sinh sống tại Việt Nam có hợp đồng lao động.
Hồ sơ tham gia BHYT bắt buộc cho người nước ngoài
Căn cứ vào Quyết định số 1018/QĐ-BHXH, hồ sơ tham gia BHYT bắt buộc cho người nước ngoài gồm:
2 bản mẫu D03-TS kê khai danh sách người tham gia BHYT
Mẫu TK1-TS: tờ khai tham gia BHXH, BHYT cho người lao động
Người tham gia điền đầy đủ các thông tin và gửi lên Cơ quan Bảo hiểm nơi phụ trách của đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức,…
Mức đóng BHYT bắt buộc cho người nước ngoài
Theo Nghị định 143/2018/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết Luật bảo hiểm xã hội và Luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm xã hội bắt buộc, mức đóng BHYT cho người nước ngoài áp dụng từ 1/12/2018 đến 31/12/2021 là 4.5% mức lương tham gia BHXH. Trong đó người lao động đóng 1.5%, người sử dụng lao động đóng 3% mức lương tham gia BHXH theo quy định.
Như vậy, theo như quy định về việc tham gia đóng BHYT cho người nước ngoài, người tham gia cần căn cứ theo nhóm đối tượng cụ thể để thực hiện tham gia BHYT theo hình thức bắt buộc hoặc tự nguyên theo đúng quy định của Pháp luật Việt Nam.
Mời bạn xem thêm
- Đóng bảo hiểm 20 năm có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp không?
- Tiêu chuẩn đối với Pháp chế Doanh nghiệp là gì?
- Lấy mã OTP bảo hiểm xã hội như thế nào?
Khuyến nghị
Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Mua bảo hiểm y tế cho người nước ngoài“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ như soạn thảo mẫu giấy thừa kế đất đai. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Nếu người nước ngoài là người lao động tại Việt Nam thì tại Khoản 2 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế năm 2008 được sửa đổi bổ sung năm 2014 đã quy định về mức đóng như sau:
“Mức đóng bảo hiểm y tế được xác định theo tỷ lệ phần trăm của tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội (sau đây gọi chung là tiền lương tháng), tiền lương hưu, tiền trợ cấp hoặc mức lương cơ sở”
Như vậy, pháp luật về bảo hiểm y tế không phân biệt giữa người lao động là người Việt Nam hay người nước ngoài khi đóng bảo hiểm y tế. Mức đóng bảo hiểm y tế của công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam được xác định là 1,5% tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Mức đóng bảo hiểm này được xác định theo tỷ lệ phần trăm của tiền lương và là căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của pháp luật. Ngoài tiền lương, mức đóng bảo hiểm cũng có thể căn cứ vào các khoản tiền trợ cấp, tiền lương hưu hoặc mức lương cơ sở khác mà người nước ngoài nhận được.
Đối với người nước ngoài không phải lao động tại Việt Nam, họ sẽ đóng bảo hiểm y tế theo hình thức bảo hiểm y tế tự nguyện hộ gia đình. Mức đóng của hình thức bảo hiểm y tế này được quy định tại điểm e khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau:
“e) Mức đóng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này như sau: Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.”
Khoản 2 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung 2014 nêu rõ:
Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam có liên quan đến bảo hiểm y tế.
Như vậy, có thể thấy, pháp luật bảo hiểm y tế không có bất cứ sự phân biệt nào giữa lao động Việt Nam với lao động nước ngoài.
Điều này đồng nghĩa với việc, người nước ngoài hoàn toàn bình đẳng trong việc tham gia BHYT, thậm chí có thể tham gia với hình thức BHYT bắt buộc.