Thông tin từ ENV cho biết, ngày 18.8.2020, sau khi tiếp nhận tin báo từ người dân qua đường dây nóng về bảo vệ ĐVHD 1800-1522 của Trung tâm ENV, cơ quan chức năng đã trinh sát và phát hiện, tịch thu 64 cá thể rùa quý hiếm đang bị nuôi nhốt trái phép tại nhà đối tượng Nguyễn Anh Thắng (SN 1985, trú tại phường Phú Hữu, quận 9, TP Hồ Chí Minh). Trong đó, rùa phóng xạ, rùa sao Myanmar và rùa sao Ấn Độ là các loài động vật hoang dã được liệt kê trong Phụ lục I Công ước Quốc tế về buôn bán các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES). Vậy hành vi mua bán rùa quý hiếm trên mạng xã hội bị xử lý như thế nào? Chúng ta hãy cùng Luật sư X tìm hiểu!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Hành vi mua bán rùa quý hiếm bị khép tội gì?
Qua kết luận giám định loài, 64 cá thể rùa thu giữ đều không phải là những cá thể rùa có phân bố tự nhiên tại Việt Nam và bao gồm: 4 cá thể rùa phóng xạ, 6 cá thể rùa sao Myanmar, 12 cá thể rùa sao Ấn Độ, 3 cá thể rùa da báo, 39 cá thể rùa Sulcata.
Trong đó, rùa phóng xạ, rùa sao Myanmar và rùa sao Ấn Độ là các loài động vật hoang dã được liệt kê trong Phụ lục I Công ước Quốc tế về buôn bán các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES).
Với số lượng lớn tang vật là các loài động vật hoang dã được bảo vệ ở cấp độ cao nhất theo quy định của pháp luật quốc tế, đối tượng đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Khoản 3 Điều 244 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Các yếu tố cấu thành tội phạm
Chủ thể
- Bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự theo pháp luật quy định.
- Cá nhân đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự.
- Pháp nhân thương mại cũng phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.
Khách thể
Tội phạm này xâm phạm các quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường sinh thái. Đối tượng tác động của tội phạm này là các loài động vật nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ.
Mặt khách quan của tội phạm
Người phạm tội có một trong số các hành vi sau:
- Săn bắt, giết, vận chuyển, buôn bán, cất giữ trái phép động vật; xác động vật hoang dã quý hiếm bị cấm theo quy định của Chính phủ” là việc săn bắt, giết, vận chuyển, buôn bán; cất giữ các loài động vật, xác động vật rừng nguy cấp; quý, hiếm nhóm IB không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép; hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép nhưng thực hiện không đúng với quy định trong giấy phép được cấp.
- Vận chuyển, buôn bán trái phép sản phẩm của loại động vật đó” là vận chuyển; buôn bán các loại sản phẩm như thịt, xương, sừng, da, lông, ngà, móng, vẩy, răng và các bộ phận khác từ cơ thể các loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB mà không có giấy tờ hợp pháp. Trường hợp các loại sản phẩm này đã được chế biến, chế tác thành hàng hoá; hoặc nguyên vật liệu sử dụng trong sản xuất… thì xử lý theo quy định của pháp luật đối với hàng cấm.
Mặt chủ quan của tội phạm
- Lỗi cố ý (trực hoặc gián tiếp).
- Động cơ, mục đích phạm tội không là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này.
- Nếu vì một lý do nào đó mà họ hoàn toàn không biết; hoặc không buộc họ phải biết đó là động vật hoang dã quý hiếm thì không bị coi là cố ý và không bị coi là phạm tội này. Nếu không biết hoặc không buộc phải biết thì tùy trường hợp cụ thể; họ có thể chỉ bị xử phạt hành chính.
Hành vi mua bán rùa quý hiếm trên mạng xã hội có bị xử lý hình sự?
Theo điều 244, Bộ luật hình sự 2015, người phạm tội có thể phải chịu các khung hình phạt sau:
Khung 1
Người nào vi phạm quy định về bảo vệ động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp; quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp; quý, hiếm Nhóm IB hoặc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật; thực vật hoang dã nguy cấp thuộc một trong các trường hợp sau đây; thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển; buôn bán trái phép động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;
b) Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể; bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống hoặc sản phẩm của động vật quy định tại điểm a khoản này;
c) Ngà voi có khối lượng từ 02 kilôgam đến dưới 20 kilôgam; sừng tê giác có khối lượng từ 50 gam đến dưới 01 kilôgam;
d) Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển; buôn bán trái phép động vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp; quý, hiếm Nhóm IB hoặc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật; thực vật hoang dã nguy cấp; mà không thuộc loài quy định tại điểm a khoản này với số lượng từ 03 cá thể đến 07 cá thể lớp thú; từ 07 cá thể đến 10 cá thể lớp chim, bò sát; hoặc từ 10 cá thể đến 15 cá thể động vật lớp khác;…
Khung 2
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Số lượng động vật; hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của từ 03 cá thể đến 07 cá thể lớp thú; từ 07 cá thể đến 10 cá thể lớp chim, bò sát; hoặc từ 10 cá thể đến 15 cá thể động vật lớp khác quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Số lượng động vật; hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của từ 08 cá thể đến 11 cá thể lớp thú; từ 11 cá thể đến 15 cá thể lớp chim, bò sát; hoặc từ 16 cá thể đến 20 cá thể động vật lớp khác quy định tại điểm d khoản 1 Điều này;
c) Từ 01 cá thể đến 02 cá thể voi, tê giác; hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của từ 01 cá thể đến 02 cá thể voi, tê giác; từ 03 cá thể đến 05 cá thể gấu, hổ; hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của từ 03 cá thể đến 05 cá thể gấu, hổ;
d) Ngà voi có khối lượng từ 20 kilôgam đến dưới 90 kilôgam; sừng tê giác có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 09 kilôgam;
đ) Có tổ chức;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
g) Sử dụng công cụ hoặc phương tiện săn bắt bị cấm;
h) Săn bắt trong khu vực bị cấm hoặc vào thời gian bị cấm;
i) Buôn bán, vận chuyển qua biên giới;
k) Tái phạm nguy hiểm.
Khung 3
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp vi phạm quy định bảo vệ động vật quý hiếm sau đây; thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
a) Số lượng động vật; hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của 08 cá thể lớp thú trở lên; 11 cá thể lớp chim, bò sát trở lên; hoặc 16 cá thể động vật lớp khác trở lên quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Số lượng động vật; hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của 12 cá thể lớp thú trở lên; 16 cá thể lớp chim, bò sát trở lên; hoặc 21 cá thể động vật lớp khác trở lên quy định tại điểm d khoản 1 Điều này;
c) Từ 03 cá thể voi, tê giác trở lên; hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của 03 cá thể voi, tê giác trở lên; 06 cá thể gấu, hổ trở lên; hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của 06 cá thể gấu, hổ trở lên;
d) Ngà voi có khối lượng 90 kilôgam trở lên; sừng tê giác có khối lượng 09 kilôgam trở lên.
Hình phạt bổ sung
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Xử phạt hành chính
Hình phạt chính
Theo khoản 13, điều 21, Nghị định 35/2019/NĐ-CP hành vi cất giữ xác hổ trái phép có thể bị xử phạt như sau:
Điều 21. Vi phạm các quy định về bảo vệ động vật rừng:
“Hành vi săn bắt, giết, nuôi, nhốt động vật rừng trái quy định của pháp luật, bị xử phạt như sau:
13. Phạt tiền từ 330.000.000 đồng đến 360.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ động vật có tang vật là động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp; quý, hiếm Nhóm IB với số lượng 01 cá thể lớp thú; hoặc từ 03 đến 04 cá thể lớp chim, bò sát; hoặc từ 03 đến 05 cá thể động vật lớp khác.”
Xử phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả
Ngoài ra người vi phạm còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả theo khoản 15, 16 điều 21, Nghị định 35/2019/NĐ-CP như sau:
15. Hình thức xử phạt bổ sung:
“a) Tịch thu tang vật, dụng cụ, công cụ vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5; khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9, khoản 10, khoản 11, khoản 12, khoản 13 và khoản 14 Điều này;
b) Tịch thu phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8; khoản 9, khoản 10, khoản 11, khoản 12, khoản 13 và khoản 14 Điều này.”
16. Biện pháp khắc phục hậu quả:
“Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh; buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4; khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9, khoản 10, khoản 11, khoản 12, khoản 13 và khoản 14 Điều này.”
Giải quyết vấn đề
Như vậy, động vật quý hiếm là động vật cần được bảo tồn. Mọi hành vi xâm phạm đến sự sống của các loài động vật quý hiếm đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Hành vi mua bán rùa quý hiếm trên mạng xã hội là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội. Hành vi này có thể bị xử phạt hành chính, tịch thu tang vật, nặng hơn là bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Có thể bạn quan tâm
- Mua bán động vật hoang dã có bị đi tù không?
- Mua động vật hoang dã để phóng sinh có bị xử lý hình sự?
- Vi phạm quy định bảo vệ động vật quý hiếm bị phạt bao nhiêu năm tù?
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề Mua bán rùa quý hiếm trên mạng xã hội bị xử lý như thế nào? Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ của luật sư, hãy liên hệ 0833 102 102
Câu hỏi liên quan
+ Có tổ chức;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
+ Sử dụng công cụ hoặc phương tiện săn bắt bị cấm;
+ Săn bắt trong khu vực bị cấm hoặc vào thời gian bị cấm;
+ Buôn bán, vận chuyển qua biên giới;
+ Tái phạm nguy hiểm.
+ Pháp nhân vi phạm Điều 79 BLHS 2015.
Gồm những loại không có trong phụ lục IB và IIB Danh sách động vật trong sách đỏ Việt Nam. Loại này không bị cấm và cũng không bị hạn chế khai thác sử dụng tuy nhiên cá nhân tổ chức vẫn phải xin cấp phép nuôi động vật hoang dã
Các loài thú quý hiếm trong Sách Đỏ Việt Nam là những sinh vật cấm săn bắt trái phép và được pháp luật bảo vệ. Hãy cùng tìm hiểu về danh sách các loài động vật hoang dã quý hiếm này và thực trạng bảo tồn ở Việt Nam hiện nay.