Luật Sư X
  • Trang chủ
  • Tình huống pháp luật
    • Luật Dân Sự
    • Luật Hình Sự
    • Luật Đất Đai
    • Luật Lao Động
    • Luật Doanh Nghiệp
    • Luật Giao Thông
    • Luật Hành Chính
    • Luật Sở Hữu Trí Tuệ
    • Luật Nghĩa Vụ Quân Sự
    • Luật Hôn Nhân & Gia Đình
    • Luật Khác
  • Văn bản pháp luật
    • Luật
    • Nghị định
    • Nghị quyết
    • Quyết định
    • Thông tư
    • Chỉ thị
    • Công văn
    • Lệnh
    • Pháp lệnh
    • Văn bản quốc tế
  • Biểu mẫu
  • Dịch vụ luật sư
  • Liên hệ luật sư
No Result
View All Result
Luật Sư X
  • Trang chủ
  • Tình huống pháp luật
    • Luật Dân Sự
    • Luật Hình Sự
    • Luật Đất Đai
    • Luật Lao Động
    • Luật Doanh Nghiệp
    • Luật Giao Thông
    • Luật Hành Chính
    • Luật Sở Hữu Trí Tuệ
    • Luật Nghĩa Vụ Quân Sự
    • Luật Hôn Nhân & Gia Đình
    • Luật Khác
  • Văn bản pháp luật
    • Luật
    • Nghị định
    • Nghị quyết
    • Quyết định
    • Thông tư
    • Chỉ thị
    • Công văn
    • Lệnh
    • Pháp lệnh
    • Văn bản quốc tế
  • Biểu mẫu
  • Dịch vụ luật sư
  • Liên hệ luật sư
No Result
View All Result
Luật Sư X
No Result
View All Result
Home Tình huống Luật Hình Sự

Mua bán động vật hoang dã có bị đi tù không?

Na Giang by Na Giang
Tháng Mười Hai 19, 2021
in Luật Hình Sự
0

Có thể bạn quan tâm

Tố giác hành vi mua bán người quy định mới

Tội làm lộ bí mật nhà nước bị phạt tù bao nhiêu lâu theo quy định?

Tội rửa tiền bị xử lý như thế nào theo quy định?

Sơ đồ bài viết

  1. Mua bán động vật hoang dã có bị đi tù không?
  2. Dấu hiệu phạm tội
  3. Hình phạt
  4. Câu hỏi thường gặp

Trong thời gian gần đây trên nên tảng công nghệ số như: Facebook, Tiktok, … đang có những hoạt động “ngầm” về việc mua bán một số loại động vật hoang dã. Đây là những hình thức trá hình của tội vi phạm quy về bảo vệ động vật hoang dã. Vậy mua bán động vật hoang dã có bị đi tù không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này nhé!

Lịch tư vấn pháp luật miễn phí
Ad 22

CĂN CỨ PHÁP LÝ

Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017

Mua bán động vật hoang dã có bị đi tù không?

Dấu hiệu phạm tội

Chủ thể

Chủ thể của tội phạm này không chỉ có thể nhân (người phạm tội), mà có cả pháp nhân thương mại.

Theo quy định của Điều 12 BLHS năm 2015, chỉ những người đủ 16 tuổi trở lên mới là chủ thể của tội phạm; còn đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi; không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này.

Ngoài các yếu tố về tuổi, người phạm tội này phải thỏa mãn các điều kiện về năng lực trách nhiệm hình sự như: Không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi. Tuy nhiên, người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức; hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia; hoặc chất kích thích mạnh khác thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.

Pháp nhân thương mại đã bị xử phạt vi phạm hành chính là trước đó đã bị xử phạt hành chính về một trong những hành vi quy định; nhưng chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị xử phạt hành chính theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính mà lại thực hiện một trong các hành vi quy định.

Khách thể

Rõ ràng, khách thể bị xâm phạm chủ yếu là “các quy định về bảo vệ động vật hoang dã”. “Trật tự quản lý kinh tế” cũng chỉ là cái mà người phạm tội thông qua nó để xâm phạm đến một quan hệ cụ thể hơn, đó là “các quy định về bảo vệ động vật hoang dã”.

Theo quy định của Điều 234 BLHS năm 2015 thì đối tượng tác động của tội phạm này là: Động vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB hoặc Phụ lục II Công ước CITES hoặc bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật thuộc Danh mục.

Cá thể là một cơ thể động vật còn sống hoặc đã chết. Cũng được coi là cá thể đối với cơ thể động vật đã chết mà thiếu một hoặc một số bộ phận cơ thể. Ví dụ: Cá thể tắc kè đã chết thiếu nội tạng hoặc cá thể hổ đã chết thiếu chân.

Bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống là những bộ phận thực hiện các chức năng chuyên biệt của cơ thể động vật; ngay khi tách rời những bộ phận này khỏi cơ thể sống của động vật thì động vật đó chết. Ví dụ: Đầu, tim, bộ da, bộ xương, buồng gan…

Sản phẩm của động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm là các loại sản phẩm có nguồn gốc từ động vật. Ví dụ: Thịt, trứng, sữa, tinh dịch, phôi động vật, huyết, nội tạng, da, lông, xương, sừng, ngà, chân, móng…;

Mặt khách quan

– Hành vi khách quan:

Theo quy định của Điều 234 BLHS năm 2015 thì người phạm tội có thể thực hiện một; hoặc một số hành vi khách quan sau:

Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc Nhóm IIB hoặc Phụ lục II Công ước CITES hoặc tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật hoang dã thuộc Danh mục nêu trên.

Như vậy, hành vi khách quan của tội này không có hành vi chiếm đoạt; mà nếu người phạm tội có hành vi chiếm đoạt; thì sẽ chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chiếm đoạt tương ứng quy định tại Chương các tội xâm phạm sở hữu.

Hành vi tàng trữ trái phép cá thể, bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống; hoặc sản phẩm của động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm kể từ 0 giờ 00 phút ngày 01/01/2018. Nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì tùy từng trường hợp cụ thể mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định.

Đối với hành vi tàng trữ cá thể, bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống; hoặc sản phẩm của động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm có từ trước ngày 01/01/2018; thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trừ trường hợp tàng trữ cá thể, bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống; hoặc sản phẩm của động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm; nhằm mục đích buôn bán, thu lợi bất chính.

– Hậu quả:

Những thiệt hại về vật chất điều luật đã quy định trường hợp nào thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự; còn thiệt hại phi vật chất thì điều luật không thể quy định và cơ quan tiến hành tố tụng cũng khó xác định.

Nếu thiệt hại về vật chất theo quy định tại các khoản của điều luật; thì cơ quan tiến hành tố tụng cần trưng cầu giám định; không được căn cứ vào trị giá hàng phạm pháp vào thời điểm xâm phạm; hay theo giá thị trường của từng địa phương; hoặc trị giá hàng phạm pháp mà người phạm tội; hoặc pháp nhân thương mại mua bán.

Mặt chủ quan

Người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã là do cố ý. Nếu có căn cứ cho rằng. Người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã là do vô ý; thì tùy trường hợp người; hoặc pháp nhân thương mại phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng quy định.

Hành vi vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã có nhiều động cơ, mục đích khác nhau. Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể nhưng chủ yếu là vì lợi nhuận. Ngoài ra, còn có những động cơ khác như vì thành tích, vì vụ lợi như muốn thăng quan, tiến chức hoặc vì nể nang… Tuy nhiên, động cơ, mục đích không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này; mà chỉ có ý nghĩa xem xét khi quyết định hình phạt.

Hình phạt

Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 234 Bộ luật Hình sự năm 2015

  • hạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng,
  • Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm
  • Hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
  • Còn đối với pháp nhân thương mại thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng; là tội phạm ít nghiêm trọng.

Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 234 Bộ luật Hình sự năm 2015

  • Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng;
  • Hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm, là tội phạm nghiêm trọng.
  • Pháp nhân thương mại phạm tội quy định; thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng. Việc nhà làm luật không quy định pháp nhân thương mại phạm tội.

Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 234 Bộ luật Hình sự năm 2015

  • Khung hình phạt từ 07 năm đến 12 năm tù, là tội phạm rất nghiêm trọng.
  • Pháp nhân thương mại phạm tội; thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng; hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm.

Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Phạm tội có tổ chức trong vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã là gì?

Cũng như các trường hợp phạm tội có tổ chức khác; phạm tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã có tổ chức là trường hợp nhiều người cố ý cùng bàn bạc, cấu kết chặt chẽ với nhau, vạch ra kế hoạch để thực hiện hành vi vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã, dưới sự điều khiển thống nhất của người cầm đầu.

Thế nào là lợi dụng chức vụ, quyền hạn: Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội?

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội là do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện và hành vi phạm tội đó có liên quan trực tiếp đến chức vụ, quyền hạn của họ; nếu không có chức vụ, quyền hạn đó thì họ khó có thể thực hiện tội phạm; chức vụ, quyền hạn là điều kiện thuận lợi để người phạm tội thực hiện tội phạm một cách dễ dàng.

Hình phạt bổ sung đối với người phạm tội hoặc pháp nhân thương mại phạm tội là gì?

– Nếu là người phạm tội thì có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề; hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
– Nếu là pháp nhân thương mại phạm tội thì có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng; cấm kinh doanh; cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định; hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

5/5 - (1 bình chọn)

Tags: Mua bán động vật hoang dã có bị đi tù không?

Mới nhất

Tố giác hành vi mua bán người quy định mới

Tố giác hành vi mua bán người quy định mới

by Bảo Nhi
Tháng Một 31, 2023
0

Những năm trở lại đây hoạt động mua bán người ở nước ta đang diễn ra rất phức tạp với...

Tội làm lộ bí mật nhà nước bị phạt tù bao nhiêu lâu

Tội làm lộ bí mật nhà nước bị phạt tù bao nhiêu lâu theo quy định?

by Hương Giang
Tháng Một 30, 2023
0

Bí mật nhà nước là những thông tin tuyệt mật của nhà nước, không ai được phép tiết lộ bí...

Tội rửa tiền bị xử lý như thế nào

Tội rửa tiền bị xử lý như thế nào theo quy định?

by Hương Giang
Tháng Một 29, 2023
0

Có thể thấy, vấn nạn rửa tiền hiện nay là một trong những vấn đề nhức nhối đang diễn ra...

Giả mạo người khác bị phạt như thế nào

Giả mạo người khác bị phạt như thế nào?

by Van Anh
Tháng Một 22, 2023
0

Mạo danh người khác để làm điều sai trái không phải là hiếm trong cuộc sống. Giả mạo người khác...

Next Post
NGHỊ ĐỊNH 08/2009/NĐ-CP HƯỚNG DẪN LUẬT PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014

Các trường hợp thu hồi sổ hộ khẩu từ ngày 01/07/2021

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ X

– VP HÀ NỘI: Biệt thự số 1, Lô 4E, đường Trung Yên 10B, phường Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội

– VP TP. HỒ CHÍ MINH: Số 21, Đường Số 7 CityLand Park Hills, Phường 10, Quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh

– VP BẮC GIANG: 329 Lê Lợi, Phường Hoàng Văn Thụ, TP Bắc Giang

HOTLINE: 0833 102 102

  • Liên hệ dịch vụ
  • Việc làm tại Luật Sư X
  • Rss
  • Sitemap

© 2021 LSX – Premium WordPress news & magazine theme by LSX.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Tình huống pháp luật
    • Luật Dân Sự
    • Luật Hình Sự
    • Luật Đất Đai
    • Luật Lao Động
    • Luật Doanh Nghiệp
    • Luật Giao Thông
    • Luật Hành Chính
    • Luật Sở Hữu Trí Tuệ
    • Luật Nghĩa Vụ Quân Sự
    • Luật Hôn Nhân & Gia Đình
    • Luật Khác
  • Văn bản pháp luật
    • Luật
    • Nghị định
    • Nghị quyết
    • Quyết định
    • Thông tư
    • Chỉ thị
    • Công văn
    • Lệnh
    • Pháp lệnh
    • Văn bản quốc tế
  • Biểu mẫu
  • Dịch vụ luật sư
  • Liên hệ luật sư

© 2021 LSX – Premium WordPress news & magazine theme by LSX.

Tư vấn pháp luật miễn phí

Đăng ký
X
  • →
  • Phone
  • Email