Ai sinh ra trên cuộc đời này cũng có quyền được sống. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật. Những hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người khác là vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý theo quy định hay nói cách khác là phải trả giá. Xét trên khía cạnh đạo đức thì mạng người là vô giá. Tuy nhiên, nếu đứng trên phương diện pháp luật thì một mạng người đáng giá bao nhiêu tiền? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây:
Căn cứ pháp lý
Những hành vi xâm phạm quyền sống của người khác như giết người hay vô ý làm chết người sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý. Đó không chỉ là trách nhiệm hình sự, hành chính mà còn là trách nhiệm dân sự – một khoản tiền bồi thường cho một mạng người.
Ví dụ: A vi phạm luật giao thông gây tai nạn chết người thì ngoài phải chịu trách nhiệm hình sự, A còn phải bồi thường một khoản tiền cho gia đình nạn nhân.
Một mạng người đáng giá bao nhiêu?
Mất mát về người là mất mát to lớn nhất tuy nhiên không phải vì thế mà yêu cầu đối phương bồi thường những cái giá quá đắt và bất khả thi bởi lẽ đối phương cũng sẽ phải trả giá rất nhiều song song với việc bồi thường về tiền. Việc bồi thường khi bị thiệt mạng tính mạng được pháp luật quy định tại Điều 591Bộ luật dân sự 2015, bao gồm những khoản sau:
Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật dân sự
1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất; bị giảm sút của người bị thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc; thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
d) Thiệt hại khác do luật quy định.
Trường hợp gây ra thiệt hại tính mạng nhưng người đó chưa chết ngay mà sau khi chữa trị mới mất thì còn phải bồi thường chi phí do sức khỏe bị xâm phạm kể trên.
Chi phí hợp lý cho việc mai táng
Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 593 Bộ luật Dân sự năm 2015:
“Trường hợp người bị thiệt hại chết thì những người mà người này có nghĩa vụ cấp dưỡng khi còn sống được hưởng tiền cấp dưỡng từ thời điểm người có tính mạng bị xâm phạm chết trong thời hạn sau đây:
a) Người chưa thành niên hoặc người đã thành thai là con của người chết và còn sống sau khi sinh ra được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi đủ mười tám tuổi, trừ trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi đã tham gia lao động và có thu nhập đủ nuôi sống bản thân;
b) Người thành niên nhưng không có khả năng lao động được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi chết.”
Thiệt hại khác do luật quy định
Khoản tiền bồi thường tinh thần cho người thân
Người được nhận khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần trong trường hợp này là những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người bị thiệt hại. Nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này.
Không xét những khoản chi phí trên vì đã có định giá rõ ràng, khoản tiền bồi thường tinh thần cho người thân của nạn nhân là điều đáng nói tới. Khi một người qua đời, nỗi đau để lại cho những người thân thích là rất lớn. Vậy mà theo quy định của Bộ luật Dân sự, khoản bồi thường này sẽ do hai bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì tối đa không quá 100 tháng lương mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Năm 2022 chúng ta tiếp tục áp dụng thực hiện mức lương cơ sở theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP. Cụ thể, mức lương cơ sở hiện nay là 1.490.000 đồng/tháng.
Như vậy, có thể khẳng định cơ bản rằng khi bị xâm hại về tính mạng thì một mạng người trị giá tối đa là 149.000.000đ. Mức bồi thường này đã gây ra nhiều tranh cãi trong dư luận xã hội.
Nguyên tắc bồi thường thiệt hại
Nguyên tắc bồi thường thiệt hại được quy định tại Điều 585 Bộ luật dân sự 2015, cụ thể:
1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
5. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.
Có thể bạn quan tâm:
- Người có hành vi đe dọa giết người bị xử lý như thế nào?
- Đâm chết người vì mâu thuẫn cá nhân bị xử lý như thế nào?
- Hành vi cố ý giết người bị xử lý như thế nào theo quy định?
- Người dưới 16 tuổi giết người có phải chịu trách nhiệm hình sự.
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Một mạng người đáng giá bao nhiêu?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty; giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân; đăng ký nhãn hiệu; hợp pháp hóa lãnh sự; đăng ký mã số thuế cá nhân,…. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102.
Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Điều 584 BLDS 2015 quy định:
1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Trường hợp giết người do bị tấn công trước sẽ có thể được miễn trách nhiệm hình sự nếu như rơi vào trường hợp phòng vệ chính đáng. Trong trường hợp này, việc phòng vệ phải xảy ra hợp lý và phù hợp.
– Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
– Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.