Từ xưa đến nay trong đời sống xã hội Việt Nam, việc nhận nuôi con nuôi đã tồn tại vì lòng từ tâm, thương người, muốn cưu mang, giúp đỡ những người rơi vào hoàn cảnh khó khăn… Với quan niệm như vậy, việc nhận con nuôi, nhận cha mẹ nuôi đã được thực hiện khá rộng rãi trong đời sống nhân dân do đó có nhiều trường hợp nhận nuôi mà không có giấy tờ ràng buộc. Một bên vợ, chồng không đồng ý người còn lại có thể nhận nuôi con nuôi? Hãy cùng luật sư X tìm hiểu vấn đề này nhé.
Ngày nay, pháp luật có quy định rõ ràng về nhận nuôi và con nuôi cũng như hệ quả của việc nuôi con nuôi tại Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, Luật Nuôi con nuôi năm 2010, Bộ luật Dân sự năm 2015 và các luật khác có liên quan đã quy định cụ thể các điều kiện để việc nhận nuôi con nuôi hợp pháp, cũng như về hậu quả pháp lý và thủ tục chấm dứt việc nuôi con nuôi. Để trả lời câu hỏi bên trên, mời bạn tham khảo bài viết này nhé:
Cơ sở pháp lý
Điều kiện đối với người được nhận làm con nuôi
Theo quy định tại Điều 8 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 thì người được nhận làm con nuôi bao gồm: Trẻ em dưới 16 tuổi; Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp: Được cha dượng; mẹ kế nhận làm con nuôi; Được cô; cậu; dì; chú; bác ruột nhận làm con nuôi.
Bên cạnh đó luật cũng quy định một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.
Việc nuôi con nuôi hướng tới đối tượng trước tiên là trẻ em; nên pháp luật quy định độ tuổi tối đa của người được nhận làm con nuôi. Những người ở độ tuổi này chưa có sự trưởng thành nhất định về thể chất và tinh thần; rất cần sự quan tâm nuôi dưỡng; chăm sóc; giáo dục của người lớn. Mặt khác; quy định độ tuổi của người con nuôi như vậy cũng tương ứng với quy định của các ngành luật khác như luật lao động, luật dân sự.
Một bên vợ, chồng không đồng ý người còn lại có thể nhận nuôi con nuôi?
Cá nhân muốn nhận con nuôi thì phải đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật nuôi con nuôi năm 2010; cụ thể các điều kiện bao gồm: Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên; Có điều kiện về sức khỏe; kinh tế; chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc; nuôi dưỡng; giáo dục con nuôi; Có tư cách đạo đức tốt.
Ngoài ra; trường hợp cha dượng nhận con riêng của vơ; mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô; cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng hai điều kiện cuối.
Trường hợp người Việt Nam đinh cư ở nước ngoài nhận người Việt Nam làm con nuôi thì ngoài các điều kiện nêu trên, người đó còn phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật nước nơi người đó thường trú. Bên cạnh đó, các điều kiện nhận nuôi con của người nước ngoài thường trú ở nước ngoài hay trường hợp nhận trẻ nước ngoài làm con nuôi cũng được quy định cụ thể tại Điều 28, Điều 40 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 cùng các luật khác có liên quan.
Thêm vào đó, Điều 14 Luật Nuôi con nuôi cũng quy định cá nhân thuộc không được nhận con nuôi.
Thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi
Theo Điều 9 Luật Nuôi con nuôi; cơ quan thực hiện việc đăng ký nhận nuôi con nuôi được quy định cụ thể:
– Khi nhận nuôi trong nước: Ủy ban nhân dân (UBND) xã nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi hoặc của người nhận con nuôi;
– Khi nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài: UBND; Sở Tư pháp cấp tỉnh nơi thường trú của con nuôi;
– Khi công dân Việt Nam tạm trú ở nước ngoài nhận con nuôi: Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài.
Ngoài ra; trong một số trường hợp đặc biệt; nơi thực hiện việc đăng ký nuôi con nuôi được hướng dẫn cụ thể tại Điều 1 Nghị định 24/2019/NĐ-CP như sau:
– Trẻ em bị bỏ rơi chưa chuyển vào cơ sở nuôi dưỡng được nhận làm con nuôi: Ủy ban nhân dân cấp xã nơi lập biên bản xác nhận tình trạng trẻ em bị bỏ rơi thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi;
– Trường hợp trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng được nhận làm con nuôi: Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có trụ sở của cơ sở nuôi dưỡng thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi.
Nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi hiện nay ra sao?
Theo Điều 4 Luật Nuôi con nuôi năm 2010, nguyên tắc giải quyết việc nhận nuôi con nuôi như sau:
1. Khi giải quyết việc nuôi con nuôi, cần tôn trọng quyền của trẻ em được sống trong môi trường gia đình gốc.
Gia đình gốc là gia đình của những người có quan hệ huyết thống.
Đây là nguyên tắc cơ bản trong việc giải quyết việc nuôi con nuôi. Theo đó, việc tôn trọng quyền trẻ em được sống trong môi trường gốc đảm bảo cho trẻ em được nhận sự quan tâm, chăm sóc, giáo dục từ chính máu mủ, ruột thịt của mình, đây là tiền đề để trẻ em phát triển tốt về mặt tâm lý, tạo điều kiện để phát triển toàn diện.
2. Việc nuôi con nuôi phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người được nhận làm con nuôi và người nhận con nuôi, tự nguyện, bình đẳng, không phân biệt nam nữ, không trái pháp luật và đạo đức xã hội.
Người nhận con nuôi là cha mẹ nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký.
Người được nhận làm con nuôi là con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký.
3. Chỉ cho làm con nuôi người ở nước ngoài khi không thể tìm được gia đình thay thế ở trong nước.
Gia đình thay thế là gia đình nhận trẻ em làm con nuôi.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự
- Mẫu giấy cam kết không có tranh chấp đất đai
- Hồ sơ đề nghị miễn giảm tạm ứng án phí, án phí dân sự
- Trình độ chuyên môn của nhân viên là yếu tố
- Mẫu đơn xin chuyển lớp viết tay mới nhất
- Giấy ủy quyền cho con đi du lịch nước ngoài
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn về “Một bên vợ, chồng không đồng ý người còn lại có thể nhận nuôi con nuôi?“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Quý khách hàng nếu có thắc mắc về đăng ký Xác nhận tình trạng hôn nhân, mẫu đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thủ tục giải thể công ty tnhh 2 thành viên hay tìm hiểu về mẫu giấy xác nhận tình trạng độc thân để nhận được tư vấn nhanh chóng giải quyết vấn đề pháp lý qua hotline: 0833 102 102 hoặc các kênh sau:
- Facebook : www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtobe: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 13 Luật nuôi con nuôi về các hành vi bị nghiêm cấm. Tại khoản 6 Điều 13 quy định cụ thể như sau: “Ông, bà nhận cháu làm con nuôi hoặc anh, chị, em nhận nhau làm con nuôi.”
Căn cứ quy định trên, việc ông bà không được nhận cháu làm con nuôi là trái pháp luật.
Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người nhận con nuôi thường trú thông báo về sự đồng ý của người nhận con nuôi đối với trẻ em được giới thiệu, xác nhận trẻ em sẽ được nhập cảnh và thường trú tại nước mà trẻ em được nhận làm con nuôi