Môi giới thương mại là một nghề khá được ưa chuộng hiện nay thu hút đông đảo nguồn lao động tham gia. Vậy môi giới thương mại là gì. Quy định của pháp luật về môi giới thương mại như thế nào? Sau đây hãy cùng phòng tư vấn pháp luật của Luật sư X tìm hiểu nhé.
Căn cứ pháp luật.
Nội dung tư vấn.
Môi giới thương mại là gì?
Căn cứ điều 150 luật thương mại 2005 ta có thể hiểu môi giới thương mại như sau:
Môi giới thương mại là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân làm trung gian (gọi là bên môi giới) cho các bên mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ (gọi là bên được môi giới) trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới.
Đặc điểm của môi giới thương mại.
Chủ thể của hợp đồng môi giới thương mại bao gồm bên được môi giới và bên môi giới. Bên môi giới bắt buộc phải là thương nhân có đăng ký hoạt động môi giới.
Nội dung hợp đồng môi giới do các bên thỏa thuận. Thường là các hoạt động tìm kiến thông tin , khách hàng, ngồn hàng,….phụ vụ cho nhù cầu của bên cần môi giới .
Phạm vi của hoạt động môi giới là rất rộng, nằm trong các hoạt động kinh tế của các ngành kinh tế: mua bán, cung ứng dịch vụ, nguồn hàng,…
Quan hệ môi giới thương mại được thực hiện trên cơ sở hợp đồng.
Bài viết xem thêm.
Điều kiện để trở thành người môi giới bất động sản?
Môi giới hối lộ là gì? Quy định của pháp luật về môi giới hối lộ.
Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ môi giới thương mại.
Quyền và nghĩa vụ của bên môi giới.
Nghĩa vụ của bên môi giới.
Căn cứ điều 151 luật thương mại 2005 Nghĩa vụ của bên môi giới được quy định như sau:
- Bảo quản các mẫu hàng hoá, tài liệu được giao để thực hiện việc môi giới và phải hoàn trả cho bên được môi giới sau khi hoàn thành việc môi giới;
- Không được tiết lộ, cung cấp thông tin làm phương hại đến lợi ích của bên được môi giới;
- Chịu trách nhiệm về tư cách pháp lý của các bên được môi giới, nhưng không chịu trách nhiệm về khả năng thanh toán của họ;
- Không được tham gia thực hiện hợp đồng giữa các bên được môi giới, trừ trường hợp có uỷ quyền của bên được môi giới.
Trên đây là nội dung nghĩa vụ của bên môi giới theo pháp luật. Ngoài ra, pháp luật tôn trong sự thỏa thuận , khuyến khích các bên thực hiện thỏa thuận với nhau. Theo đó nghĩa vụ của bên môi giới thường sẽ được quy định tại hợp đồng các bên đã thỏa thuận và ký với nhau.
Quyền của bên môi giới.
Bên môi giới có quyền được hưởng thù lao khi thực hiện hoạt động môi giới. Mức thù lao môi giới do các bên tự thỏa thuận, nếu không có thỏa thuận sẽ được quy định cụ thể như sau:
Trường hợp không có thoả thuận về giá dịch vụ, không có thoả thuận về phương pháp xác định giá dịch vụ và cũng không có bất kỳ chỉ dẫn nào khác về giá dịch vụ thì giá dịch vụ được xác định theo giá của loại dịch vụ đó trong các điều kiện tương tự về phương thức cung ứng, thời điểm cung ứng, thị trường địa lý, phương thức thanh toán và các điều kiện khác có ảnh hưởng đến giá dịch vụ.
Các bên có quyền thỏa thuận về thời điểm hưởng thù lao môi giới.Trường hợp các bên không có thỏa thuận quyền hưởng thù lao môi giới phát sinh từ thời điểm các bên được môi giới đã ký hợp đồng với nhau.
Quyền và nghĩa vụ của bên được môi giới.
Nghĩa vụ của bên được môi giới.
Trong quan hệ môi giới các bên có thể thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ của nhau. Trường hợp không có thỏa thuận nghĩa vụ của bên được môi giới được quy định như sau.
- Cung cấp các thông tin, tài liệu, phương tiện cần thiết liên quan đến hàng hoá, dịch vụ;
- Trả thù lao môi giới cho bên môi giới.
- Thanh toán các chi phí phát sinh hợp lý liên quan đến việc môi giới, kể cả khi việc môi giới không mang lại kết quả cho bên được môi giới.
Quyền của bên được môi giới.
- Yêu cầu bên môi giới bảo quản các mẫu hàng hóa, tài liệu đã được giao để thực hiện việc môi giới và phải hoàn trả cho bên được môi giới sau khi hoàn thành việc môi giới.
- Yêu cầu bên môi giới không được tiết lộ, cung cấp thông tin làm phương hại đến lợi ích của mình.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Hy vọng bài viết bổ ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi thường gặp.
Bên nhận môi giới cố quyền phạt hợp đồng với bên được môi giới nếu trong hợp đồng có thỏa thuận phạt hợp đồng.
Các bên có thể thỏa thuận thời điểm nhận thù lao môi giới mà không bắt buộc phải hoàn thành hợp đồng môi giới mới được nhận thù lao.
Trong trường hợp này bên được môi giới có quyền yêu cầu bên nhận môi giới thực hiện đúng hợp đồng. Phạt hợp đồng đối với bên nhận môi giới theo hợp đồng nếu có thỏa thuận. Yêu cầu bên nhận môi giới bồi thường hợp đồng.
Theo quy định tại luật thương mại thì không quy định hợp đồng môi giới thương mại có bắt buộc phải lập thành văn bản hay không. Tuy nhiên theo từng ngành nghề môi giới mà pháp luật có các quy định cụ thể xem hợp đồng môi giới phải lập thành văn bản.