Bằng cấp là giấy tờ, hồ sơ do tổ chức có thẩm quyền cấp cho các đối tượng đủ điều kiện về tiêu chí kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm nào đó tùy thuộc vào từng lĩnh vực nhất định. Đây cũng là giấy tờ bắt buộc phải có của một số ngành nghề đặc thù. Tuy nhiên, thực tế có không ít các cá nhân, tổ chức đã thông qua các tổ chức môi giới nhằm mua bán bằng cấp giả mạo. Khi đó, nhiều người băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành, Môi giới làm bằng giả có phạm tội hay không? Môi giới làm bằng giả bị đi tù bao nhiêu năm? Cung cấp, môi giới bằng giả thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ bị xử phạt hành chính như thế nào? Quý độc giả hãy cùng Luật sư X làm rõ qua nội dung sau đây nhé.
Môi giới làm bằng giả có phạm tội hay không?
Chị T làm nghề môi giới bất động sản hơn 05 năm nay nhưng chưa có chứng chỉ bằng cấp môi giới. Sắp tới có đợt sát hạch của cơ quan nhà nước nên chị đã thông qua tổ chức H làm bằng môi giới giả. Khi đó, xét dưới góc dộ pháp luật, nhiều độc giả băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành, hành vi môi giới làm bằng giả của tổ chức H có phạm tội hay không, sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:
Hành vi môi giới làm bằng giả có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 341 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 với vai trò là người đồng phạm.
Vấn đề đồng phạm được Điều 17 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định như sau:
(1) Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
(2) Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.
(3) Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.
Trong đó:
- Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm;
- Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm;
- Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm;
- Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
(4) Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.
Trong trường hợp này, hành vi môi giới làm bằng giả sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong vai trò đồng phạm người giúp sức.
Môi giới làm bằng giả bị đi tù bao nhiêu năm?
Anh T muốn hành nghề môi giới bất động sản nhà đất khu vực tỉnh H nhưng thi mãi không lấy được bằng môi giới. Anh T nghe nói tổ chức P có cung cấp bằng môi giới giả cho những ai có nhu cầu nên anh T muốn liên hệ. Trong trình huống này, nhiều bạn đọc băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành, Môi giới làm bằng giả bị đi tù bao nhiêu năm, sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:
Điều 341 BLHS 2015, sửa đổi 2017 quy định về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức như sau:
1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;
d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;
đ) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;
b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Đồng phạm trong vụ án hình sự được quy định tại Điều 17 BLHS 2015:
1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.
3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.
Mời bạn xem thêm: trường hợp không được cấp sổ đỏ
Môi giới làm bằng giả có phạm tội
Như vậy trong trường hợp làm môi giới làm bằng giả thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức với vai trò là người đồng phạm giúp sức. Về hình phạt thì phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm và vai trò của bạn trong vụ án thì mới có thể định khung hình phạt. Khung hình phạt thấp nhất là bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm, khung hình phạt cao nhất là bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
Cung cấp, môi giới bằng giả thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ bị xử phạt hành chính như thế nào?
Hiện nay, để được vào làm tại các công ty, tập đoàn lớn đòi hỏi người lao động phải có các bằng cấp nhất định. Kéo theo đó, hiểu được nhu cầu bằng cấp của người lao động, nhiều tổ chức kinh doanh môi giới bằng giả nhằm kiếm lợi trái phép. Vậy xét dưới góc độ quy định của pháp luật hiện hành, Cung cấp, môi giới bằng giả thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ bị xử phạt hành chính như thế nào, sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:
Trường hợp chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị xử phạt hành chính theo quy định tại khoản 3 Điều 21 Nghị định 04/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về cấp và quản lý văn bằng, chứng chỉ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Cấp văn bằng, chứng chỉ hoặc bản sao văn bằng, chứng chỉ không đúng quy định của pháp luật hiện hành, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
b) Gian lận để được cấp văn bằng, chứng chỉ hoặc bản sao văn bằng, chứng chỉ.
Theo đó, nếu có hành vi cung cấp, môi giới bằng giả, cụ thể theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 21 Nghị định 04/2021/NĐ-CP thì có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
Lưu ý rằng, mức phạt tiền trên áp dụng cho tổ chức. Cùng một hành vi vi phạm hành chính, mức phạt tiền đối với cá nhân bằng một phần hai mức phạt tiền đối với tổ chức, với mức tiền phạt cụ thể từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng. (theo điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định 04/2021/NĐ-CP).
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Môi giới làm bằng giả có phạm tội”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác, hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo khoản 5 Điều 21 Nghị định 04/2021/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:
Vi phạm quy định về cấp và quản lý văn bằng, chứng chỉ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc hủy bỏ văn bản có nội dung trái pháp luật; hủy bỏ văn bằng, chứng chỉ được cấp lại không đúng quy định của pháp luật hiện hành về nội dung hoặc thẩm quyền đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
b) Buộc hủy bỏ văn bằng, chứng chỉ hoặc bản sao văn bằng, chứng chỉ đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
Như vậy chiếu với quy định trên thì không có quy định áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đối với hành vi này.
Nội dung của hoạt động môi giới thường chỉ gồm việc tìm kiếm khách hàng và tiến hành một số đàm phán ban đầu với họ, tổ chức cho người được môi giới tiếp xúc với khách hàng và hỗ trợ các bên trong việc đàm phán và ký kết hợp đồng. Khác với người đại diện, người môi giới không trực tiếp giao kết hợp đồng với khách hàng. Môi giới giúp cho giao dịch giữa các bên diễn ra nhanh chóng, dễ dàng và đảm bảo được lợi ích của các bên.