Bảo hiểm là loại hưởng trợ cấp dựa trên khoản phí mà mình đóng cho công ty bảo hiểm. Đối với bảo hiểm bắt buộc thì hầu hết mọi người sẽ không cần suy nghĩ quá nhiều về những thủ tục hay khái niệm như thế nào mà chỉ việc đóng tiền theo hướng dẫn và sử dụng bảo hiểm đó khi cần. Còn đối với những bảo hiểm tự nguyện thì khác. Bảo hiểm tự nguyện là loại bảo hiểm chỉ khi người đó thấy cần thì mới tìm hiểu và đăng ký, đóng tiền. Các công ty, doanh nghiệp bảo hiểm có rất nhiều tuy nhiên để tiếp cận đến khách hàng thì lại cần một tổ chức trung gian khác, để hướng dẫn và để giới thiệu rõ hơn về loại bảo hiểm muốn đăng kí. Đó là tổ chức mang tên công ty môi giới bảo hiểm. Vậy môi giới bảo hiểm là gì?
Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, Luật sư X mời các bạn xem qua bài viết sau.
Căn cứ pháp lý
Môi giới bảo hiểm là gì? Hoạt động môi giới bảo hiểm là gì?
Môi giới bảo hiểm là một tổ chức trung gian giữa doanh nghiệp bảo hiểm và khách hàng. Môi giới bảo hiểm là người đại diện cho người tham gia bảo hiểm hoặc các pháp nhân kinh doanh muốn tham gia bảo hiểm cho doanh nghiệp. Tổ chức này được ủy quyền để:
Tư vấn cho khách hàng để lựa chọn các sản phẩm bảo hiểm phù hợp, chi phí thấp và quyền lợi tốt nhất giữa các đơn vị kinh doanh bảo hiểm khác nhau đang hoạt động.
Thiết kế chương trình bảo hiểm phù hợp nhất dành cho khách hàng.
Sắp xếp và tiến hành để khách hàng ký kết hợp đồng với doanh nghiệp bảo hiểm.
Hỗ trợ cho tổ chức hoặc cá nhân tham gia bảo hiểm trong việc yêu cầu bồi thường tổn thất với các doanh nghiệp bảo hiểm trong suốt thời hạn hợp đồng bảo hiểm.
Tổ chức môi giới bảo hiểm sẽ nhận được % hoa hồng từ đơn vị kinh doanh bảo hiểm.
Căn cứ vào khoản 1 Điều 4 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022 giải thích kinh doanh bảo hiểm như sau:
“Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
- Hoạt động kinh doanh bảo hiểm bao gồm kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm và các hoạt động có liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm bao gồm đại lý bảo hiểm, môi giới bảo hiểm, dịch vụ phụ trợ bảo hiểm.
- Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
…
- Hoạt động môi giới bảo hiểm là hoạt động cung cấp thông tin, tư vấn cho bên mua bảo hiểm về loại hình bảo hiểm, sản phẩm bảo hiểm, chương trình bảo hiểm, điều kiện, điều khoản, phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam; các hoạt động liên quan đến việc đàm phán, thu xếp giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm, tái bảo hiểm.”
Đặc điểm của môi giới bảo hiểm
Môi giới bảo hiểm có các đặc điểm như sau:
Môi giới bảo hiểm được uỷ quyền bởi khách hàng và hành động vì quyền lợi khách hàng. Nên doanh nghiệp bảo hiểm không được liên lạc trực tiếp với khách hàng khi không có sự nhất trí của môi giới.
Về lý thuyết người môi giới sau khi nghiên cứu nhu cầu của khách hàng sẽ tìm kiếm doanh nghiệp bảo hiểm có thể đáp ứng nhu cầu tốt nhất với chi phí thấp nhất. Thực tế môi giới thường lựa chọn trên thị trường một doanh nghiệp có nhiều ưu đãi, sau đó giới thiệu cho khách hàng.
Môi giới bảo hiểm làm cho cung và cầu về sản phẩm bảo hiểm được kết nối với nhau đồng thời góp phần làm tăng uy tín của sản phẩm và doanh nghiệp bảo hiểm. Tuy nhiên, khi chọn cách phân phối này doanh nghiệp bảo hiểm cần tính đến các ưu đãi cho môi giới như thù lao, đào tạo…
Phân loại môi giới bảo hiểm
Môi giới bảo hiểm gốc
Môi giới bảo hiểm gốc: Là tổ chức hoặc cá nhân đứng ra dàn xếp các vấn đề về bảo hiểm giữa khách hàng và doanh nghiệp bảo hiểm.
Có những người cần mua bảo hiểm nhưng không biết phải mua bảo hiểm như thế nào và mua ở đâu? Môi giới bảo hiểm gốc làm việc với khách hàng để xác định nhu cầu bảo hiểm, sau đó đàm phán và thỏa thuận với doanh nghiệp bảo hiểm để có được phạm vi bảo hiểm và phí bảo hiểm tốt nhất, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
Môi giới bảo hiểm gốc thực hiện nhiều công việc cho doanh nghiệp bảo hiểm và được nhận môi giới phí từ doanh nghiệp bảo hiểm hoặc trực tiếp từ khách hàng.
Lợi ích của môi giới bảo hiểm gốc:
- Môi giới bảo hiểm gốc tư vấn cho khách hàng về quản lý rủi ro một cách hiệu quả nhất, đây là lĩnh vực chuyên môn của môi giới bảo hiểm gốc. Điều này tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp bảo hiểm. Đồng thời tư vấn về thủ tục khiếu nại để đảm bảo cho khách hàng có mức bồi thường thỏa đáng.
- Môi giới bảo hiểm gốc luôn thông báo cho khách hàng biết về những văn bản quy phạm pháp luật mới nhất về bảo hiểm, xem xét các vụ đã bồi thường để nhận ra các hạn chế và do đó có thể giảm bớt các vụ khiếu nại trong tương lai.
- Tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu các khoản thuế liên quan về phí bảo hiểm.
Môi giới tái bảo hiểm
Môi giới tái bảo hiểm: Là người hỗ trợ giúp đỡ các doanh nghiệp bảo hiểm gốc làm việc với các doanh nghiệp tái bảo hiểm trong việc bảo hiểm cho chính doanh nghiệp bảo hiểm gốc.
Hầu hết các doanh nghiệp bảo hiểm trên thế giới đều yêu cầu môi giới tái bảo hiểm tư vấn, giúp đỡ khi rủi ro được bảo hiểm quá lớn so với khả năng tài chính của họ trong việc thanh toán bồi thường tổn thất nếu rủi ro xảy ra.
Đối với các rủi ro tiềm ẩn lớn, môi giới tái bảo hiểm sẽ giúp doanh nghiệp bảo hiểm phân tích phạm vi rủi ro để thu xếp tái bảo hiểm khi cần thiết.
Thông qua đây, các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ có được an toàn về tài chính và có khả năng bảo vệ khách hàng lớn hơn và đem lại sự ổn định cao hơn cho xã hội.
Lợi ích tái bảo hiểm:
- Môi giới tái bảo hiểm thay mặt doanh nghiệp bảo hiểm tiếp cận với nhiều doanh nghiệp tái bảo hiểm. Do có sự cạnh tranh của các doanh nghiệp tái bảo hiểm, giá bảo hiểm dành cho các doanh nghiệp bảo hiểm gốc được giảm nên tiết kiệm được ngoại tệ và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp bảo hiểm.
- Các doanh nghiệp bảo hiểm gốc sẽ nhận được khối lượng dịch vụ lớn hơn, do đó khách hàng sẽ được đảm bảo tài chính tốt hơn.
- Môi giới tái bảo hiểm hỗ trợ các doanh nghiệp bảo hiểm gốc lập kế hoạch đối phó với những tổn thất mang tính thảm họa như bão, lốc, động đất… xảy ra hàng năm.
Nhiệm vụ của môi giới bảo hiểm
Nhiệm vụ của môi giới bảo hiểm cụ thể như sau:
- Vận động tuyên truyền và khai thác dịch vụ bảo hiểm
- Xác định, phân tích và thẩm định các rủi ro khác nhau
- Thu thập thông tin cần thiết và thỏa thuận các điều kiện và các điều khoản bảo hiểm với các doanh nghiệp bảo hiểm
- Hướng dẫn người tham gia bảo hiểm ký kết hợp đồng mới hoặc thay đổi hợp đồng bảo hiểm cũ. Tiến hành các dịch vụ quản lý rủi ro gồm:
- Xác định và thẩm định khu vực rủi ro
- Tư vấn về các biện pháp thích hợp để giảm nhẹ rủi ro
- Lập các chương trình quản lý rủi ro
- Giúp lập kế hoạch chống thiên tai, tổn thấtNếu được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền, môi giới bảo hiểm phải thu phí bảo hiểm của khách hàng. Sau đó thanh toán số phí bảo hiểm đó cho doanh nghiệp bảo hiểm theo thời gian đã thỏa thuận.
- Nếu không có thỏa thuận về thời gian thanh toán, môi giới bảo hiểm phải thanh toán số phí bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm trong thời gian sớm nhất, thường không quá 7 ngày kể từ ngày nhận được phí bảo hiểm.
- Khi tổn thất xảy ra, môi giới bảo hiểm giúp người tham gia bảo hiểm làm thủ tục đòi doanh nghiệp bảo hiểm chi trả bồi thường. Nếu doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền cho môi giới bảo hiểm trả tiền bảo hiểm thì môi giới bảo hiểm phải thanh toán số tiền đó cho người được bảo hiểm hoặc người được thụ hưởng.
Quy định doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
Nghĩa vụ của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
Theo Điều 91 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000, doanh nghiệp bảo hiểm môi giới bảo hiểm có nghĩa vụ:
- Thực hiện việc môi giới trung thực
- Không được tiết lộ, cung cấp thông tin làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm
- Bồi thường thiệt hại cho bên mua bảo hiểm do hoạt động môi giới bảo hiểm gây ra.
Các doanh nghiệp môi giới bảo hiểm tại việt nam
Lĩnh vực môi giới bảo hiểm góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ chính sách an ninh xã hội, bảo vệ tài chính, đảm bảo môi trường đầu tư lành mạnh… Vì vậy, có rất nhiều công ty môi bảo hiểm ra đời hỗ trợ khách hàng trong việc tìm kiếm sản phẩm bảo hiểm tốt nhất với mức phí hợp lý.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Xử phạt về tội môi giới mua bán hóa đơn trái phép như thế nào?
- Quy định về tỷ lệ hoa hồng môi giới như thế nào?
- Phí môi giới có chịu thuế không theo quy định?
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Môi giới bảo hiểm là gì” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Việc kinh doanh dịch vụ môi giới dựa vào các thỏa thuận giữa hai bên về thu lao, phí dịch vụ và mức hoa hồng. Luật Kinh doanh Bất động sản có các điều khoản quy định về hoa hồng trong dịch vụ môi giới.
Điều 64 Luật Kinh doanh Bất động sản quy định về mức thù lao như sau:
Mức thù lao không phụ thuộc vào kết quả, giá trị giao dịch của các giao dịch (chuyển nhượng, mua bán, giao dịch, cho thuê,…) giữa người bán/cho thuê và người mua/thuê bất động sản.
Mức thù lao phụ thuộc vào sự thỏa thuận của môi giới và khách hàng trong hợp đồng sử dụng dịch vụ. Mức phí này được quy định rõ ràng trong hợp đồng ký kết trước khi thực hiện dịch vụ. Điều này giúp tránh việc phát sinh các tranh chấp về sau.
Điều 65 Luật Kinh doanh Bất động sản quy định về điều kiện nhận hoa hồng. Theo đó, môi giới nhận được số tiền hoa hồng khi khách hàng ký thành công hợp đồng mua bán, cho thuê, chuyển nhượng bất động sản mà họ đã thực hiện môi giới.
Căn cứ Điều 8 Luật Thương mại 2005 quy định về cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động thương mại:
– Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động thương mại.
– Bộ Thương mại chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện việc quản lý nhà nước về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động thương mại cụ thể được quy định tại Luật này.
– Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện việc quản lý nhà nước về các hoạt động thương mại trong lĩnh vực được phân công.
– Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện việc quản lý nhà nước về các hoạt động thương mại tại địa phương theo sự phân cấp của Chính phủ.