Chào Luật sư, Cuối tháng 4/2022 khi đi công tác tại Cần Thơ; chồng tôi có bị tai nạn giao thông ; và đã nhập viện gấp tại bệnh viện Cần Thơ; do lên cơ nhồi máu cơ tim và được điều trị tại đây. Không an tâm về chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh ở đây; nên tôi đã tự ý chuyển chồng tôi lên bệnh viện Trợ Rẫy để thực hiện mổ trái tuyến mà không có giấy chuyển viện từ phía bệnh viện. Luật sư cho tôi hỏi chồng tôi có tham gia bảo hiểm y tế; bảo hiểm xã hội và bảo hiểm tai nạn; vậy khi mổ trái tuyến có được hưởng bảo hiểm không? Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư rất nhiều.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Khám chữa bệnh trái tuyến không phải là một vấn đề xa lạ trong cuộc sống. Do nhiều nguyên nhân khác nhau như chất lượng bệnh viện; trình độ bác sĩ; danh tiếng của bệnh viện; mà nhiều người sẳn sàng bỏ một số tiền lớn để được đi khám chữa bệnh trái tuyến tại nơi mình mong muốn.
Để trả lời cho câu hỏi về mổ trái tuyến có được hưởng bảo hiểm không? của bạn. LuatsuX chúng tôi mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.
Cơ sở pháp lý
Luật Bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi, bổ sung 2014.
Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 sửa đổi bổ sung 2010
Mổ trái tuyến là gì?
Mổ trái tuyến hay gọi dễ hiểu là việc khám bệnh; chữa bệnh trái tuyến. Trường hợp khám bệnh; chữa bệnh trái tuyến bệnh là trường hợp không thuộc các trường hợp theo quy định của pháp luật được xác định là đúng tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế. Bao gồm:
– Người có thẻ bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện được quyền khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa, hoặc bệnh viện tuyến huyện trong cùng địa bàn tỉnh.
– Người có thẻ bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã chuyển tuyến đến bệnh viện huyện, bao gồm cả các bệnh viện huyện đã được xếp hạng I, hạng II và bệnh viện y học cổ truyền tỉnh (trong trường hợp bệnh viện huyện không có khoa y học cổ truyền).
– Người có thẻ bảo hiểm y tế được bệnh viện tuyến huyện, bao gồm cả bệnh viện đã được xếp hạng I, hạng II và bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa, viện chuyên khoa, trung tâm chuyên khoa tuyến tỉnh chuyển tuyến đến trung tâm chuyên khoa tuyến tỉnh hoặc bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa, viện chuyên khoa tuyến tỉnh cùng hạng hoặc hạng thấp hơn.
– Trường hợp cấp cứu:
- Người bệnh được cấp cứu tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào. Bác sĩ hoặc y sĩ tiếp nhận người bệnh đánh giá, xác định tình trạng cấp cứu và ghi vào hồ sơ, bệnh án.
- Sau giai đoạn điều trị cấp cứu, người bệnh được chuyển vào điều trị nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đã tiếp nhận cấp cứu người bệnh hoặc được chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác để tiếp tục điều trị theo yêu cầu chuyên môn hoặc được chuyển về nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu sau khi đã điều trị ổn định.
– Trường hợp người bệnh được chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh có bệnh khác kèm theo, bệnh được phát hiện hoặc phát sinh ngoài bệnh đã ghi trên giấy chuyển tuyến, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi tiếp nhận người bệnh thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh đối với các bệnh đó trong phạm vi chuyên môn
Bảo hiểm là gì?
Bảo hiểm là việc bảo đảm bằng hợp đồng; theo đó, bên bảo hiểm sẽ chỉ trả tiền hoặc bồi thường vật chất khi xảy ra sự kiện do các bên thoả thuận; hoặc do pháp luật quy định trên cơ sở người tham gia bảo hiểm đóng phí bảo hiểm. Việc trả tiền hoặc bồi thường được thể hiện bằng một hợp đồng giữa tổ chức bảo hiểm; và người bảo hiểm.
Bảo hiểm đóng vai trò là một phương thức lập quỹ tiền tệ (quỹ bảo hiểm); để bù đắp những thiệt hại do rủi ro (thiên tai, tai nạn…); hoặc do các sự kiện liên quan đến đời sống con người (sự kiện chết, ốm đau…).
Các loại bảo hiểm hiện nay tại Việt Nam
Bảo hiểm được chia làm 03 loại chính:
– Bảo hiểm nhân thọ bao gồm các loại bảo hiểm: Bảo hiểm trọn đời; Bảo hiểm sinh kỳ; Bảo hiểm tử kỳ; Bảo hiểm hỗn hợp; Bảo hiểm trả tiền định kỳ; Bảo hiểm liên kết đầu tư; Bảo hiểm hưu trí.
– Bảo hiểm phi nhân thọ bao gồm: Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại; Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường bộ, đường biển, đường thủy nội địa, đường sắt và đường hàng không; Bảo hiểm hàng không; Bảo hiểm xe cơ giới; Bảo hiểm cháy, nổ; Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự của chủ tàu; Bảo hiểm trách nhiệm; Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính; Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh; Bảo hiểm nông nghiệp.
– Bảo hiểm sức khỏe bao gồm: Bảo hiểm tai nạn con người; Bảo hiểm y tế;
Trong đó:
- Bảo hiểm nhân thọ: Là loại nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống hoặc chết.
- Bảo hiểm sinh kỳ: Là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống đến một thời hạn nhất định, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng, nếu người được bảo hiểm vẫn sống đến thời hạn được thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
- Bảo hiểm tử kỳ: Là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm chết trong một thời hạn nhất định, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng, nếu người được bảo hiểm chết trong thời hạn được thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
- Bảo hiểm hỗn hợp: Là nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp bảo hiểm sinh kỳ và bảo hiểm tử kỳ.
- Bảo hiểm trọn đời: Là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm chết vào bất kỳ thời điểm nào trong suốt cuộc đời của người đó.
- Bảo hiểm trả tiền định kỳ: Là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống đến một thời hạn nhất định; sau thời hạn đó doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm định kỳ cho người thụ hưởng theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
- Bảo hiểm phi nhân thọ: Là loại nghiệp vụ bảo hiểm tài sản, trách nhiệm dân sự và các nghiệp vụ bảo hiểm khác không thuộc bảo hiểm nhân thọ.
- Bảo hiểm hưu trí: Là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm đạt đến độ tuổi xác định được doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
- Bảo hiểm sức khỏe: Là loại hình bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm bị thương tật, tai nạn, ốm đau, bệnh tật hoặc chăm sóc sức khỏe được doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
Mức chi trả của bảo hiểm y tế:
- Người tham gia bảo hiểm y tế có quyền đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã, tuyến huyện hoặc tương đương; trừ trường hợp được đăng ký tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh hoặc tuyến trung ương theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
- Trường hợp người tham gia bảo hiểm y tế phải làm việc lưu động; hoặc đến tạm trú tại địa phương khác thì được khám bệnh; chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với tuyến chuyên môn kỹ thuật; và nơi người đó đang làm việc lưu động, tạm trú theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh; chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
– 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng:
- Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội đang tại ngũ; sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn; kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân, học viên công an nhân dân, hạ sỹ quan; chiến sỹ phục vụ có thời hạn trong công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; học viên cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách theo chế độ, chính sách đối với học viên ở các trường quân đội, công an;
- Người có công với cách mạng, cựu chiến binh;
- Trẻ em dưới 6 tuổi;
- Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng;
- Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo;
- Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ; mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ;
Chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoài phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế của các đối tượng:
- Là Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội đang tại ngũ; sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sỹ quan; hạ sỹ quan chuyên môn; kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân, học viên công an nhân dân; hạ sỹ quan, chiến sỹ phục vụ có thời hạn trong công an nhân dân;
- Người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; học viên cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách theo chế độ; chính sách đối với học viên ở các trường quân đội, công an;
Được chi trả từ nguồn kinh phí bảo hiểm y tế dành cho khám bệnh; chữa bệnh của nhóm đối tượng này; trường hợp nguồn kinh phí này không đủ thì do ngân sách nhà nước bảo đảm.
– 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn mức do Chính phủ quy định và khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã;
– 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh; chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến;
– 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 2, điểm k khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 12 của Luật này;
– 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác.
Lưu ý: Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, người tham gia bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa; hoặc bệnh viện tuyến huyện được quyền khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại trạm y tế tuyến xã; hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện trong cùng địa bàn tỉnh có mức hưởng theo quy định như đã phân tích ở trên.
– Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế; thì được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế theo đối tượng có quyền lợi cao nhất.
– Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh; chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng như sau:
- Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;
- Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước;
- Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.
Lưu ý: Từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, quỹ bảo hiểm y tế chi trả chi phí điều trị nội trú theo mức hưởng quy định; như đi đúng tuyến cho người tham gia bảo hiểm y tế khi tự đi khám bệnh; chữa bệnh không đúng tuyến tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh trong phạm vi cả nước.
– Người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ gia đình nghèo tham gia bảo hiểm y tế đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; người tham gia bảo hiểm y tế đang sinh sống tại xã đảo; huyện đảo khi tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh; chữa bệnh đối với bệnh viện tuyến huyện, điều trị nội trú đối với bệnh viện tuyến tỉnh; tuyến trung ương và có mức hưởng như đối với người đi đúng tuyến.
Các trường hợp không được bảo hiểm y tế chi trả
- Chi phí khám, chữa bệnh của người tham gia bảo hiểm y tế đã được quỹ bảo hiểm y tế chi trả.
- Điều dưỡng, an dưỡng tại cơ sở điều dưỡng, an dưỡng.
- Khám sức khỏe.
- Xét nghiệm, chẩn đoán thai không nhằm mục đích điều trị.
- Sử dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, nạo hút thai; phá thai; trừ trường hợp phải đình chỉ thai nghén do nguyên nhân bệnh lý của thai nhi hay của sản phụ.
- Sử dụng dịch vụ thẩm mỹ.
- Điều trị lác, cận thị và tật khúc xạ của mắt, trừ trường hợp trẻ em dưới 6 tuổi.
- Sử dụng vật tư y tế thay thế bao gồm chân tay giả; mắt giả, răng giả, kính mắt, máy trợ thính, phương tiện trợ giúp vận động trong khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng.
- Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng trong trường hợp thảm họa.
- Khám bệnh, chữa bệnh nghiện ma túy, nghiện rượu hoặc chất gây nghiện khác.
- Giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần.
- Tham gia thử nghiệm lâm sàng, nghiên cứu khoa học.
Mổ trái tuyến có được hưởng bảo hiểm không?
Theo quy định nếu bạn là người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên; và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh; chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở; mà mổ trái tuyến thì bạn sẽ không được hưởng 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh; mà sẽ được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng như sau:
- Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;
- Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước;
- Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.
Trừ trường hợp: Người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ gia đình nghèo tham gia bảo hiểm y tế đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; người tham gia bảo hiểm y tế đang sinh sống tại xã đảo; huyện đảo nếu mổ trái tuyến thì sẽ được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh; chữa bệnh đối với bệnh viện tuyến huyện, điều trị nội trú đối với bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương và có mức hưởng như đối với người đi đúng tuyến.
Tuy nhiên một tin vui cho những người mổ trái tuyến rằng:
- Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, người tham gia bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh; chữa bệnh ban đầu tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện được quyền khám bệnh; chữa bệnh bảo hiểm y tế tại trạm y tế tuyến xã ;hoặc phòng khám đa khoa; hoặc bệnh viện tuyến huyện trong cùng địa bàn tỉnh có mức hưởng theo như khám chữa bệnh đúng tuyến. Tức nếu bạn tham gia bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh; chữa bệnh ban đầu tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa; hoặc bệnh viện tuyến huyện này; nhưng bạn lại mổ thuộc trường hợp mổ được bảo hiểm ý tế chi trả ở trạm y tế tuyến xã; hoặc phòng khám đa khoa; hoặc bệnh viện tuyến huyện khác trong cùng một tỉnh thì được xem là mổ đúng tuyến
- Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, quỹ bảo hiểm y tế chi trả chi phí điều trị nội trú theo mức hưởng quy định như đi đúng tuyến cho người tham gia bảo hiểm y tế khi tự đi khám bệnh; chữa bệnh không đúng tuyến tại các cơ sở khám bệnh; chữa bệnh tuyến tỉnh trong phạm vi cả nước. Tức nếu bạn thuộc trường hợp mổ được bảo hiểm ý tế chi trả; thì bạn sẽ được hưởng 100% chi trả chi phí điều trị nội trú tại các cơ sở khám bệnh; chữa bệnh tuyến tỉnh trong phạm vi cả nước.
Nhưng khi nghe thông tin trên mà các bạn vội mừng. Bởi nếu việc mổ của bạn không rơi vào các trường hợp mổ được hưởng bảo hiểm y tế thì bạn cũng sẽ không được hưởng bảo hiểm y tế.
Về câu hỏi “Mổ trái tuyến có được hưởng bảo hiểm không?”. Câu trả lời sẽ là tuỳ:
- Nếu bạn mổ trái tuyến rơi vào các trường hợp pháp luật không cho hưởng bảo hiểm y tế như: Mổ phẫu thuật thẫm mỹ; phẫu thuật nạo; phá thai, … sẽ không được bảo hiểm y tế chi trả.
- Nếu bạn không rơi trường hợp không được chi trả bảo hiểm xã hội thì được hưởng 100% chi trả chi phí điều trị nội trú tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh trong phạm vi cả nước.
Mời bạn xem thêm
- Lừa đảo vay tiền đóng phí bảo hiểm sẽ bị xử phạt như thế nào?
- Điều trị nội trú có được thông tuyến bảo hiểm ?
- Có giấy chuyển viện được hưởng bao nhiêu bảo hiểm?
- Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp mới năm 2022
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Mổ trái tuyến có được hưởng bảo hiểm không?″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; Xác nhận tình trạng hôn nhân; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Trạm y tế xã, phường, thị trấn;
– Trạm xá, trạm y tế, phòng y tế của cơ quan, đơn vị, tổ chức;
– Phòng khám bác sỹ gia đình tư nhân độc lập;
– Trạm y tế quân – dân y, Phòng khám quân – dân y, Quân y đơn vị cấp tiểu đoàn và các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
– Bệnh viện đa khoa huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
– Trung tâm y tế huyện có chức năng khám bệnh, chữa bệnh; Trung tâm y tế huyện có phòng khám đa khoa;
– Phòng khám đa khoa; phòng khám đa khoa khu vực;
– Bệnh viện đa khoa hạng III, hạng IV và chưa xếp hạng thuộc các Bộ, Ngành hoặc trực thuộc đơn vị thuộc các Bộ, Ngành;
– Bệnh viện đa khoa tư nhân tương đương hạng III, tương đương hạng IV hoặc chưa được xếp hạng tương đương;
– Bệnh viện y học cổ truyền tư nhân tương đương hạng III, tương đương hạng IV hoặc chưa được xếp hạng tương đương;
– Phòng Y tế, Bệnh xá trực thuộc Bộ Công an, Bệnh xá Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
– Trung tâm y tế quân – dân y, Bệnh xá quân y, Bệnh xá quân – dân y, Bệnh viện quân y hạng III, hạng IV hoặc chưa được xếp hạng, bệnh viện quân – dân y hạng III, hạng IV hoặc chưa được xếp hạng, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
– Bệnh viện đa khoa tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
– Bệnh viện đa khoa hạng I, hạng II thuộc các Bộ, Ngành, hoặc trực thuộc đơn vị thuộc các Bộ, Ngành;
– Bệnh viện chuyên khoa, Viện chuyên khoa, Trung tâm chuyên khoa, Trung tâm y tế dự phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có Phòng khám đa khoa;
– Bệnh viện Nhi, Bệnh viện Sản – Nhi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
– Bệnh viện đa khoa tư nhân tương đương hạng I, tương đương hạng II;
– Bệnh viện y học cổ truyền tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Bộ, Ngành;
– Bệnh viện y học cổ truyền tư nhân tương đương hạng I, tương đương hạng II;
– Phòng khám thuộc Ban bảo vệ chăm sóc sức khoẻ cán bộ tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
– Bệnh viện hạng II thuộc Bộ Quốc phòng, Bệnh viện quân – dân y hạng II, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.