Chào Luật sư, tôi nghe nói hiện nay trên thế giới có nhiều mô hình tố tụng hình sự. Không biết Luật quy định vấn đề trên như thế nào? Mô hình tố tụng hình sự là gì theo quy định? Luật Việt Nam theo mô hình tố tụng hình sự nào? Mô hình tố tụng hình sự nào là tiên tiến nhất? Mô hình tố tụng hình sự phản ánh nội dung nào quan trọng? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Căn cứ pháp lý
Mô hình tố tụng hình sự là gì theo quy định?
Mô hình tố tụng hình sự theo cách hiểu chung nhất là sự khái quát cao những đặc trưng cơ bản, phổ biến, phản ánh cách thức tổ chức hoạt động tố tụng hình sự và cách thức tìm đến sự thật khách quan của vụ án. Cách thức tổ chức này quyết định địa vị tố tụng của các chủ thể trong quá trình thực hiện các chức năng cơ bản của tố tụng hình sự (chức năng buộc tội, bào chữa và xét xử).
Trên thế giới có 3 loại mô hình tố tụng hình sự phổ biến là: mô hình tố tụng hình sự thẩm vấn; mô hình tố tụng hình sự tranh tụng và mô hình tố tụng hình sự pha trộn.
Mô hình tố tụng hình sự tranh tụng là gì?
Mô hình tố tụng hình sự tranh tụng là một trong các mô hình tố tụng hình sự phổ biến hiện nay trên thế giới. Mô hình này có mục đích bảo đảm sự bình đẳng tuyệt đối giữa bên buộc tội (cơ quan công tố) và bên bào chữa trong suốt quá trình đi tìm sự thật vụ án. Đây là mô hình tạo ra nhiều cảm hứng cho quá trình cải cách, nâng cao chất lượng tố tụng hình sự của nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Không những thế, mô hình này có một quy trình tố tụng, đặc biệt trong giai đoạn xét xử thể hiện tính công bằng cao, thể hiện qua vai trò bình đẳng giữa bên bị buộc tội và bên gỡ tội.
Ở giai đoạn tiền xét xử, công tố viên và luật sư có quyền điều tra, thu thập chứng cứ như nhau. Khi xét xử, chứng cứ của họ đều được đưa ra để thẩm định và kiểm tra trước tòa án. Họ đều có quyền lựa chọn nhân chứng để thẩm tra… Thông qua đối tụng giữa công tố viên và luật sư, tòa án gồm đoàn bồi thẩm và thẩm phán chủ tọa phán quyết về sự thật khách quan và quyết định hình phạt. Mô hình này cho phép luật sư có thể tham gia đầy đủ vào quá trình tố tụng nên tòa án có thể thêm nguồn thông tin giá trị để có thể nhận định sự thật khách quan của vụ án. Thay vì chỉ xem xét các chứng cứ có trong hồ sơ thì đoàn bồi thẩm được tiếp cận chứng cứ của cả bên buộc tội và bên gỡ tội. Điều này bảo đảm cho mục đích tìm ra sự thật khách quan và chất lượng tranh tụng được nâng lên ngày một cao hơn.
Mô hình tố tụng hình sự thẩm vấn là gì?
Tố tụng theo mô hình này nghĩa là huy động các cơ quan tố tụng chuyên nghiệp của Nhà nước (Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát/Viện công tố, Tòa án) vào quá trình đi tìm sự thật của vụ án, những cơ quan này cùng được giao trách nhiệm chứng minh tội phạm.
Về bản chất thì tố tụng thẩm vấn đặt mục đích tìm kiếm sự thật là nhiệm vụ quan trọng bậc nhất. Trình tự giải quyết vụ án hình sự được xem như là một cuộc điều tra. Trong đó, người tiến hành điều tra là đại diện của quyền lực Nhà nước và phương pháp điều tra chính là thẩm vấn. Tòa án giải quyết vụ án dựa trên hồ sơ vụ án kết hợp với việc tiếp tục thẩm vấn tại phiên tòa. Tòa án điều hành mọi tiến trình vụ án. Khi một vụ việc được đưa đến cho Tòa án thì Tòa án sẽ là chủ thể nắm giữ trách nhiệm tìm kiếm sự thật cho riêng mình. Điều này trái ngược với mô hình tranh tụng, nơi mà bồi thẩm đoàn giao quyền chủ động cho công tố viên và luật sư tại phiên tòa. Tòa án chỉ quyết định khi bị thuyết phục bởi lý lẽ, chứng cứ của một trong hai bên. Yếu tố công bằng chi phối mô hình tố tụng tranh tụng thì ở mô hình này không có nhiều giá trị trong việc tìm kiếm sự thật.
Khác với mô hình tố tụng tranh tụng, vai trò của cơ quan nhà nước trong việc tham gia tố tụng theo mô hình này là chủ yếu và quan trọng nhất. Hiện diện trong suốt quá trình tố tụng là một hồ sơ vụ án được thống nhất được lập từ giai đoạn điều tra và là nơi chứa đựng chứng cứ có thể xác định tội phạm. Các cơ quan tiến hành tố tụng, bao gồm Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án là những chủ thể đóng vai trò chính trong toàn bộ quá trình tố tụng và chi phối toàn bộ mô hình tố tụng. Các cơ quan tiến hành tố tụng là chủ thể xác định sự thật khách quan của vụ án, có toàn bộ quyền hành trong việc xây dựng hồ sơ vụ án và coi đó là chứng cứ để xem xét định tội.
Mô hình tố tụng hình sự pha trộn được quy định như thế nào?
Là mô hình tố tụng có sự đan xen, kết hợp của cả hai cách thức tổ chức hoạt động tố tụng hình sự nêu trên.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, pháp luật của các quốc gia có xu hướng giảm bớt những yếu tố đặc thù, “xích lại gần nhau” hơn. Trong đó thì pháp luật tố tụng hình sự không phải là ngoại lệ. Nghiên cứu các mô hình tố tụng hình sự cho thấy đến nay không tồn tại mô hình tố tụng hình sự thuần túy là thẩm vấn hay tranh tụng. Trong quá trình tồn tại, các mô hình tố tụng hình sự đã có sự giao thoa, tiếp nhận những yếu tố tiến bộ, tích cực của nhau để đáp ứng ngày càng cao yêu cầu phòng, chống tội phạm, bảo đảm các quyền con người trong tố tụng hình sự ngày một tốt hơn.
Có thể thấy, Việt Nam chúng ta hiện đang đi theo mô hình pha trộn thiên về thẩm vấn. Nhiệm vụ xác định sự thật khách quan, trách nhiệm chứng minh tội phạm được giao cho các cơ quan tiến hành tố tụng đảm nhiệm. Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo và người bào chữa của họ còn khá thụ động và trong nhiều trường hợp lệ thuộc vào các cơ quan tiến hành tố tụng. Điều tra, thẩm vấn là phương pháp chủ yếu được áp dụng ở tất cả các giai đoạn tố tụng, thậm chí tại phiên tòa.
Mô hình tố tụng hình sự của Việt Nam hiện nay thế nào?
Tổng kết thực tiễn thi hành mô hình tố tụng hình sự ở nước ta thời gian qua cho thấy rằng mô hình tố tụng hình sự hiện hành đã phát huy tác dụng tích cực trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo đảm trật tự an toàn xã hội và từng bước đáp ứng được yêu cầu bảo đảm dân chủ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Tuy nhiên, quá trình vận hành mô hình này đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập cần được nhìn nhận và khắc phục.
Việc tổ chức các hoạt động tố tụng hình sự đang có sự chồng lấn, mâu thuẫn giữa các chức năng cơ bản của tố tụng hình sự. Cùng một chủ thể nhưng lại được giao nhiều chức năng tố tụng khác nhau. Tòa án có vai trò quá chủ động, tích cực trong phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm và đang được giao thực hiện một số thẩm quyền không phù hợp với chức năng xét xử (khởi tố vụ án, trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung…).
Vai trò của Viện kiểm sát tại phiên tòa sơ thẩm còn khá mờ nhạt, không tạo cơ sở phát huy tính chủ động, tích cực và trách nhiệm của cơ quan buộc tội. Đặc biệt, vai trò của người bào chữa còn yếu ớt; chưa có những quy định để bảo vệ quyền của người bào chữa trong việc thực hiện quyền tố tụng. Việc thu thập chứng cứ, yếu tố quan trọng nhất liên quan đến việc định tội hoàn toàn do cơ quan nhà nước với những chức năng tố tụng khác nhau hình thành nên hồ sơ vụ án có xu hướng thiên về chứng cứ buộc tội mà thiếu chứng cứ gỡ tội, dẫn đến quyền suy đoán vô tội của bị cáo khó được tôn trọng một cách thực sự.
Có thể bạn quan tâm
- Cách tra cứu số căn cước công dân gắn chip
- Bị thu sổ hộ khẩu khi làm căn cước công dân cần mang theo gì?
- Mục tiêu có thể sử dụng căn cước công dân thay giấy tờ cá nhân từ 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Mô hình tố tụng hình sự là gì theo quy định?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như thành lập công ty liên doanh, mẫu đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ; xin trích lục hồ sơ đất đai … Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Tố tụng hình sự là những trình tự, thủ tục để xem xét, đánh giá một hành vi cụ thể có phải là tội phạm được quy định trong bộ luật hình sự hay không, người thực hiện hành vi có phải chịu trách nhiệm hình sự không và một số vấn đề liên quan đến thi hánh án hình sự.
Căn cứ vào “Phạm vi điều chỉnh” của Bộ luật tố tụng hình sự, ta có thể thấy các giai đoạn của tố tụng hình sự như sau:
– Giai đoạn 1: tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm
– Giai đoạn 2: Khởi tố, điều tra
– Giai đoạn 3: Truy tố
– Giai đoạn 4: Xét xử
Đặc điểm của mô hình TTHS Hoa Kỳ là ưu tiên cho việc kiểm soát tội phạm và đảm bảo quá trình tố tụng được thực hiện công bằng. Trong giai đoạn điều tra, Tòa án phê chuẩn các lệnh khám xét, bắt giữ và kiểm soát bằng thiết bị điện tử hợp pháp.