Miễn hình phạt là một chế định được quy định trong Bộ luật Hình sự. Tuy nhiên thì ít ai lại hiểu được rõ về vấn đề này. Vậy thì miễn hình phạt được sử dụng trong trường hợp nào và điều kiện gì? Hãy cùng với Luật sư X tìm hiểu thông qua bài viết ngay sau đây nhé!
Căn cứ pháp lý:
Miễn hình phạt là gì?
Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước đối với tội phạm. Tuy nhiên, tội phạm có thể dược miễn hình phạt trong những trường hợp cụ thể. Những trường hợp cụ thể được quy định tại Bộ luật Hình sự năm 2015.
Miễn hình phạt là không buộc người phạm tội phải chịu hình phạt. Đây là một chế định nhân đạo của luật hình sự Việt Nam. Chế định này được áp dụng cho người phạm tội trong trường hợp phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của BLHS, đáng được khoan hồng đặc biệt, nhưng chưa đến mức được miễn trách nhiệm hình sự.
Miễn hình phạt được áp dụng trong trường hợp mà lẽ ra Tòa án phải tuyên trong bản án kết tội có hiệu lực pháp luật đối với người này. Nhưng trong những điều kiện nhất định do Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định, việc áp dụng hình phạt đối với họ là không cần thiết, do đó Nhà nước không bắt buộc họ phải chịu hình phạt.
Miễn hình phạt được quy định như thế nào?
Miễn hình phạt được quy định tại điều 59 Bộ luật hình sự năm 2015 như sau:
Điều 59. Miễn hình phạt
Người phạm tội có thể được miễn hình phạt nếu thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 54 của Bộ luật này mà đáng được khoan hồng đặc biệt nhưng chưa đến mức được miễn trách nhiệm hình sự.
Điều 54. Quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng
1. Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật khi người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật này.
2. Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật đối với người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể.
Điều kiện để được xem xét miễn hình phạt mà người phạm tội phải thỏa mãn
Thứ nhất, thuộc trường hợp quy định tại khoản 1;2 Điều 54 Bộ luật hình sự năm 2015.
Cụ thể: có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ được quy định tại khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015 và là người giúp sức có vai trò không đáng kể, phạm tội lần đầu.
Thứ hai, người phạm tội thuộc trường hợp được khoan hồng đặc biệt trong những trường hợp được khoan hồng theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 3 Bộ luật hình sự năm 2015: người tự thú, đầu thú, thành khẩn khai báo, tố giác đồng phạm, lập công chuộc tội, tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra. Có cơ sở để đánh giá khả năng tự giáo dục người phạm tội. Từ đó không cần phải áp dụng hình phạt.
Thứ ba, người phạm tội không có căn cứ để miễn trách nhiệm hình sự.
Hậu quả pháp lý của người được miễn hình phạt về nội dung xóa án tích
Khoản 2 Điều 69 BLHS 2015 quy định “người bị kết án do lỗi vô ý về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và người được miễn hình phạt không bị coi là có án tích”.
Như vậy, người được miễn hình phạt được đương nhiên xóa án tích ngay tại thời điểm bản án có hiệu lực pháp luật hoặc sau khi đã chấp hành xong các nghĩa vụ khác trong bản án như nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, nộp án phí hình sự.
Trong khi đó, nếu một người vi phạm hành chính và bị xử phạt, thì đối với họ trong thời hạn 6 tháng hoặc 1 năm sau mới được xóa tiền sự và coi như chưa bị xử lý vi phạm hành chính (Điều 7 Luật xử lý vi phạm hành chính). Quy định này không công bằng với người phạm tội được miễn hình phạt và người bị xử lý vi phạm hành chính, ngoài ra BLHS còn xác định dấu hiệu nhân thân (đã bị xử phạt hành chính) là một trong những yếu tố định tội.
Như vậy, nếu so sánh người được miễn hình phạt và người bị xử lý hành chính cho thấy người vi phạm hành chính còn phải chịu hậu quả pháp lý nghiêm khắc hơn so với người được miễn hình phạt, mà người được miễn hình phạt là người đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự quy định là tội phạm.
Câu hỏi thường gặp
Miễn hình phạt là không buộc người phạm tội phải chịu hình phạt.
Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước đối với tội phạm.Miễn hình phạt là gì?
Trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lý bất lợi của việc phạm tội. Trách nhiệm hình sự được thể hiện bằng việc áp dụng đối với người phạm tội một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế của nhà nước do luật hình sự quy định.
Ta có theo Khoản 2 Điều 69 Bộ luật Hình sự 2015 quy định:
Người bị kết án do lỗi vô ý về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và người được miễn hình phạt không bị coi là có án tích.
Xem thêm: Đe dọa giết người được pháp luật quy định như thế nào?
Trên đây là toàn bộ thông tin về:
“Miễn hình phạt theo quy định của pháp luật hiện hành”
Mong rằng bài viết hữu ích đối với độc giả!
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833102102