Anh trai tôi mất sớm, di chúc để nhà đất rộng 120 m2 cho con trai, hiện 10 tuổi. Mẹ cháu muốn bán một nửa để xây nhà mới nhưng phía nhà chồng không đồng ý. Mẹ có quyền bán mảnh đất con được thừa kế riêng hay không? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Căn cứ pháp lý
Mẹ có quyền bán mảnh đất con được thừa kế riêng hay không?
Điều 75 quy định, con có quyền có tài sản riêng gồm đất đai được thừa kế riêng.
Điều 77 Luật Hôn nhân quy định, cha mẹ nếu quản lý tài sản riêng của con dưới 15 tuổi sẽ có quyền định đoạt tài sản đó “vì lợi ích của con”, nếu con từ đủ 9 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Do vậy, người mẹ quyền bán đất của con được thừa kế nếu cần tiền phục vụ các nhu cầu của con như học phí, ăn uống, chữa bệnh…
Thừa kế theo di chúc là gì?
Thừa kế theo di là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
Người lập di chúc có thể chỉ định một hoặc nhiều người trong di chúc và cho họ hưởng một phần hoặc toàn bộ tài sản của mình. Người lập di chúc phải là cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
Thừa kế theo di chúc nhằm dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người khác còn sống; theo quyết định của người đó trước khi chết được thể hiện trong di chúc. Nội dung cơ bản của thừa kế theo di chúc là chỉ định người thừa kế (cá nhân, tổ chức) và phân định tài sản, quyền tài sản cho họ, giao cho họ nghĩa vụ tài sản.
Điều kiện để người được chia thừa kế theo di chúc hưởng di sản
Người nhận di sản thừa kế (người được chỉ định trong di chúc) là những người có quyền nhận di sản do người chết để lại theo sự định đoạt trong di chúc.
Người thừa kế theo di chúc cũng cần phải có những điều kiện như quy định ở Điều 613 Bộ luật dân sự 2015, cụ thể là:
Người nhận thừa kế theo di chúc là cá nhân:
Nếu người được chỉ định làm thừa kế là cá nhân thì người đó phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế. Vì chỉ có những người còn sống thì mới có năng lực pháp luật dân sự để hưởng quyền.
Ngoài ra, người sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế; nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết thì họ vẫn là người thừa kế theo di chúc của người để lại di sản.
Người thừa kế theo di chúc là pháp nhân, tổ chức
Trường hợp người thừa kế theo di chúc là pháp nhân, tổ chức phải còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Vì nếu pháp nhân chấm dứt hoạt động trước thời điểm mở thừa kế thì năng lực chủ thể của pháp nhân cũng chấm dứt; cho nên không còn tự cách hưởng di sản.
Nếu pháp nhân còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế và thời điểm chia di sản; thì pháp nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc . Nểu pháp nhân còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế; nhưng không còn tồn tại vào thời điểm chia di sản (trong thời hiệu thừa kế); thì cần phải áp dụng các thù tố tụng dân quy định để bảo vệ quyền lợi của pháp nhân.
Phân chia di sản thừa kế theo di chúc
Căn cứ Điều 659 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:
Điều 659. Phân chia di sản theo di chúc
1. Việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc; nếu di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Như vậy, việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc. Nếu trong di chúc có nhiều người thì việc phân chia cho mỗi người được hưởng bao nhiêu phụ thuộc vào nội dung di chúc.
Nếu di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế; thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc. Trừ trường hợp có thoả thuận khác của những người thừa kế.
Cụ thể, nếu di chúc xác định phân chia di sản theo hiện vật thì người thừa kế được nhận hiện vật kèm theo hoa lợi, lợi tức thu được từ hiện vật đó hoặc phải chịu phần giá trị của hiện vật bị giảm sút tính đến thời điểm phân chia di sản; nếu hiện vật bị tiêu hủy do lỗi của người khác thì người thừa kế có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại. Trường hợp di chúc chỉ xác định phân chia di sản theo tỷ lệ đối với tổng giá trị khối di sản thì tỷ lệ này được tính trên giá trị khối di sản đang còn vào thời điểm phân chia di sản.
Con nuôi thực tế nhưng không đăng ký có được hưởng thừa kế không?
Để trả lời câu hỏi con nuôi thực tế nhưng không đăng ký có được hưởng thừa kế không; chúng ta cần xem xét quy định của pháp luật tại Bộ luật dân sự 2015 ; Luật nuôi con nuôi 2010 để xác định việc hưởng thừa kế.
Quy định về xác định quan hệ con nuôi theo Luật nuôi con nuôi
Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững; vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho con nuôi được nuôi dưỡng; chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình được sống và phát triển lành mạnh.
Để xác định quan hệ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi theo quy định của pháp luật; thì những người trong quan hệ này phải làm thủ tục đăng ký xác định là cha nuôi, mẹ nuôi. Khi đáp ứng được các điều kiện mà pháp luật đặt ra đối với người nhận nuôi; cụ thể tại khoản 1 điều 14 Luật nuôi con nuôi được quy định như sau:
1. Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
c) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
d) Có tư cách đạo đức tốt.
Như vậy, theo quy định này, để được xác nhận là cha, mẹ nuôi và con nuôi thì việc nhận nuôi con nuôi phải được đăng ký với cơ quan có thẩm quyền và đáp ứng các điều kiện mà pháp luật đặt ra. Tuy nhiên, hiện nay, có rất nhiều trường hợp chỉ nhận con nuôi trong thực tế mà không được đăng ký với cơ quan có thẩm quyền. Vì vậy buộc pháp luật phải có những biện pháp giải quyết vấn đề này.
Các trường hợp không được hưởng di sản thừa kế
Bị cha nuôi, mẹ nuôi mẹ nuôi truất quyền thừa kế mà không thuộc các trường hợp được hưởng di sản thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc.
Đã từ chối nhận di sản theo quy định tại điều 620 bộ luật dân sự 2015.
Thuộc trường hợp không được quyền hưởng di sản thừa kế quy định tại điều 621 Bộ luật dân sự 2015:
- Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
- Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
- Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
- Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
Tuy nhiên người không được quyền hưởng di sản thừa kế vẫn có quyền thừa kế nếu người để lại di sản biết mà vẫn để lại di chúc cho người này hưởng di sản.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Tội vô ý làm chết người được pháp luật quy định như thế nào?
- Gây tai nạn giao thông đường thủy có bị phạt tù theo quy định của pháp luật
- Hành vi chém chết nhân viên điện máy xanh bị xử lý như thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề; “Mẹ có quyền bán mảnh đất con được thừa kế riêng hay không?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty; giải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty; giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833 102 102.
Hoặc qua các kênh sau:
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Người thừa kế không phụ thuộc vào di chúc:
– Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
– Con thành niên mà không có khả năng lao động.
Tuy nhiên, người thừa kế không phụ thuộc vào di chúc phải đáp ứng điều kiện sau:
– Không từ chối nhận di sản
– Không thuộc trường hợp không có quyền hưởng di sản.
Căn cứ điều 627 Bộ luật Dân sự năm 2015: “Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng”.
Như vậy , có thể lập di chúc miệng trong trường hợp không thể lập bằng văn bản.