Thưa luật sư tôi là một doanh nghiệp nhỏ hiện tại tôi và anh trai tôi muốn lấn sang nhập các loại máy móc ở nước ngoài về bán. Anh trai tôi thì lấy vợ ở Mỹ, gia đình vợ anh tôi chuyên sản xuất và thu mua các loại máy móc cho nên anh em chúng tôi đã hỏi và nhập những loại máy móc đã quy sử dụng về Việt Nam để bán lại cho các doanh nghiệp. Tôi mới lấn sang lĩnh vực này vì thế vẫn còn những thắc mắc mong được luật sư giải đáp đó là: Đối với các loại máy móc đã qua sử dụng để nhập vào Việt Nam thì cần những điều kiện, trường hợp như thế nào? Quy trình nhập máy móc thiết bị từ nước ngoài ra sao? Và những chính sách về thuế đối với máy móc nhập khẩu như thế nào, cụ thể là Máy móc nhập khẩu có được giảm thuế GTGT không? Mong luật sư giải đáp.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho Luật sư X, để giải đáp thắc mắc của bạn về: Máy móc nhập khẩu có được giảm thuế GTGT không. Cũng như các vấn đề pháp lý liên quan đến việc nhập khẩu các loại máy móc thiết bị, các quy định pháp luật về thuế, các chính sách về thuế cũng như các trường hợp được giảm thuế khi nhập khẩu máy móc thì hãy cùng tham khảo qua bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!
Căn cứ pháp lý:
Những chính sách nhập khẩu máy móc thiết bị hiện nay
Những chính sách thuế nhập khẩu máy móc thiết bị hiện nay được quy định Điều 6 Thông tư số 23/2015/TT-BKHCN ngày 13/11/2015 của Bộ Khoa học và Công nghệ: Điều 6. Yêu cầu cụ thể
Đối với những thiết bị nhập khẩu đã qua sử dụng
- Tuổi thiết bị không vượt quá 10 năm;
- Được sản xuất theo tiêu chuẩn phù hợp với quy định của Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia hoặc Tiêu chuẩn Quốc gia của Việt Nam hoặc phù hợp với Tiêu chuẩn của các nước G7 về an toàn, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.
Trường hợp đối với các máy móc, thiết bị đã qua sử dụng thuộc các dự án đầu tư, đã bao gồm dự án đầu tư mới và dự án đầu tư mở rộng
- Các dự án thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư;
- Dự án thuộc diện phải thực hiện các thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của các cơ quan có thẩm quyền mà không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư.
Trường hợp thuế nhập khẩu máy móc nếu trong hồ sơ dự án đầu tư bao gồm danh mục thiết bị đã qua sử dụng và đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, thì các cơ quan, doanh nghiệp làm đăng ký đầu tư cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của Luật đầu tư thì không phải áp dụng quy định tại khoản 1 Điều này.
Trong trường hợp cần thiết, các cơ quan có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư có thể lấy ý kiến thẩm định công nghệ của cơ quan chuyên môn về khoa học và công nghệ đối với thiết bị đã qua sử dụng trong hồ sơ dự án trước khi quyết định chủ trương đầu tư hoặc cấp giấy chứng nhận đầu tư”.
Vậy nên, theo quy định của nhà nước, đối với những máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất đã qua sử dụng trên 10 năm thì không được phép nhập khẩu về nước ta. Chỉ trừ những trường hợp cơ sở kinh doanh nhập khẩu để thực hiện các dự án đầu tư, và các loại máy móc trong danh mục nhập khẩu đã được kiểm định, duyệt hồ sơ tại các cơ quan hành chính có thẩm quyền.
Máy móc nhập khẩu có được giảm thuế GTGT không?
Những chính sách thuế nhập khẩu máy móc thiết bị hiện nay
Điều 16. Miễn thuế nhập khẩu máy móc thiết bị
Đối với những loại hàng hóa là thiết bị máy móc, dây chuyền sản xuất được miễn thuế theo quy định của pháp luật bao gồm:
- Các loại máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất, phụ tùng lắp ráp đồng bộ hoặc các thiết bị đang sử dụng đồng bộ với máy móc, thiết bị vật tư, chi tiết, chế tạo linh kiện máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ
- Các phương tiện di chuyển, vận tải được sử dụng để phục vụ cho công việc cũng như hoạt động sản xuất tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất.
- Các loại thiết bị vật tư, dây chuyền sản xuất trong nước hiện tại không sản xuất được.
- Việc không áp dụng biểu thuế nhập khẩu máy móc thiết bị này đối với những dự án đầu tư mở rộng và đối với những dự án đầu tư không mở rộng.
Điều 14. Miễn thuế nhập khẩu thiết bị điện tử hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư
Theo quy định tại khoản 11 Điều 16 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Các loại máy móc thiết bị nhập khẩu được miễn thuế để tái tạo tài sản cố định sẽ được miễn thuế nhà nước.
Đối với những loại hàng hóa thiết bị được phân bổ, hoạch toán riêng được sử dụng trong các dự án đầu tư ưu đãi được miễn thuế nhập khẩu máy móc thiết bị,hàng hóa.
Các loại hàng hóa nhập khẩu để tái tạo các dự án đầu tư ưu đãi sẽ được miễn thuế nếu thuộc các dự án ưu đãi đầu tư và không thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư.
Các vật tư hiện tại trong nước chưa thể sản xuất được theo quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Và một số thông tin khác thuộc Điều 30, Điều 31 Nghị định này”.
Đối tượng không chịu thuế GTGT
Các loại hàng hóa bao gồm:
- Các loại máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ, phụ tùng phục vụ cho các hoạt động nghiên cứu, phát triển công nghệ.
- Các loại thiết bị sử dụng thay thế trong các hoạt động như thăm dò, tìm mỏ dầu, mỏ khí đốt.
- Để có thể thẩm định những loại máy móc không thuộc dạng phải chịu thuế nhập khẩu thiết bị y tế, thiết bị, máy móc này thuộc các cơ quan của Bộ Tài chính về thủ tục hải quan, giám sát, kiểm tra thuế xuất nhập khẩu cũng như quản lý thuế đối với những mặt hàng đặc biệt này.
- Đối với trường hợp hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp nhập khẩu tài sản cố định thì sẽ được miễn thuế nhập khẩu máy móc thiết bị và không phải không chịu thuế GTGT.Còn đối với những trường hợp khác ngoại lệ thì nộp thuế nhập khẩu cũng như GTGT theo quy định của nhà nước.
Quy trình nhập khẩu máy móc, thiết bị
Máy móc thiết bị đã qua sử dụng
Hồ sơ: Điều 7, Thông tư số 23/2015/TT-BKHCN
1. Đối với thiết bị đã qua sử dụng thuộc các dự án đầu tư quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này:
- 01 bản sao chứng thực Quyết định chủ trương đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư kèm theo
- 01 bản chính Danh mục thiết bị đã qua sử dụng dự kiến nhập khẩu trong hồ sơ dự án.
2. Đối với các trường hợp khác nhập khẩu thiết bị đã qua sử dụng (kể cả trường hợp dự án đầu tư được chấp thuận theo Quyết định chủ trương đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư mà không có Danh mục thiết bị đã qua sử dụng dự kiến nhập khẩu): Tài liệu kỹ thuật thể hiện năm sản xuất và tiêu chuẩn sản xuất của thiết bị đã qua sử dụng nhập khẩu, gồm một trong các tài liệu sau:
- 01 bản chính Giấy xác nhận của nhà sản xuất về năm sản xuất và tiêu chuẩn sản xuất của thiết bị đã qua sử dụng phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư này;
- 01 bản chính Chứng thư giám định của một tổ chức giám định quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư này về năm sản xuất và tiêu chuẩn sản xuất của thiết bị đã qua sử dụng phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư này.”
Thủ tục: Căn cứ vào Điều 8, Thông tư số 23/2015/TT-BKHCN
1. Cơ quan hải quan căn cứ tài liệu doanh nghiệp nộp, xác định thiết bị đã qua sử dụng đáp ứng điều kiện nhập khẩu theo quy định tại Điều 6 Thông tư này, thực hiện thủ tục thông quan theo quy định
2. Đưa hàng về bảo quản:
a) Trường hợp nhập khẩu thiết bị đã qua sử dụng mà tại thời điểm nhập khẩu chưa có đủ hồ sơ quy định tại Điều 7 Thông tư này, doanh nghiệp được đưa hàng hóa về bảo quản sau khi nộp Cơ quan hải quan các tài liệu sau:
- 01 bản chính Giấy đăng ký giám định có xác nhận đã đăng ký của tổ chức giám định theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư này;
- 01 bản chính Văn bản đề nghị đưa hàng hóa về bảo quản theo mẫu số 09/BQHH/GSQL Phụ lục V, Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
b) Trong thời gian không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày đưa hàng hóa về bảo quản, doanh nghiệp phải nộp Cơ quan hải quan chứng thư giám định và các tài liệu đã cam kết. Cơ quan Hải quan chỉ làm thủ tục thông quan khi thiết bị đã qua sử dụng đáp ứng yêu cầu tại Điều 6, Điều 7 Thông tư này.
Trường hợp sau khi giám định có kết quả không đáp ứng yêu cầu theo quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 6 Thông tư này, Cơ quan có thẩm quyền xem xét xử lý theo các hình thức quy định tại Điều 14 Thông tư này.
Thiết bị đã qua sử dụng đưa về bảo quản chỉ được đưa ra sử dụng, lắp đặt sau khi hoàn tất thủ tục thông quan.
c) Các thiết bị đã qua sử dụng thuộc dự án đầu tư quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này chỉ được sử dụng cho chính dự án đã được phê duyệt hoặc đã được đăng ký, không được chuyển nhượng cho dự án khác hoặc doanh nghiệp khác, trừ trường hợp doanh nghiệp phá sản, giải thể hoặc chấm dứt hoạt động”.
Thuế: Đối với thuế nhập khẩu máy móc thiết bị sản xuất thường sẽ giao động thuế suất từ 0-10%.
Còn với thuế nhập khẩu thiết bị điện tử sẽ được nhà nước miễn thuế nhập khẩu.
“Ngày 29 tháng 1 năm 2015, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 10/2015/TT-BTC quy định chi tiết thi hành Quyết định số 54/2014/QĐ-TTg về việc miễn thuế nhập khẩu đối với linh kiện nhập khẩu để sản xuất, lắp ráp sản phẩm trang thiết bị y tế cần được ưu tiên nghiên cứu, chế tạo thì hàng hóa là linh kiện nhập khẩu cho dự án đầu tư để sản xuất, lắp ráp sản phẩm trang thiết bị y tế” – thuế suât thuế nhập khẩu thiết bị y tế là 0%
Thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị mới 100%
Căn cứ vào Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
Hồ sơ và thủ tục
- Tờ khai hàng hóa nhập khẩu
- Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice) trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán (bản chụp)
- Vận tải đơn (Bill of Lading) hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương đối với trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt, vận tải đa phương thức theo quy định của pháp luật.
- Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa ( C/O )
- Tờ khai trị giá
- Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc Giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật: 01 bản chính.
- Giấy phép nhập khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu; Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan:
- 01 bản chính nếu nhập khẩu một lần hoặc
- 01 bản chụp kèm theo Phiếu theo dõi trừ lùi nếu nhập khẩu nhiều lần
Thủ tục đối với hàng mới rất đơn giản khi bạn chỉ cần nộp các hồ sơ cần thiết nêu trên và lấy hàng về. Nếu có bất cứ trường hợp nào xảy ra bên phía Hải Quan sẽ liên hệ để giải quyết.
Thuế: Biểu thuế áp dụng cho hàng mới cũng tương đương với hàng đã sử dụng.
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Máy móc nhập khẩu có được giảm thuế GTGT không” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là dịch vụ soạn thảo đơn phương ly hôn với người nước ngoài như thế nào vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Mời bạn xem thêm:
- Trình tự, thủ tục mua đất không có sổ đỏ
- Mẫu hợp đồng chuyển nhượng một phần thửa đất
- Hợp đồng mua bán đất không có sổ đỏ
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính quy định về ngày tháng năm lập hóa đơn như sau:
“a) Tiêu thức “Ngày tháng năm” lập hóa đơn
Ngày lập hóa đơn đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Ngày lập hóa đơn đối với cung ứng dịch vụ là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ thực hiện thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.
Ngày lập hóa đơn đối với hoạt động cung cấp điện sinh hoạt, nước sinh hoạt, dịch vụ viễn thông, dịch vụ truyền hình thực hiện chậm nhất không quá 7 ngày kế tiếp kể từ ngày ghi chỉ số điện, nước tiêu thụ trên đồng hồ hoặc ngày kết thúc kỳ quy ước đối với việc cung cấp dịch vụ viễn thông, truyền hình. Kỳ quy ước để làm căn cứ tính lượng hàng hóa, dịch vụ cung cấp căn cứ thỏa thuận giữa đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông, truyền hình với người mua.
Ngày lập hóa đơn đối với xây dựng, lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng”.
Các nhóm hàng hóa, dịch vụ không được giảm thuế VAT 2% các sản phẩm được quy định tại phụ lục I, các phẩm chịu thuế tiêu thụ đặc biệt tại phụ lục II và các sản phẩm công nghệ thông tin quy định tại phục lục III Nghị định 15/2022/NĐ-CP:
1. Sản phẩm khai khoáng
2. Sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo
3. Dịch vụ thông tin, truyền thông
4. Dịch vụ tài chính
5. Ngân hàng
6. Bảo hiểm
7. Kinh doanh bất động sản
8. Kim loại,
9. Than cốc,
10. Dầu mỏ tinh chế,
11. Sản phẩm hoá chất …
Theo hướng dẫn tại Mục 9 và Mục 13 Công văn 18195/BTC-TCHQ năm 2015 quy định như sau:
“9. Liên quan đến thủ tục thanh lý hàng hóa là máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển tạo tài sản cố định của DNCX (Điều 79):
Về thủ tục thanh lý tại thị trường Việt Nam, doanh nghiệp chế xuất được lựa chọn thực hiện theo quy định tại Điều 79 hoặc Điều 86 Thông tư số 38/2015/TT-BTC (xuất nhập khẩu tại chỗ), cụ thể:
a) Trường hợp thực hiện theo Điều 79 Thông tư số 38/2015/TT-BTC thì khi bán vào nội địa DNCX liên hệ với cơ quan thuế nội địa để cơ quan thuế nội địa cấp 01 hóa đơn lẻ GTGT (theo quy định tại Điều 13 Thông tư số 39/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính). DNCX sử dụng hóa đơn GTGT lẻ để xuất bán máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển được xác định bằng (=) số thuế GTGT ghi trên hóa đơn bán lẻ thanh lý máy móc, thiết bị phương tiện vận chuyển trừ (-) số thuế GTGT nộp ở khâu nhập khẩu khi chuyển đổi mục đích sử dụng;
[…]
13. Về việc thanh lý, thay đổi mục đích sử dụng của hàng nhập khẩu miễn thuế của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Điều 85)
Để tháo gỡ khó khăn khi thực hiện thủ tục thanh lý, thay đổi mục đích sử dụng theo quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 85 Thông tư số 38/2015/TT-BTC, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện thống nhất như sau:
Đối với trường hợp thanh lý, thay đổi mục đích sử dụng đối với hàng hóa nhập khẩu miễn thuế nhập khẩu tính từ thời điểm nhập khẩu đến thời điểm thanh lý, thay đổi mục đích quá thời hạn lưu giữ hồ sơ hải quan (05 năm) và trường hợp thanh lý, thay đổi mục đích sử dụng đối với hàng hóa nhập khẩu miễn thuế là công cụ, dụng cụ (mà quá trình theo dõi, quản lý tại doanh nghiệp không theo số tờ khai nhập khẩu) trong thời hạn lưu giữ hồ sơ hải quan thì không yêu cầu doanh nghiệp cung cấp số tờ khai khi thanh lý, thay đổi mục đích sử dụng.
[…]’
Theo đó, quy định thanh lý hàng hóa là máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển tạo tài sản cố định của doanh nghiệp chế xuất không quy định việc cung cấp số tờ khai khi thanh lý.
Việc cung cấp số tờ khai khi thanh lý chỉ được quy định đối với thanh lý, thay đổi mục đích sử dụng của hàng nhập khẩu miễn thuế của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.