Để làm một số thủ tục như chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc xin cấp sổ đỏ với cá nhân, hộ gia đình đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng chưa có sổ cần dùng tới mẫu xác nhận đất không tranh chấp. Khi đó, người sử dụng đất sẽ nộp Đơn xin xác nhận đất không tranh chấp tại cơ quan có thẩm quyền. Nếu bạn chưa biết viết giấy xin xác nhận đất không tranh chấp như thế nào, hãy tham khảo Mẫu xác nhận đất không tranh chấp chi tiết dưới đây của Luật sư X nhé.
Căn cứ pháp lý
Khi nào sử dụng mẫu xác nhận đất không tranh chấp?
Mẫu xác nhận đất không tranh chấp là một trong những loại giấy tờ pháp lý sử dụng khi nhằm chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc xin cấp sổ đỏ với cá nhân, hộ gia đình đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng chưa có sổ. Ngoài ra trong các hoạt động mua bán, tặng cho,… đất khi có mẫu xác nhận đất không tranh chấp này sẽ hạn chế được những tranh chấp có thể xảy ra.
Nội dung Mẫu xác nhận đất không tranh chấp?
Ngoài các nội dung theo thể thức trình bày một văn bản thông thường, Cần đảm bảo các nội dung trong đơn xin xác nhận nhà ở không có tranh chấp, đó là:
– Cơ quan tiếp nhận đơn;
Thông tin người làm đơn: Họ tên; năm sinh; số Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân…; Hộ khẩu thường trú; chỗ ở hiện nay.
– Thông tin nhà ở xin xác nhận: Địa chỉ, đặc điểm, nguồn gốc, tình trạng chỗ ở (loại chỗ ở, diện tích, nguồn gốc…).
– Đề nghị xác nhận: Cần ghi rõ đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận nhà ở trên đang được sử dụng cư trú ổn định lâu dài, hoàn toàn không có tranh chấp, khiếu nại; nhà không thuộc diện quy hoạch, không bị đem ra thế chấp, bảo lãnh hay bị kê biên để đảm bảo thi hành án…
Ngoài ra, trong Đơn xin xác nhận đất không tranh chấp cần có phần nội dung thẩm định của cơ quan có thẩm quyền kèm theo xác nhận và chữ ký.
Nộp giấy xác nhận đất không tranh chấp ở đâu?
Căn cứ vào các quy định trong Luật đất đai năm 2013 và Nghị định số 43/2014/NĐ-CP thì có thể thấy được rằng cơ quan sẽ tiếp nhận đơn xác nhận đất không có tranh chấp là UBND cấp xã/phường/thị trấn và tại đây sẽ giao cho bộ phận địa chính của UBND phường để tiến hành giải quyết. Như vậy người làm đơn sẽ tiến hành nộp đơn tại UBND cấp xã/phường/thị trấn.
Hồ sơ xin xác nhận đất không có tranh chấp
Theo quy định Luật Đất đai năm 2013 một trong các điều kiện để thực hiện quyền sử dụng đất là đất không có tranh chấp. Để xác minh đất không có tranh chấp cần xin giấy xác nhận của UBND xã nơi có thửa đất. Cụ thể hồ sơ gồm:
– Văn bản xin xác nhận đất không có tranh chấp, không vi phạm quy hoạch;
– Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất;
– Sổ hộ khẩu
– Chứng minh nhân dân
– Giấy ủy quyền (nếu thông qua ủy quyền)
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Thủ tục xin xác nhận đất không có tranh chấp
Bước 1: Cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật
Bước 2: Cá nhân nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa thuộc UBND cấp xã.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Tất cả các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày lễ)
Bước 3: Cán bộ địa chính tiếp nhận và kiểm tra tính pháp lý, nội dung hồ sơ:
– Nếu hồ sơ hợp lệ thì viết giấy hẹn;
– Nếu hồ sơ không hợp lệ thì hướng dẫn cá nhân hoàn thiện theo đúng quy định.
Bước 4: Cán bộ địa chính chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền giải quyết và trả kết quả theo giấy hẹn
Bước 5: Cá nhân nhận kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa thuộc UBND cấp xã
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì công chức địa chính xây dựng trả lại và nêu rõ lý do.
Hiện nay không có văn bản nào quy định cụ thể về thời hạn giải quyết hồ sơ xin xác nhận đất không có tranh chấp. Do đó UBND xã sẽ hẹn thời gian trả hồ sơ cụ thể.
Mẫu xác nhận đất không tranh chấp
Hướng dẫn soạn thảo mẫu xác nhận đất không tranh chấp
Khi soạn đơn chúng ta cần phải thực hiện đầy đủ những nội dung sau:
– Quốc hiệu tiêu ngữ là phần bắt buộc của đơn xin xác nhận tình trạng sử dụng đất, được ghi ở chính giữa trang của mẫu đơn
– Ngày làm đơn, Quý khách ghi rõ ngày tháng năm tại thời điểm làm đơn;
– Tên đơn, chúng ta đề tên đơn là
ĐƠN XIN XÁC NHẬN
(Về việc tình trạng thửa đất không có tranh chấp, đất không vi phạm quy hoạch sử dụng đất)
– Phần kính gửi, chúng ta kính gửi UBND xã, phường nơi có đất cần xác nhận là đơn vị có thẩm quyền thực hiện việc xác nhận việc sử dụng đất.
– Tên của người yêu cầu, ghi rõ ràng họ và tên, năm sinh, số CMND, địa chỉ cư trú, số điện thoại liên hệ
– Lý do làm đơn:
Trình bày cụ thể lý do ví dụ: để xin giấy phép xây dựng, để thực hiện việc mua bán, sang tên, chuyển nhượng thửa đất…
Cá nhân và tổ chức cần ghi đầy đủ các tài liệu, giấy tờ chứng minh kèm theo mẫu đơn để thuận lợi cho quá trình làm việc cũng như tránh các rủi ro pháp lý sau này.
– Thông tin bất động sản cần xác nhận: trình bày rõ số thửa, tờ bản đồ số mấy, địa chỉ thửa đất, vị trí tiếp giáp, diện tích sử dụng, thời hạn sử dụng đất còn lại, ngày cấp sổ đỏ nếu có…
– Tài sản gắn liền với đất (nếu có): bao gồm những công trình gì, kết cấu cơ bản của công trình;
-Phần đề nghị: Cần ghi rõ:
Đề nghị UBND cấp xã xác nhận thửa đất trên đang được sử dụng cư trú ổn định lâu dài, không có tranh chấp, khiếu nại, không nằm trong quy hoạch, không bị thế chấp, bảo lãnh, bị kê biên để đảm bảo để thi hành án và đáp ứng đủ các điều kiện để được cấp giấy chứng nhận hoặc thực hiện các giao dịch…
– Tại mục chữ ký người làm đơn: ký và ghi rõ họ tên.
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Mẫu xác nhận đất không tranh chấp chi tiết năm 2023” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến thủ tục chứng thực và sao y bản chính. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Tranh chấp đất không rõ nguồn gốc và trình tự giải quyết năm 2023
- Mua nhầm đất tranh chấp
- Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai năm 2023
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo quy định tại Điều 11, Điều 12 Thông tư 34/2014/TT-BTNMT quy định tổ chức, cá nhân có nhu cầu khai thác dữ liệu đất đai thì nộp phiếu yêu cầu hoặc văn bản yêu cầu đến cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai theo Mẫu số 01/PYC.
Việc gửi yêu cầu xác định đất không có tranh chấp có thể thực hiện qua những cách thức sau:
– Nộp trực tiếp tại Cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai;
– Gửi qua hệ thống bưu chính hoặc thư điện tử;
– Nộp hồ sơ qua cổng thông tin đất đai.
Xác định tình trạng pháp lý của thửa đất đang có tranh chấp hay không có ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ tranh chấp đất đai và cả người thứ ba liên quan hoặc những người đang có nhu cầu giao dịch đối tượng là thửa đất.
Ngoài việc pháp luật quy định bắt buộc phải hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã trước khi khởi kiện vụ án dân sự, khiếu nại theo thủ tục tố tụng hành chính thì rải rác trong các quy định của pháp luật về đất đai, như: Khoản 2 Điều 101 Luật Đất đai 2013; Điều 20 Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai đều có quy định UBND cấp xã là cơ quan xác nhận một thửa đất xác định có hoặc không có tranh chấp.
Do vậy, để xác định tranh chấp đất đai nhanh nhất, có thể tới UBND cấp xã để yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai, nhưng trên thực tế không phải mọi trường hợp có tranh chấp đất đai đều được UBND cấp xã thống kê được bởi có khả năng tranh chấp đất đai không được các bên yêu cầu hòa giải đến UBND cấp xã.
Ngoài ra, để chắc chắn, có thể xác định đất tranh chấp bằng cách khảo sát thực địa, tra cứu trực tuyến thông qua website của các Sở Tài nguyên và Môi trường của từng địa phương để biết thêm thông tin chi tiết hơn về bất động sản đang tìm kiếm.