Xin chào Luật sư. Tôi hiện nay đang sinh sống và làm việc tại Đồng Nai, tôi có thắc mắc về quy định pháp luật đất đai, mong được luật sư tư vấn giải đáp. Cụ hể là tôi có một mảnh đất được ba mẹ để lại cho tôi trước khi qua đời, nay tôi muốn đến Thành phố Hồ Chí Minh để học tập, không có nhu cầu sử dụng đến diện tích đất này nữa, nhà bên cạnh có ngỏ lời xin xây dựng trên một phần diện tích đất của tôi. Tôi thắc mắc rằng khi soạn thảo văn bản chấp thuận của người sử dụng đất đồng ý cho xây dựng nhà ở cần lưu ý những điểm gì? Nếu khi tôi không đồng ý mà họ vẫn tự ý xây nhà trên đất của tôi thì việc xử lý xây nhà trái phép trên đất của người người khác như thế nào? Mong được luật sư tư vấn giải đáp, tôi xin cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Tại nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc nêu trên cho bạn. Hi vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Xây nhà trên đất của người khác được hiểu là như thế nào?
Hành vi xây nhà trái phép trên đất của người khác được hiểu là xây nhà trái phép trên đất của nhà nước hoặc đất của tổ chức cá nhân nào đó. Hành vi cố ý xây dựng nhà trên đất lấn chiếm sẽ bị pháp luật xử lý nghiêm minh. Vì vậy, mọi người cần tìm hiểu rõ các nội dung; về mức xử phạt của hành vi cố ý xây dựng nhà trên đất lấn chiếm.
Xây nhà trái phép trên đất của người người khác thì bị xử lý như thế nào?
Nếu xây nhà trên đất của người khác là đất của nhà nước (đất công); thì phần nhà và công trình xây dựng trên đất lấn chiếm được xử lý; theo quy định tại Khoản 5 và Khoản 7 Nghị định 139/2017/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Thứ nhất, phạt tiền đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình; không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng như sau:
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc xây dựng công trình khác không thuộc các trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này;
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị;
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc lập dự án đầu tư xây dựng.
Thứ hai, phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
- Xây dựng công trình không phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt;
- Xây dựng công trình vi phạm chỉ giới xây dựng;
- Xây dựng công trình sai cốt xây dựng;
- Xây dựng cơi nới, lấn chiếm diện tích, lấn chiếm không gian; đang được quản lý, sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác; hoặc của khu vực công cộng, khu vực sử dụng chung.
Trình tự xử lý hành vi cố ý xây dựng nhà trên đất lấn chiếm của nhà nước
Theo Khoản 12 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP đối với hành vi cố ý xây nhà trái phép từ lấn chiếm đất của nhà nước mà đang thi công xây dựng thì xử lý như sau:
- Lập biên bản vi phạm hành chính và yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm dừng thi công xây dựng công trình;
- Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm phải làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh hoặc cấp giấy phép xây dựng;
- Hết thời hạn quy định tại điểm b khoản này, tổ chức, cá nhân vi phạm không xuất trình với người có thẩm quyền xử phạt giấy phép xây dựng hoặc giấy phép xây dựng được điều chỉnh thì bị áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm.
Cách xử lý hành vi ngang nhiên xây nhà trên đất của người khác?
Đối với đất của cá nhân, tổ chức khi bị người khác ngang nhiên xây dựng trái phép trên; đất của mình thì để đòi lại quyền lợi có thế chọn 02 con đường; là tố cáo theo luật tố cáo 2018 hoặc khởi kiện dân sự theo bộ luật tố tụng dân sự 2015 và luật đất đai 2013.
Thứ nhất, theo quy định tại Điều 22 của Luật tố cáo 2018; (có hiệu lực từ ngày 01/01/2019), việc tố cáo được thực hiện bằng đơn hoặc được trình bày; trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền và quy định của Luật tố cáo 2018 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2019); thì quy trình giải quyết tố cáo sẽ được thực hiện như sau:
- Tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo;
- Xác minh nội dung tố cáo;
- Kết luận nội dung tố cáo;
- Xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo;
- Công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo.
Thứ hai, tiến hành khởi kiện tại tòa án có thẩm quyền theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Cụ thể:
Theo quy định tại Điều 35 Luật tố tụng dân sự 2015, Tòa án nhân dân; cấp huyện có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai. Nếu các tình huống tranh chấp đất đai có yếu tố nước ngoài thì thẩm quyền giải quyết sẽ thuộc tòa án nhân dân; cấp tỉnh theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 37; Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Vì vậy, khi cá nhân, tổ chức bị người khác ngang nhiên xây dựng nhà trên đất; thuộc sở hữu của mình thì có thể tố cáo hoặc khởi kiện giải quyết; theo quy định pháp luật tố tụng dân sự và Luật đất đai 2013.
Mẫu văn bản chấp thuận của người sử dụng đất đồng ý cho xây dựng nhà ở
Hướng dẫn ghi mẫu văn bản chấp thuận của người sử dụng đất đồng ý cho xây dựng nhà ở
Khi soạn thảo mẫu, cần lưu ý những nội dung sau:
– Thông tin của đại diện là chủ nhà và hàng xóm tham gia ký biên bản.
– Hiện trạng công trình: liệt kê hiện trạng nhà ở, công trình liên quan. Thông tin này rất quan trọng để đối chiếu và có biện pháp xử lý nếu trong quá trình xây dựng có xảy ra các vấn đề ảnh hưởng đến tài sản của hai bên.
– Bản thỏa thuận dựa theo quy định của pháp luật, đồng thời đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên. Bản thỏa thuận đồng thời là căn cứ để nếu có bất cứ hành vi vi phạm hoặc tranh chấp xảy ra thì có cơ sở dựa trên các điều khoản đã được ký kết để có giải pháp xử lý thích hợp.
– Một số điều cam kết về an toàn giữa 2 bên. Những điều cần lưu ý khi xây nhà liền kề với nhà của người khác bao gồm:
- Đảm bảo an toàn cho công trình xây dựng liền kề;
- Bồi thường thiệt hại khi nhà liền kề bị sụt lún, nứt… do hoạt động xây dựng nhà của mình gây nên.
- Điều kiện được mở cửa sổ nhìn sang nhà liền kề. Theo quy định xây nhà liền kề của pháp luật có liên quan đến lĩnh vực xây dựng, muốn làm cửa sổ nhìn sang nhà người khác cần có một số điều kiện như:
- Cửa sổ được mở khi không sát với ranh giới với nhà liền kề.
- Khoảng cánh giữa tường nhà mở cửa sổ với đất nhà liền kề là 2m.
- Mở cửa sổ cần có biện pháp phòng tránh nhìn trực tiếp vào nội thất nhà đối diện, kích thước phù hợp.
Mời bạn xem thêm:
- Mẫu đơn xin xác nhận tình trạng sử dụng đất năm 2022
- Những lưu ý khi mua đất dự án chưa có sổ đỏ
- Nên mua đất dự án hay đất thổ cư
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Mẫu văn bản chấp thuận của người sử dụng đất đồng ý cho xây dựng nhà ở” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới thủ tục chia đất khi ly hôn. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp:
Điều 174 Bộ luật Dân sự 2015 đã nêu rõ nguyên tắc tôn trọng quy tắc xây dựng khi xây dựng công trình, chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản phải tuân thủ các quy định sau:
Một là phải tuân theo pháp luật về xây dựng, bảo đảm an toàn;
Thứ hai là không được xây vượt quá độ cao, khoảng cách mà pháp luật về xây dựng quy định;
Và thứ ba là không được xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu, người có quyền khác đối với tài sản là bất động sản liền kề và xung quanh.
Chính vì vậy, việc thỏa thuận với hàng xóm khi xây nhà giúp hạn chế tối đa ảnh hưởng đến hộ gia đình còn lại đồng thời tránh những tranh chấp phát sinh xảy ra sau này.
Để bảo vệ thực thì quyền sử dụng đất, chủ sở hữu cần thực hiện các phương thức bảo vệ sau:
Tiến hành hòa giải, thương lượng với người có hành vi lấn chiếm đất đai. Theo pháp luật quy định, Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dần cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
Hoặc tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì bạn có thể thực hiện khởi kiện đến Tòa án căn cứ Điều 203 Luật đất đai 2013
Theo quy định tại Điều 164, 166, 169, 170 Bộ luật dân sự 2015, chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản (ở đây là đất bị lấn chiếm) có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Tùy thuộc vào từng chi tiết cụ thể cũng như số đo diện tích bị lấn chiếm khác nhau thì mức xử phạt trong quy trình xử lý lấn chiếm đất đai khác nhau.