Trái phiếu doanh nghiệp là loại chứng khoán có kỳ hạn từ 01 năm trở lên do doanh nghiệp phát hành, xác nhận nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi và các nghĩa vụ khác (nếu có) của doanh nghiệp đối với nhà đầu tư sở hữu trái phiếu. Dưới đây là mẫu trái phiếu doanh nghiệp được sử dụng phổ biến hiện nay.
Căn cứ pháp lý
Các loại trái phiếu doanh nghiệp hiện nay ở Việt Nam
Trái phiếu doanh nghiệp là một chứng nhận nợ, được doanh nghiệp là nhà phát hành và có nghĩa vụ trả gốc và lãi cho nhà đầu tư vào một thời điểm nhất định trong tương lai như đã cam kết khi phát hành trái phiếu.
Cũng như những loại trái phiếu khác, khi nhà đầu tư mua trái phiếu doanh nghiệp, họ sẽ được nhận một khoản lãi nhất định trên khoản tiền được ghi trên mệnh giá của trái phiếu mà không phụ thuộc vào hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Tại Việt Nam, trái phiếu doanh nghiệp có rất nhiều loại. Một số lại trái phiếu doanh nghiệp phổ biến như sau:
- Trái phiếu có lãi suất cố định: Là loại trái phiếu mà lợi tức được xác định theo một tỷ lệ (%) cố định tính theo mệnh giá.
- Trái phiếu có lãi suất thay đổi: Ngược lại với trái phiếu lãi suất cố định.
- Trái phiếu không lãi suất: Trái phiếu không có lãi nhưng được mua với giá chiết khấu.
- Trái phiếu vô danh: Trái phiếu không ghi tên người mua
- Trái phiếu ghi danh: Trái phiếu có ghi tên của người mua
- Trái phiếu có thể chuyển đổi: được quyền chuyển đổi sang cổ phần của công ty
- Trái phiếu có quyền mua cổ phiếu: Trái phiếu có kèm phiếu cho phép mua một số lượng cổ phiếu nhất định.
- Trái phiếu có thể mua lại: Cho phép nhà phát hành có thể mua lại trước khi đến hạn thanh toán
- Trái phiếu bảo đảm: Trái phiếu mà nhà phát hành sử dụng một tài sản có giá trị để làm vật đảm bảo.
- Trái phiếu có tài sản cầm cố: Là loại trái phiếu đảm bảo bằng việc nhà phát hành cầm cố một tài sản để đảm bảo thanh toán cho chủ trái phiếu.
- Trái phiếu đảm bảo bằng chứng khoán ký quỹ: Là loại trái phiếu được đảm bảo bằng việc người phát hành thường đem ký quỹ số chứng khoán dễ chuyển nhượng mà mình sở hữu để làm tài sản đảm bảo
- Trái phiếu không đảm bảo: Là loại trái phiếu phát hành không có tài sản làm vật đảm bảo mà chỉ có uy tín của người phát hành.
Lãi suất trái phiếu doanh nghiệp
Lãi suất trái phiếu doanh nghiệp là tỷ lệ % tính theo năm, được sử dụng để tính số tiền lãi đầu tư trái phiếu mà doanh nghiệp chi trả cho nhà đầu tư.
Có 2 loại lãi suất trái phiếu doanh nghiệp như sau:
- Lãi suất trái phiếu doanh nghiệp cố định: Là tỷ lệ % được cố định trong suốt thời hạn trái phiếu.
- Lãi suất trái phiếu thả nổi: Là tỷ lệ % được thả nổi theo thị trường. Thông thường sẽ bằng một mức lãi suất tiết kiệm bình quân của một số ngân hàng lớn cộng với biên độ cố định.
Mức lãi suất này sẽ được quy định cụ thể trên các thông báo chào bán trái phiếu, bản cáo bạch và bản xác nhận trái phiếu.
Nguyên tắc phát hành và sử dụng vốn trái phiếu
Trái phiếu doanh nghiệp cũng mang những đặc điểm chung của trái phiếu nói chung, bao gồm:
- Trái phiếu doanh nghiệp là một chứng nhận nợ của trái chủ đổi với cơ quan nhà nước phát hành trái phiếu. Do vậy, Trái phiếu doanh nghiệp có quy định về thời hạn và lãi suất. Người sở hữu trái phiếu và cho bên phát hành trái phiếu vay gọi là trái chủ. Vốn của khoản nợ vay đó cũng chính là mệnh giá của trái phiếu. Lãi trên mệnh giá của trái phiếu được gọi là trái tức.
- Trái phiếu doanh nghiệp cũng có thể được phát hành dưới hình thức là một chứng chỉ (Giấy tờ có giá). Trị trường trái phiếu là một bộ phận của thị trường vốn. Do vậy mà trái phiếu thường có thời hạn trong vòng 1 năm trở lên.
Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 153/2020/NĐ-CP, nguyên tắc phát hành và sử dụng vốn trái phiếu của doanh nghiệp như sau:
1. Doanh nghiệp phát hành trái phiếu theo nguyên tắc tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn và đảm bảo khả năng trả nợ.
2. Mục đích phát hành trái phiếu bao gồm: để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư; tăng quy mô vốn hoạt động; cơ cấu lại nguồn vốn của chính doanh nghiệp hoặc mục đích phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Doanh nghiệp phải nêu cụ thể mục đích phát hành tại phương án phát hành theo quy định tại Điều 13 Nghị định này và công bố thông tin cho nhà đầu tư đăng ký mua trái phiếu. Việc sử dụng vốn huy động từ phát hành trái phiếu của doanh nghiệp phải đảm bảo đúng mục đích theo phương án phát hành và nội dung công bố thông tin cho nhà đầu tư.
3. Đối với phát hành trái phiếu xanh, ngoài các quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, nguồn vốn từ phát hành trái phiếu phải được hạch toán, quản lý theo dõi riêng và giải ngân cho các dự án thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường, dự án mang lại lợi ích về môi trường theo phương án phát hành đã được phê duyệt.
Mẫu trái phiếu doanh nghiệp
Mẫu trái phiếu doanh nghiệp ban hành kèm theo Thông tư số 77/2020/TT-BTC ngày 14 tháng 8 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
Liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Sư X liên quan đến “Mẫu trái phiếu doanh nghiệp”. Quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu về cách nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hồ sơ vay vốn ngân hàng cho doanh nghiệp, Trích lục ghi chú ly hôn, các thủ tục thành lập công ty, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh;…quý khách hàng liên hệ đến hotline 0833.102.102. để được nhận tư vấn
Mời bạn xem thêm
- Mẫu thông báo thay đổi số tài khoản công ty tới khách hàng mới 2022
- Xin cấp lại chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm
- Quyết định bỏ chứng chỉ chức danh nghề nghiệp tại Việt Nam
Câu hỏi thường gặp
Doanh nghiệp phát hành trái phiếu là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam. (Khoản 1, Điều 2 Nghị định 153/2020/NĐ-CP)
Đối tượng mua trái phiếu:
– Đối với trái phiếu không chuyển đổi không kèm chứng quyền: đối tượng mua trái phiếu là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp theo quy định của pháp luật chứng khoán.
– Đối với trái phiếu chuyển đổi và trái phiếu kèm chứng quyền: đối tượng mua trái phiếu là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, nhà đầu tư chiến lược, trong đó số lượng nhà đầu tư chiến lược phải đảm bảo dưới 100 nhà đầu tư.
– Tổ chức có trách nhiệm xác định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và tài liệu xác định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp thực hiện theo quy định tại Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán.
Căn cứ theo Điều 25 Nghị định 153/2020/NĐ-CP điều kiện để doanh nghiệp chào bán trái phiếu ra thị trường quốc tế như sau:
1. Đối với trái phiếu không chuyển đổi không kèm chứng quyền:
a) Doanh nghiệp phát hành là công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam;
b) Phương án phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế được cấp có thẩm quyền phê duyệt và chấp thuận theo quy định tại Điều 28 Nghị định này;
c) Đáp ứng tỷ lệ an toàn tài chính, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động theo quy định của pháp luật chuyên ngành;
d) Tuân thủ quy định về quản lý vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh và pháp luật về quản lý ngoại hối;
đ) Các điều kiện chào bán theo quy định tại thị trường phát hành.
2. Đối với trái phiếu chuyển đổi hoặc trái phiếu kèm chứng quyền:
a) Doanh nghiệp phát hành là công ty cổ phần đáp ứng các điều kiện phát hành quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Việc chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu, thực hiện quyền kèm theo chứng quyền phải đáp ứng quy định về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật;
c) Các đợt chào bán trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền phải cách nhau ít nhất 06 tháng kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán gần nhất.