Xin chào Luật sư. Gia đình tôi đang thực hiện thủ tục làm hộ chiếu để đi du lịch nước ngoài, tuy nhiên tôi có thắc mắc về việc cấp hộ chiếu, mong được Luật sư hỗ trợ. Cụ thể là con gái tôi năm nay 12 tuổi thì có bắt buộc phải làm hộ chiếu khi đi nước ngoài hay không? Nếu bắt buộc thì thủ tục làm hộ chiếu cho trẻ dưới 14 tuổi hiện nay được thực hiệ như thế nào? Gia đình tôi sẽ cần chuẩn bị giấy tờ gì để xin cấp hộ chiếu và mẫu tờ khai hộ chiếu cho trẻ dưới 14 tuổi hiện nay được quy định ra sao? Mong được Luật sư hỗ trợ, tôi xin cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật sư X. Tại nội dung dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019
Có bắt buộc phải làm hộ chiếu cho trẻ em khi đi nước ngoài không?
Điều 33 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 nêu rõ, công dân Việt Nam xuất cảnh phải có đủ các giấy tờ sau:
– Giấy tờ xuất nhập cảnh nguyên vẹn và còn hạn sử dụng (bao gồm hộ chiếu và giấy thông hành theo Điều 6 Luật này). Trong đó, hộ chiếu phải còn hạn sử dụng từ 06 tháng trở lên;
– Có thị thực (visa) hoặc giấy tờ khác xác nhận, chứng minh là được nước đến cho nhập cảnh, trừ trường hợp được miễn thị thực;
– Không thuộc một trong các trường hợp bị cấm, không được xuất cảnh, bị tạm hoãn xuất cảnh.
Quy định trên được quy định chung cho mọi lứa tuổi, không phân biệt người lớn hay trẻ em. Vì vậy, khi đi nước ngoài, trẻ em cũng bắt buộc phải có hộ chiếu, visa.
Ngoài ra theo khoản 2 Điều 33 Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, người chưa đủ 14 tuổi khi xuất cảnh không được đi một mình mà phải có người đại diện hợp pháp đi cùng.
Trẻ em bao nhiêu tuổi được làm hộ chiếu?
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, hộ chiếu (bao gồm hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ và hộ chiếu phổ thông) là tài sản của Nhà nước. Hộ chiếu phổ thông được cấp cho mọi công dân Việt Nam.
Vì thế, mọi công dân Việt Nam không phân biệt độ tuổi đều được cấp hộ chiếu khi có đề nghị. Riêng trẻ em 14 tuổi có quyền lựa chọn cấp chung hộ chiếu cùng cha mẹ, người giám hộ hợp pháp hoặc cấp hộ chiếu riêng.
Thông tư 29/2016/TT-BCA quy định về thời hạn của hộ chiếu trẻ em như sau:
– Hộ chiếu phổ thông cấp cho công dân từ đủ 14 tuổi trở lên có thời hạn 10 năm.
– Hộ chiếu phổ thông cấp cho trẻ em dưới 14 tuổi có giá trị không quá 05 năm tính từ ngày cấp và không được gia hạn.
– Trẻ em dưới chín tuổi được cấp chung vào hộ chiếu phổ thông của cha hoặc mẹ nếu có đề nghị của cha hoặc mẹ. Trong trường hợp này, hộ chiếu có thời hạn 05 năm và không được gia hạn.
– Trẻ em từ 09 tuổi đến dưới 14 tuổi không cấp chung và hộ khẩu của cha hoặc mẹ; hộ chiếu được cấp tiêng thì có thời hạn 05 năm.
Thủ tục cấp hộ chiếu trẻ em năm 2023
Trình tự thủ tục cấp hộ chiếu trẻ em như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Hồ sơ được chuẩn bị theo quy định và nộp tại cơ quan có thẩm quyền. Cụ thể:
– Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thường trú hoặc nơi tạm trú; trường hợp có Thẻ căn cước công dân thực hiện tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thuận lợi: đối với cấp lần đầu.
Người đề nghị cấp hộ chiếu lần đầu thuộc một trong các trường hợp sau đây có thể lựa chọn thực hiện tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an:
+ Có giấy giới thiệu hoặc đề nghị của bệnh viện về việc ra nước ngoài để khám bệnh, chữa bệnh;
+ Có căn cứ xác định thân nhân ở nước ngoài bị tai nạn, bệnh tật, bị chết;
+ Có văn bản đề nghị của cơ quan trực tiếp quản lý đối với cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức trong lực lượng vũ trang, người làm việc trong tổ chức cơ yếu;
+ Vì lý do nhân đạo, khẩn cấp khác do người đứng đầu Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an quyết định.
– Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thuận lợi hoặc Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an: đối với các trường hợp đề nghị lần thứ hai trở đi
Bước 2: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ
Can bộ có trách nhiệm tiếp nhận tờ khai, ảnh chân dung, giấy tờ liên quan; kiểm tra, đối chiếu với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; chụp ảnh, thu thập vân tay của người đề nghị cấp hộ chiếu có gắn chíp điện tử lần đầu; cấp giấy hẹn trả kết quả.
Bước 3: Trả kết quả
Trong thời hạn 08 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận, cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh trả kết quả cho người đề nghị. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận, Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an trả kết quả cho người đề nghị.
Hồ sơ cấp hộ chiếu cho trẻ em gồm những gì?
Hồ sơ xin cấp hộ chiếu bao gồm:
Trẻ em làm hộ chiếu phổ thông có thể làm theo các trường hợp như sau:
– Trường hợp 1: Trẻ từ đủ 14 tuổi trở lên
Trường hợp này, hồ sơ xin cấp hộ chiếu của trẻ em như người lớn, bao gồm:
+ 01 tờ khai mẫu cấp hộ chiếu:
+ 02 ảnh mới chụp, cỡ 4cm x 6cm, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu, phông nền màu trắng.
+ Bản sao thẻ căn cước công dân. Nếu là bản chụp thì xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu.
– Trường hợp 2: Trẻ em dưới 14 tuổi đề nghị cấp hộ chiếu riêng
+ 01 tờ khai được Công an phường, xã, thị trấn nơi trẻ em đó thường trú hoặc tạm trú xác nhận và đóng dấu giáp lai ảnh. Tờ khai do cha, mẹ khai ký, ghi rõ họ tên và nộp thay trẻ em.
+ 02 ảnh cỡ 4x6cm mặt nhìn thẳng, đầu để trần, phông nền mầu trắng.
+ 02 bản sao giấy khai sinh của trẻ em.
+ Nếu cha, mẹ đẻ không thể trực tiếp nộp hồ sơ thì cha mẹ nuôi, người đỡ đầu, người nuôi dưỡng (có quyết định công nhận con nuôi hoặc giấy tờ chứng minh là người đỡ đầu, nuôi dưỡng hợp pháp, người giám hộ) ký tờ khai và nộp thay trẻ em.
– Trường hợp 3: Trẻ em dưới 9 tuổi cấp hộ chiếu chung với hộ chiếu của cha mẹ
+ Tờ khai của cha, mẹ có thông tin và dán ảnh trẻ em đi kèm tại mục 15 và phải được Công an phường, xã, thị trấn nơi thường trú hoặc tạm trú xác nhận, đóng dấu giáp lai ảnh của con.
+ 02 ảnh cha, mẹ cỡ 4×6 cm, 2 ảnh trẻ em cỡ 3×4 cm mặt nhìn thẳng, đầu để trần, phông nền mầu trắng.
+ 02 bản sao giấy khai sinh của trẻ em đi kèm.
Như vậy, đối với trẻ em dưới 14 tuổi, tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu phải được chuẩn bị từ trước, có dán ảnh và quan trọng nhất là phải có sự xác nhận của công an, xã, phường, thị trấn nơi cư trú.
Mẫu tờ khai hộ chiếu cho trẻ dưới 14 tuổi mới năm 2023
Hướng dẫn ghi mẫu tờ khai hộ chiếu cho trẻ dưới 14 tuổi
Phần ảnh: Dán 01 ảnh vào khung, Ảnh mới chụp không quá 06 tháng, cỡ 4cm x 6cm, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, trang phục lịch sự, phông ảnh nền trắng.
Trong trường hợp người điền đơn đề nghị xin cấp hộ chiếu cho người trên 14 tuổi các mục cần điền không có gì quá khác biệt so với mẫu khai online, thậm chí là dễ hơn, cụ thể: Trường hợp người điền là người đại diện cho trẻ em 0-14 tuổi thì mục 12 sẽ điền thông tin bố/mẹ của bé
Có thể đăng ký cấp hộ chiếu điện tử hoặc không cấp hộ chiếu điện tử bằng cách tick vào ô tương ứng
Cuối cùng, người làm tờ khai TK01 ký, ghi rõ họ tên. Đồng thời xác nhận của Trưởng Công an phường, xã thị trấn hoặc Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được ủy thác, người đại diện cũng phải ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu.
Mời bạn xem thêm:
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề làm hộ chiếu đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Mẫu tờ khai hộ chiếu cho trẻ dưới 14 tuổi mới năm 2023” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về giá dịch vụ thám tử hiện nay. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp:
Mức lệ phí để làm hộ chiếu cho trẻ em theo quy định là 200.000 đồng.
Hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ cấp cho trẻ em dưới 18 tuổi có giá trị ít nhất 01 năm kể từ ngày cấp cho đến khi người con đó đủ 18 tuổi và không quá 05 năm.
Giá trị pháp lý của hộ chiếu phổ thông:
– Hộ chiếu quốc gia là tài sản của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
– Hộ chiếu quốc gia được sử dụng thay thế giấy chứng minh nhân dân.
– Hình thức và nội dung của hộ chiếu phổ thông: Hộ chiếu phổ thông cấp trong nước và cấp ở nước ngoài có hình thức và nội dung như nhau nhưng có ký hiệu riêng để thuận lợi trong quản lý.