Trong quá trình hoạt động kinh doanh công nợ là vấn đề mà doanh nghiệp nào cũng cần phải quan tâm. Công nợ là khi một doanh nghiệp thực hiện các nghiệp vụ mua bán hàng hóa, dịch vụ hoặc thanh toán cho các nhân tổ chức mà số tiền còn lại nợ đến kì sau. Công nợ phải thu từ khách hàng là khi một tổ chức doanh nghiệp đã xuất hàng hóa thành phẩm cho khách hàng đã có hóa đơn chứng từ kê khai thuế. Vaayh Thư xác nhận công nợ viết như thế nào? hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé
Thư xác nhận công nợ
Công nợ có thể hiểu là khoản nợ phát sinh trong kỳ được chuyển sang kỳ sau. Công nợ của doanh nghiệp là khoản nợ của doanh nghiệp đó được chuyển sang kỳ sau khi phát sinh nghĩa vụ thanh toán đối với cá nhân, tổ chức khi thực hiện hoạt động của mình.
Thư xác nhận công nợ được chia làm 4 loại cơ bản như sau:
- Thư xác nhận các khoản phải trả
- Thư xác nhận các khoản trả tiền trước
- Thư xác nhận các khoản phải thu
- Thư xác nhận các khoản ứng trước
Mẫu thư xác nhận công nợ
Thư xác nhận công nợ kiểm toán
Để phục vụ cho mục đích kiểm toán. Các công ty có nhu cầu kiểm toán phải thực hiện thủ tục lập và gửi TXN công nợ. Thư xác nhận công nợ là văn bản xác minh giữa đơn vị với các bên liên quan (nhà cung cấp, khách hàng) về số tiền còn phải trả, khoản đã ứng trước hay phải thu… nhằm mục đích xác thực lại tính chính xác của các khoản mục công nợ trên báo cáo tài chính.
Do lập thư xác nhận là thủ tục kiểm toán cần thiết để xác minh số dư các khoản trên báo cáo tài chính. Kiểm toán viên cần đảm bảo thực hiện các trách nhiệm trước và sau thủ tục lập thư xác nhận.
Trước lập thư: thiết kế mẫu thư tương ứng từng trường hợp cần thu thập thông tin. Đảm bảo xác nhận lại dữ liệu lần cuối trên thư xác nhận với đơn vị được kiểm toán trước khi gửi.
Mẫu thư xác nhận công nợ khách hàng
Đối với một doanh nghiệp, việc không quản lý và cân đối được các khoản công nợ sẽ là ảnh hưởng trầm trọng đến hoạt động kinh doanh. Một số vấn đề có thể gặp như:– Bị chiếm dụng nguồn vốn– Bị chiếm dụng nguồn lực– Quá nhiều khoản phải thu trả chậm làm ảnh hưởng hoạt động kinh doanh– Thất thoát tiền công ty một thời gian dài do các khoản quá hạn, khó đòi không được báo kịp thời– Sử dụng nguồn vốn kém hiệu quả
Cách viết thư xác nhận công nợ
Vì là văn bản liên quan đến tiền và các nghĩa vụ của cá nhân, pháp nhân vì thế các thông tin của doanh nghiệp như mã số thuế, địa chỉ, hay thông tin cá nhân như số chứng minh nhân dân phải được điền đầy đủ, chi tiết
Người đại diện hợp pháp phải ký và đóng dấu đầy đủ lên Biên bản đối với công ty; cá nhân thì phải ký tên hoặc điềm chỉ để đảm bảo giá trị pháp lý của thư xác nhận công nợ.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————
BIÊN BẢN XÁC NHẬN CÔNG NỢ
– Căn cứ vào…….
– Căn cứ vào thoả thuận giữa hai bên;
Hôm nay, ngày … tháng … năm 20.., tại địa chỉ ……………………..…., chúng tôi gồm có:
BÊN A: Công ty …………………..
Địa chỉ: ……………..
Điện thoại liên hệ: ………….
Đại diện: …………………………. Chức vụ: ……………….
Mã số thuế……………………..
BÊN B: Công ty ……………………
Địa chỉ: ……………..
Điện thoại liên hệ: ………….
Đại diện: ………………. Chức vụ: ……………….
Mã số thuế……………………..
Cùng nhau xác nhận về công nợ, cụ thể như sau:
Công nợ đầu kỳ: ………………. đồng (Theo Biên bản số …….. ngày ……. tháng …. năm ….)
Số phát sinh trong kỳ:………………
Số tiền bên A đã thanh toán: ……………………….. đồng
Tính đến ngày… tháng … năm … bên A còn nợ bên B số tiền là: ……………………..đồng (bằng chữ: …………….)
Biên bản được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
Mời bạn xem thêm
- Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất
- Hồ sơ thành lập công ty TNHH
- Đăng ký nhãn hiệu tại Đà Nẵng
- Dịch vụ phản đối cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Thư xác nhận công nợ”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như soạn thảo hồ sơ thành lập công ty, đăng ký nhãn hiệu, tra cứu quy hoạch xây dựng, dịch vụ dịch vụ xác nhận tình trạng hôn nhân… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Trong đời sống xã hội, công nợ được hiểu là những khoản vay, mượn các bên chưa thanh toán với nhau.
Khi cần xác nhận lại chính xác những khoản nợ giữa doanh nghiệp với các đối tác, giữa cá nhân với cá nhân thì 02 bên lập mẫu xác nhận công nợ sau khi đối chiếu các khoản nợ với nhau.
Có thể chia công nợ trong doanh nghiệp thành 02 loại:
– Công nợ phải thu: bao gồm tiền bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng nhưng chưa thu được tiền;
– Công nợ phải trả: bao gồm khoản phải trả cho nhà cung cấp về vật tư, công cụ dụng cụ, nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ…mà doanh nghiệp chưa thanh toán tiền.