Sau khi có thông báo về việc mở thừa kế hoặc di chúc được công bố, những người thừa kế có thể họp mặt để thỏa thuận những vấn đề xung quanh việc phân chia di sản. Những thỏa thuận này đều phải được lập thành văn bản. Mời bạn xem trước và tải mẫu thỏa thuận phân chia di sản thừa kế giữa các đồng thừa kế tại bài viết dưới đây của Luật sư X. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích tới bạn.
Căn cứ pháp lý
Di sản thừa kế là gì?
- Di sản thừa kế là toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu của người chết để lại; là đối tượng dịch chuyển tài sản của người chết sang cho những người hưởng thừa kế; được nhà nước thừa nhà nước đảm bảo thực hiện.
- Xác định di sản thừa kế chỉ đặt ra khi người để lại di sản chết. Cái chết ở đây không chỉ là cái chết về mặt sinh học mà còn có thể là cái chết về mặt pháp lý. Di sản phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế; nếu không thì sẽ coi như người chết không để lại di sản.
- Di sản thừa kế phải là tài sản thuộc sở hữu của người chết; do người đó tích lũy và có được một cách hợp pháp. Đó có thể là quyền sử dụng đất, quyền tài sản khác,…
- Di sản thừa kế không bao gồm nghĩa vụ tài sản của người chết để lại; mà chỉ bao gồm tài sản, các quyền tài sản được xác lập dựa trên căn cứ hợp pháp mà người chết để lại cho người thừa kế. Người hưởng thừa kế sẽ thực hiện nghĩa vụ trong phạm vi tài sản thừa kế người chết để lại.
Mẫu thỏa thuận phân chia di sản thừa kế giữa các đồng thừa kế.
Nội dung mẫu thỏa thuận phân chia di sản thừa kế của các đồng thừa kế.
Mẫu thỏa thuận phân chia di sản thừa kế của các đồng thừa kế cần bao gồm những nội dung sau:
- Ngày tháng năm
- Tiêu ngữ
- Tên mẫu biên bản: thỏa thuận phân chia di sản thừa kế của các đồng thừa kế, văn bản phân chia di sản thừa kế của các đồng thừa kế…
- Địa điểm lập mẫu biên bản: tại phòng công chứng số, tại nhà số…
- Thông tin cá nhân của người lập biên bản: họ và tên, chứng minh nhân dân/ căn cước công dân, ngày tháng năm sinh, hộ khẩu thường trú…
- Thông tin của người để lại di sản và di sản: loại tài sản, giá trị…
- Nội dung thỏa thuận về việc phân chia di sản thừa kế: đồng ý để lại tài sản này cho ông A, tài sản mang tên bà B…
- Cam đoan của các bên: hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, cưỡng ép…
- Ghi nhận lưu trữ văn bản: văn bản này được lập thành… lưu giữ tại…
- Ghi rõ số vào sổ công chứng, quyển số…
- Người lập văn bản (các đồng thừa kế) ông bà ký tên/ điểm chỉ
- Công chứng viên ông bà đóng dấu/ ký tên
Các lưu ý khi viết mẫu thỏa thuận phân chia di sản thừa kế giữa các đồng thừa kế.
Sau khi có thông báo về việc mở thừa kế hoặc di chúc được công bố, những người thừa kế cần thiết phải họp mặt để thỏa thuận những việc sau đây (quy định tại Điều 656 Bộ luật Dân sự 2015):
- Cử người quản lý di sản, người phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa vụ của những người này, nếu người để lại di sản không chỉ định trong di chúc;
- Thỏa thuận về cách thức phân chia di sản.
- Mọi thỏa thuận của những người thừa kế phải được lập thành văn bản để tránh các hậu quả tranh chấp về di sản thừa kế sau này.
- Các đồng thừa kế sẽ thống nhất về phân chia di sản, sau đó sẽ thỏa thuận nhượng lại kỷ phần được hưởng của mình cho người phù hợp.
- Văn bản này cần phải được tất cả các đồng thừa kế ký tên.
Ngoài ra, để văn bản có giá trị pháp lý cao thì nên đưa văn bản thỏa thuận phân chia di sản ra văn phòng công chứng để công chứng văn bản.
Giá trị pháp lý của mẫu thỏa thuận phân chia di sản thừa kế giữa các đồng thừa kế.
Mẫu thỏa thuận phân chia di sản thừa kế của các đồng thừa kế có giá trị pháp lý nhất định và được pháp luật dân sự thừa nhận nếu:
- Mục đích và nội dung của biên bản thỏa thuận không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;
- Những người tham gia biên bản thỏa thuận (các đồng thừa kế) đều có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và hoàn toàn tự nguyện.
- Thỏa thuận không bị nhầm lẫn, bị lừa dối, bị đe doạ, cưỡng ép hay xác lập tại thời điểm mà cá nhân đó không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.
- Hình thức của biên bản thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật dân sự: bằng văn bản, bằng lời nói, bằng hành vi…
Mời bạn xem thêm bài viết
- Đơn xin xác nhận nhà ở để bất điện
- Đất nông nghiệp bao nhiêu mét vuông thì được tách sổ?
- Quy trình quản lý an toàn nhà thầu trong thi công xây dựng công trình
- Các biện pháp an toàn trên công trường xây dựng
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Mẫu thỏa thuận phân chia di sản thừa kế giữa các đồng thừa kế ″. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, thủ tục làm trích lục khai sinh trực tuyến, dịch vụ bảo hộ logo thương hiệu, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.
Theo quy định tại Điều 164 BLDS năm 2015: “Tài sản bao gồm vật; tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản”. Như vậy, di sản thừa kế bao gồm rất nhiều các dạng tài sản; các loại tài sản khác nhau và không bị hạn chế về số lượng, giá trị
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 620 BLDS năm 2015; Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.