Biên bản thanh lý hợp đồng là văn bản giao kết giữa các bên ký hợp đồng nhằm ghi nhận tình trạng thực hiện hợp đồng đã hoàn thành và tiến hành nghiệm thu các hạng mục của công việc cũng như nghĩa vụ thanh toán hoặc xuất hóa đơn tài chính theo quy định.
Thông qua biên bản thanh lý hợp đồng dân sự nói chung thì các bên sẽ xác nhận mức độ thực hiện các điều khoản, nội dung công việc đã thỏa thuận trong hợp đồng từ đó xác định nghĩa vụ của các bên sau khi thanh lý hợp đồng. Để biết thêm về cách viết Mẫu thanh lý hợp đồng khi chưa thanh toán hết Hãy cùng tham khảo qua bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Thanh lý hợp đồng là gì?
Hiện nay, tại Bộ luật Dân sự hiện đang có hiệu lực không có định nghĩa cụ thể về thanh lý hợp đồng mà thuật ngữ thanh lý hợp đồng chỉ được đề cập đến tại Luật Thương mại về đảm bảo thực hiện hợp đồng và quyền, nghĩa vụ của bên đặt gia công:
- Bên đặt gia công sau khi thanh lý hợp đồng được nhận lại toàn bộ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị cho thuê/cho mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, phế liệu trừ khi hai bên có thỏa thuận khác (theo khoản 2 Điều 181 Luật Thương mại).
- Bên trúng thầu được nhận lại tiền đặt cọc, ký quỹ đảm bảo thực hiện hợp đồng khi thanh lý hợp đồng trừ trường hợp có thỏa thuận khác (theo khoản 2 Điều 231 Luật Thương mại).
- Tuy nhiên, trước đây, Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế năm 1989 (hiện đã hết hiệu lực) dành hẳn Chương III để đề cập đến việc thực hiện, thay đổi, đình chỉ thanh lý hợp đồng kinh tế. Điều 28 Pháp lệnh này nêu rõ các trường hợp phải thanh lý hợp đồng kinh tế gồm:
- Thực hiện xong hợp đồng kinh tế.
- Hết hạn hợp đồng kinh tế và các bên không thỏa thuận kéo dài thỏa thuận này.
- Đình chỉ hoặc hủy bỏ hợp đồng kinh tế.
- Không tiếp tục thực hiện hợp đồng kinh tế
Mặc dù trong quy định của pháp luật không đề cập nhiều; đến thanh lý hợp đồng nhưng đây là thuật ngữ được rất nhiều bên sử dụng khi giao kết hợp; đồng kinh tế, thương mại, lao động…
Trong đó, các bên thường sử dụng “thanh lý hợp đồng” để xác định; mức độ thực hiện hợp đồng cũng như các nội dung, nghĩa vụ, quyền, lợi ích hợp pháp; các bên đã thực hiện thực tế so với thỏa thuận.
Thanh lý hợp đồng cũng là một trong những văn bản; thể hiện tiến độ thực hiện hợp đồng của hai bên, qua đó xác định lại quyền, nghĩa vụ; còn lại của các bên. Đặc biệt, khi thực hiện thanh lý hợp đồng, các bên sẽ giảm thiểu được những; tranh chấp pháp lý không đáng có.
Mỗi một loại hợp đồng, khi thanh lý cần lập; một biên bản thanh lý hợp đồng riêng để xác nhận việc các bên đã hoàn thiện nghĩa vụ; với nhau và không phát sinh các tranh chấp pháp lý về sau. Thanh lý hợp đồng mang một vai trò rất quan trọng trong các hoạt động về dân sự.
Mẫu thanh lý hợp đồng khi chưa thanh toán hết hiện hành
Mời các bạn tham khảo và tải xuống Mẫu thanh lý hợp đồng khi chưa thanh toán hết dưới đây của chúng tôi.
Mục đích lập biên bản thanh lý hợp đồng
Khái niệm thanh lý hợp đồng lần đầu tiên xuất hiện và được ghi nhận trong Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989. Điều 28 Pháp lệnh này quy định như sau:
Các bên phải cùng nhau thanh lý hợp đồng kinh tế trong trường hợp:
1- Hợp đồng kinh tế được thực hiện xong;
2- Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng kinh tế đã hết và không có sự thoả thuận kéo dài thời hạn đó;
3- Hợp đồng kinh tế bị đình chỉ thực hiện hoặc huỷ bỏ;
4- Khi hợp đồng kinh tế không được tiếp tục thực hiện theo quy định tại đoạn 2, đoạn 3 Điều 24 hoặc Điều 25 của Pháp lệnh này.
Tuy nhiên, Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989 đã hết hiệu lực. Tại Bộ luật Dân sự 2015 đang có hiệu lực chỉ có các quy định về chấm dứt hợp đồng.
Điều 422 quy định 07 trường hợp chấm dứt hợp đồng như sau:
Hợp đồng chấm dứt trong trường hợp sau đây:
1. Hợp đồng đã được hoàn thành;
2. Theo thỏa thuận của các bên;
3. Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;
4. Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện;
5. Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn;
6. Hợp đồng chấm dứt theo quy định tại Điều 420 của Bộ luật này;
7. Trường hợp khác do luật quy định.
Dù trong các văn bản pháp luật dân sự, thương mại không ghi nhận; nhưng trên thực tế hiện nay, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân vẫn; hay thường xuyên sử dụng chế định “thanh lý hợp đồng” trong các giao dịch dân sự; và thực hiện hợp đồng của mình nhằm chấm dứt và giải phóng các quyền và nghĩa vụ của các bên phát sinh từ hợp đồng được giao kết. Thanh lý hợp đồng là sự xác nhận lại lần nữa việc hai bên; đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mỗi bên theo nội dung hợp đồng đã giao kết hay chưa? Khi đó hai bên có còn ràng buộc với nhau nữa hay không? Biên bản thanh lý hợp đồng giúp ngăn những tranh chấp pháp lý không đáng có sau này.
Theo thỏa thuận, hai bên hoàn toàn có thể quyết định thời điểm; thanh lý hợp đồng, kể cả khi nghĩa vụ chưa hoàn thành. Khi đó, bản chất của việc thanh lý hợp đồng; có thể hiểu là sự ghi nhận lại tiến độ thực hiện hợp đồng của các bên. Tuy nhiên, trong một số lĩnh vực; đặc thù, chỉ được thanh lý hợp đồng khi hủy bỏ hoặc khi hoàn thành hợp đồng.Chẳng hạn, Luật Xây dựng quy định, Hợp đồng xây dựng được thanh lý trong trường hợp sau:
– Các bên đã hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng;- Hợp đồng xây dựng bị chấm dứt hoặc hủy bỏ theo quy định của pháp luật.
Thông thường việc thanh lý hợp đồng được thể hiện bằng Biên bản thanh lý hợp đồng, trong đó ghi nhận việc thực hiện hợp đồng của các bên.. Mục đích của việc thanh lý hợp đồng thực chất nhằm hạn chế tranh chấp đối với những phần nghĩa vụ đã hoàn thành.
Vì thế, thông thường việc thanh lý hợp đồng chỉ thực hiện khi các bên đã hoàn thành mọi nghĩa vụ với bên còn lại, nhưng trong một số trường hợp để đảm bảo cho những nghĩa vụ đã thực hiện trong khi còn một số nghĩa vụ chưa thực hiện thì hai bên vẫn có thể tiến hành thanh lý hợp đồng và ghi rõ nội dung những nghĩa vụ chưa thực hiện để tiếp tục thực hiện những nghĩa vụ đó.
Có bắt buộc lập Biên bản thanh lý hợp đồng?
Hiện nay, không có quy định nào bắt buộc 02 bên phải lập Biên bản thanh lý hợp đồng. Nội dung biên bản này 02 bên cũng thoải mái thỏa thuận, miễn không trái pháp luật và đạo đức xã hội.Ngoài ra, nếu các bên không muốn ký Biên bản thanh lý thì có thể chèn thêm nội dung trong hợp đồng chính để hợp đồng tự thanh lý. Ví dụ:
– Khi hai bên hoàn thành xong các nghĩa vụ của mình và không có khúc mắc gì xảy ra thì hợp đồng tự thanh lý;- Sau 15 ngày kể từ ngày các bên hoàn thành hết nghĩa vụ với nhau thì hợp đồng này tự đồng thanh lý;…
Nhìn chung, pháp luật không có quy định điều chỉnh vì thế 02 bên có thể “tùy cơ ứng biến” nội dung thanh lý hợp đồng.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về; “Mẫu thanh lý hợp đồng khi chưa thanh toán hết“. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; trích lục giấy khai sinh online giải thể công ty cổ phần ;tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Làm sao để biết công ty có đóng bảo hiểm cho mình hay không?
- Pháp luật được nhà nước sử dụng như thế nào?
- Giấy chuyển viện có giá trị bao nhiêu ngày?
Câu hỏi thường gặp
Theo pháp luật lao động hiện nay, trong thời hạn 07; ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, công ty có trách nhiệm thanh toán; đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của bạn; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày.
Nếu đã qua 30 ngày mà công ty chưa giải quyết quyền lợi cho bạn; thì bạn có thể khiếu nại lên công ty để đòi quyền lợi. Trong trường hợp không; được giải quyết khiếu nại hoặc bạn không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của công ty; thì bạn có khiếu nại lần hai đến Chánh thanh tra Sở lao động thương binh; và xã hội để giải quyết. Ngoài ra, cũng có thể khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu giải quyết.
Thông thường việc thanh lý hợp đồng được thể hiện bằng Biên bản thanh lý hợp đồng, trong đó sẽ ghi nhận việc thực hiện hợp đồng của các bên; cụ thể là mỗi bên đã thực hiện được những nghĩa vụ gì với bên có quyền, đồng thời đã được hưởng những quyền gì từ bên có nghĩa vụ; còn nghĩa vụ nào chưa được thực hiện,…biên bản thanh lý hợp đồng sẽ thể hiện những nội dụng đó.
Mục đích của việc thanh lý hợp đồng thực chất nhằm hạn chế tranh chấp đối với những phần nghĩa vụ đã hoàn thành . Do đó, thông thường việc thanh lý hợp đồng chỉ thực hiện khi các bên đã hoàn thành mọi nghĩa vụ với bên còn lại, nhưng trong một số trường hợp để đảm bảo cho những nghĩa vụ đã thực hiện trong khi còn một số nghĩa vụ chưa thực hiện thì hai bên vẫn có thể tiến hành thanh lý hợp đồng và ghi rõ nội dung những nghĩa vụ chưa thực hiện để tiếp tục thực hiện những nghĩa vụ đó.
Nội dung biên bản cần ghi rõ thông tin cá nhân các bên, đồng thời ghi rõ các bên đã tiến hành thực hiện xong nghĩa vụ như thế nào về công việc, thanh toán và dựa vào đó hai bên phải cam kết sau này không thể xuất hiện tranh chấp xảy ra đối với nội dung này;
+ Nêu rõ về trách nhiệm cũng như nghĩa vụ bảo hành, tức là hai bên thỏa thuận; nghĩa vụ bảo hành của bên cung cấp dịch vụ sẽ còn hiệu lực; sau khi hai bên tiến hành ký biên bản thanh lý hợp đồng và hiệu lực phải kéo dài cho đến thời gian nào; thì tùy các bên thỏa thuận…