Khi người lao động cần nâng cao tay nghề hoặc trình độ chuyên môn thì họ sẽ cần phải được đi học bồi dưỡng thêm. Một số người có năng lực nổi bật sẽ được công ty hay đơn vị lao động cho quyết định cử đi học đại học. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về “Mẫu quyết định cử đi học đại học” qua bài viết sau đây nhé!
Mẫu quyết định cử đi đào tạo là gì?
Mẫu quyết định cử đi đào tạo được lập căn cứ vào nhu cầu cần thiết cũng như nguyện vọng của cá nhân và đề nghị của Trưởng phòng tổ chức nhân sự, quyết định cử nhân viên đi học tại cơ sở nào đó. Mẫu nêu rõ tên người được cử đi đào tạo, kinh phí cho nhân viên đi học….
Mẫu quyết định cử đi đào tạo dùng trong trường hợp nào?
Mẫu quyết định cử đi đào tạo là mẫu văn bản hành chính ban hành bởi người đứng đầu doanh nghiệp, ban giám đốc công ty, doanh nghiệp đưa ra quyết định cử nhân viên đi đào tạo để nâng cao chuyên môn, trình độ để đảm nhiệm vị trí cao hơn hoặc yêu cầu cao hơn trong công việc.
Mẫu quyết định cử đi đào tạo được lập ra dựa trên căn cứ phiếu yêu cầu đào tạo hoặc là kế hoạch đào tạo của công ty, trong đó có sự đồng ý của cá nhân người lao động được cử đi đào tạo và đề nghị của trưởng phòng quản lý nhân sự.
Mẫu quyết định cử đi đào tạo gồm những nội dung gì?
Trong quá trình công ty hoạt động, có nhiều quyết định được ban hành để đảm bảo sự thống nhất về các quy định, nội quy trong nhân viên. Và với mẫu quyết định này, người soạn thảo cần nắm rõ đây là một dạng mẫu văn bản có tính hiệu lực lớn nên cần được trình bày theo mẫu chuẩn đúng thể thức văn bản và bao gồm đầy đủ các phần, phần mở đầu, phần giữa và phần kết.
– Phần mở đầu gồm:
+ Ở góc bên trái: Ghi tên công ty, số quyết định
+ Ở góc bên trên: Quốc hiệu, tiêu ngữ, ngày tháng năm lập quyết định
– Phần nội dung chính của quyết định bao gồm:
+ Tên tổng giám đốc công ty
+ Căn cứ ban hành quyết định bao gồm quyết định bổ nhiệm vị trí tổng giám đốc và chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của tổng giám đốc theo điều lệ của doanh nghiệp
+ Tên nhân viên được cử đi đào tạo
+ Quy trình đào tạo: Thời gian nhân viên được cử đi đào tạo bao gồm ngày tháng năm chính thức bắt đầu và kết thúc quá trình đào tạo
+ Kinh phí được thanh toán sau khi nộp kết quả học tập và phiếu thu về phòng tổ chức hành chính nhân sự
+ Tên các đơn vị chức năng liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định
+ Nơi nhận quyết định: Nhân viên thi hành quyết định và các đơn vị liên quan nhận quyết định
+ Góc dưới bên trái là nơi lưu quyết định: Phòng tổ chức hành chính nhân sự
+ Góc dưới bên phải là chữ ký, đóng dấu của Tổng giám đốc
Những lưu ý khi trình bày Mẫu quyết định cử đi đào tạo
Mẫu quyết định cử đi đào tạo là một dạng mẫu văn bản có tính hiệu lực lớn nên khi soạn thảo cần được trình bày theo mẫu chuẩn và đầy đủ các phần.
Trong phần mở đầu cần trình bày văn bản quyết định, các bạn cần ghi rõ Quốc hiệu với những yêu cầu cụ thể khi trình bày liên quan đến cỡ chữ, cách viết
– Tên của văn bản quyết định và trích yếu
– Tên văn bản: QUYẾT ĐỊNH cần được viết in hoa và bôi đậm
– Trích yếu: V/v cử đi đào tạo
Dưới phần trích yếu cần ghi rõ tên của người lãnh đạo cao nhất của công ty. Dưới đó có ghi các căn cứ có liên quan
Phần nội dung chính của quyết định cần nêu rõ đơn vị, cơ quan, tổ chức của nhân viên được cử đi đào tạo và tên hay lớp khóa đào tạo mà nhân viên công ty được cử đi đào tạo bao gồm cả thời gian rõ ràng.
Phần tên được nhắc đến trong các Điều của quyết định là tên của nhân viên công ty được cử đi đào tạo.
Quyết định cần có chữ ký và đóng dấu của Lãnh đạo cao nhất công ty.
Mẫu quyết định cử đi học đại học
Tải Mẫu quyết định cử đi học đại học tại đây.
Công văn cử cán bộ đi học là gì?
Công văn cử cán bộ đi học là một loại văn bản hành chính được sử dụng phổ biến trong cơ quan Nhà nước, đơn vị, doanh nghiệp, văn bản này được lập ra nhằm mục đích cử cán bộ đi học tập tại một trung tâm đào tạo nào đó.
Quy định về việc cử cán bộ đi học tập ở nước ngoài theo nguồn ngân sách của nhà nước
Theo quy định tại nghị định số 101/2017/NĐ-CP có quy định như sau:
Đối với yêu cầu:
– Những quốc gia mà được chọn những cán bộ đi học tập ở nước ngoài cần có những yêu cầu như sau:
+ Có kinh nghiệm quản lý đối với lĩnh vực cần nghiên cứu, học tập đồng thời áp dụng được ở Việt Nam và có nền hành chính hiện đại.
+ Có các điều kiện về nghiên cứu, học tập, phương pháp giảng dạy mà đáp ứng được các mục đích, nội dung, chương trình từ khóa bồi dưỡng tại cơ sở bồi dưỡng và đào tạo
– Ngoài yêu cầu trên thì việc thực hiện tổ chức bồi dưỡng cán bộ tại nước ngoài cần phải minh bạch, công khai, chất lượng, hiệu quả
– Việc cử cán bộ đi bồi dưỡng tại nước ngoài cần đảm bảo sự phù hợp với chính nhu cầu từ đơn vị, cơ quan
Đối với điều kiện bồi dưỡng tại nước ngoài
– Cán bộ cần đủ tuổi để có thể công tác tối thiểu 18 tháng tính từ khi bắt đầu khóa bồi dưỡng trong trường hợp khóa bồi dưỡng với thời gian ít hơn 1 tháng
– Cán bộ cần đủ tuổi để có thể công tác tối thiểu 2 năm tính từ khi bắt đầu khóa bồi dưỡng trong trường hợp khóa bồi dưỡng với thời gian trên 1 tháng.
– Không thuộc trường hợp chưa được nhập cảnh, xuất cảnh; không nằm trong thời gian xử lý kỷ luật, xem xét kỷ luật theo đúng quy định pháp luật
– Cán bộ được cử đi bồi dưỡng cần phải hoàn tốt về nhiệm vụ trong năm trước liền kề được giao
– Cán bộ có chuyên môn, nghiệp vụ được cử đi bồi dưỡng cần phải phù hợp với những nội dung từ khóa bồi dưỡng.
– Đảm bảo đáp ứng yêu cầu về bồi dưỡng cần có đủ sức khỏe.
Đối với kinh phí của đào tạo và bồi dưỡng
– Khoản kinh phí của đào tạo và bồi dưỡng cán bộ được đảm bảo từ nguồn của ngân sách nhà nước theo đúng phân cấp ngân sách hiện tại
– Khoản kinh phí của đào tạo và bồi dưỡng cán bộ được đảm bảo từ nguồn tài chính tại đơn vị sự nghiệp công lập, các nguồn khác.
Thẩm quyền của việc cử cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng
– Cơ quan bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương.
Đánh giá về chất lượng sau khi cán bộ được cử đi bồi dưỡng
– Mục đích trong việc đánh giá này nhằm cung cấp về thông tin mức độ nâng cao trong năng lực thực hiện công vụ, nhiệm vụ của cán bộ sau khi bồi dưỡng.
– Việc đánh giá về chất lượng bồi dưỡng cần đảm bảo minh bạch, khách quan, công khai, trung thực
– Đánh giá chất lượng bồi dưỡng gồm nội dung, cụ thể:
+ Đánh giá về chất lượng của chương trình bồi dưỡng
+ Đánh giá về chất lượng đội ngũ của giảng viên đã tham gia khóa bồi dưỡng
+ Đánh giá về chất lượng của học viên đã tham gia khóa bồi dưỡng
+ Đánh giá về chất lượng của khóa bồi dưỡng cán bộ
+ Đánh giá về chất lượng đối với cơ sở vật chất phục vụ trong khóa bồi dưỡng
+ Đánh giá về hiệu quả sau khi bồi dưỡng cán bộ
– Việc đánh giá chất lượng về bồi dưỡng cán bộ cụ thể được Bộ Nội vụ hướng dẫn
– Thẩm quyền tiến hành thực hiện đánh giá về chất lượng bồi dưỡng thuộc mọt trong những đơn vị sau:
+ Cơ quan quản lý cùng đơn vị sử dụng cán bộ
+ Cơ sở đào tạo và bồi dưỡng
+ Cơ sở đào tạo và nghiên cứu để tổ chức thực hiện
+ Cơ quan được thuê đánh giá
Cách soạn thảo mẫu công văn cử cán bộ đi học hoàn chỉnh
Để soạn thảo mẫu công văn cử cán bộ đi học hoàn chỉnh và đầy đủ nhất, quý vị có thể tham khảo phần nội dung sau đây để hình dung về nội dung của mẫu công văn này.
– Phần kính gửi: ghi nơi mà trung tâm nơi đào tạo, ….
– Thông tin của cán bộ được đề cử: Họ và tên, mã số của cán bộ, chức danh đang đảm nhiệm, chức vụ được bổ nhiệm,
+ Ngày bắt đầu làm việc, ngày vào biên chế, hiện đang hưởng bậc lương, hệ số lương nào?
+ Được dự tuyển theo thông báo hay dự án hoặc chương trình học bổng nào?
+ Nguồn kinh phí để học là học bổng hay kinh phí của đơn vị, tự túc,..
+ Thời gian dự tuyển ghi rõ ngày bắt đầu đi và ngày bắt đầu về?
+ Nơi dự tuyển – ghi rõ tên của cơ sở đào tạo/trung tâm đào tạo, quốc gia khác (nếu có)
– Các giấy tờ đính kèm liên quan? ghi rõ các loại giấy tờ, thư mời, giấy xác nhận về kinh phí hỗ trợ,…
Nếu là bản tiếng nước ngoài cần dịch thuật và công chứng.
– Ký, ghi rõ họ và tên của thủ trưởng tại đơn vị?
Nêu ý kiến, ký, ghi rõ họ và tên của cấp ủy đơn vị.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Mẫu quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
- Mẫu quyết định chấm dứt hợp đồng giáo viên
- Mẫu quyết định bổ nhiệm giám đốc
- Mẫu quyết định thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Mẫu quyết định khen thưởng sinh viên
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Mẫu quyết định cử đi học đại học”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về muốn giải thể công ty, thành lập công ty cổ phần, thành lập công ty hợp danh, tạm dừng công ty…. Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Quyết định là văn bản pháp luật, Nhưng dù cho quyết định có thuộc loại văn bản nào đi chăng nữa thì cũng là văn bản pháp luật vì nếu phân loại văn bản pháp luật thì sẽ được chia là hai loại là văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật
– Quyết định thuộc văn bản quy phạm pháp luật: Là do những cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền ban hành và được bảo đảm thực hiện; nội dung của Quyết định là các quy phạm pháp luật; và được trình bày theo trình tự, thủ tục được quy định cụ thể trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật
– Quyết định thuộc văn bản áp dụng pháp luật: có nội dung là mệnh lệnh đối với cá nhân, tổ chức cụ thể và xác định; quyết định này được thực hiện một lần trong thực tiễn; được ban hành theo hình thức, thủ tục theo pháp luật quy định; và do chủ thể có thẩm quyền ban hành.
Quyết định là hình thức văn bản pháp luật bao gồm cả văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Là văn bản quy phạm pháp luật được dùng để ban hành các biện pháp, thể lệ cụ thể nhằm thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.
Là văn bản áp dụng pháp luật thường gọi là văn bản cá biệt do cơ quan và cá nhân có thẩm quyền ban hành để giải quyết công việc hàng ngày của mình.
Quyết định được ban hành bởi các cơ quan nhà nước và cá nhân có thẩm quyền như: Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Tổng Kiểm toán nhà nước, uỷ ban nhân dân các cấp, chủ tịch uỷ ban nhân dân các cấp, thủ trưởng các cơ quan nhà nước khác, các đơn vị sự nghiệp của nhà nước, cá nhân có thẩm quyền…