Trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp đón nhận cũng như chấm dứt quan hệ lao động với rất nhiều người lao động. Việc ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động diễn ra tương đối nhiều, chính vì vậy người sử dụng lao động cần sử dụng Mẫu quyết định chấm dứt hợp đồng lao động chuẩn và phù hợp với quy định của pháp luật. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm kiếm Mẫu quyết định chấm dứt hợp đồng lao động, hãy tham khảo Mẫu quyết định chấm dứt hợp đồng lao động chuẩn quy định hiện hành dưới đây của chúng tôi, hy vọng có thể giúp ích cho bạn.
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Lao động năm 2019
- Nghị định 145/2020/NĐ-CP
Doanh nghiệp được cho người lao động thôi việc trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 34 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định người sử dụng lao động có thể cho người thôi việc nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
1 – Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp phải gia hạn hợp đồng cho người lao động là thành viên Ban lãnh đạo tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đang trong nhiệm kỳ.
2 – Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
3 – Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
4 – Người lao động bị phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định đã có hiệu lực.
5 – Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất theo bản án, quyết định có hiệu lực.
6 – Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.
7 – Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật.
8 – Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải.
9 – Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp.
10 – Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp.
11 – Người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.
12 – Giấy phép lao động hết hiệu lực đối với lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
13 – Thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động mà thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc.
Khi nào ra Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động?
Theo quy định tại Điều 34 Bộ luật Lao động 2019 thì Quyết định chấm dứt hợp đồng được ban hành trong các trường hợp sau đây:
– Hết hạn hợp đồng lao đồng lao động mà các bên không thỏa thuận về việc gia hạn hay ký tiếp hợp đồng;
– Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động: Trường hợp này thường áp dụng với công việc ngắn hạn, không cố định, có tính mùa vụ,…
– Các bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động;
– Giấy phép lao động hết thời hạn (đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam);
– Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
– Kết thúc thời gian thử việc (trường hợp thỏa thuận nội dung thử việc trong hợp đồng lao động)…
Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 45 Bộ luật Lao động 2019 quy định người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động về việc chấm dứt hợp đồng lao động.
Như vậy, trước khi chấm dứt hợp đồng, doanh nghiệp phải có thông báo bằng văn bản, có thể là Quyết định, Công văn hay loại văn bản khác phù hợp mà không nhất thiết phải là Quyết định chấm dứt hợp đồng.
Tuy nhiên, trên thực tế, các doanh nghiệp thường sử dụng Quyết định để chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động.
Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động có hiệu lực khi nào?
Bộ luật Lao động 2019 và Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động không có quy định hiệu lực của quyết định chấm dứt hợp đồng lao động có từ thời điểm nào.
Do đó, thời điểm có hiệu lực quyết định chấm dứt hợp đồng lao động được xác định theo ngày ghi trên quyết định chấm dứt hợp đồng lao động hoặc theo thỏa thuận của các bên.
Ai có quyền ban hành Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 45 Bộ luật Lao động 2019 quy định người sử dụng lao động có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho người lao động về việc chấm dứt hợp đồng lao động.
Theo đó, khoản 2 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 quy định về người sử dụng lao động như sau:
“2. Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận; trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.“
Đồng thời, theo Điều 18 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định người sử dụng lao động có quyền ký hợp đồng lao động gồm:
– Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền theo quy định;
– Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân hoặc người được ủy quyền theo quy định;
– Người đại diện của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người được ủy quyền theo quy định;
– Cá nhân trưc tiếp sử dụng lao động.
Cũng cần lưu ý rằng, người nào có quyền giao kết hợp đồng lao động thì sẽ có thẩm quyền ban hành Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động.
Mẫu quyết định chấm dứt hợp đồng lao động
Hướng dẫn điền mẫu quyết định chấm dứt hợp đồng lao động
- Tên cơ quan: Nêu đầy đủ tên doanh nghiệp, ví dụ: Công ty CP/TNHH ABC, Doanh nghiệp tư nhân ABC….; Ủy ban nhân dân tỉnh/huyện/xã MNQ…; Trường Đại học ABC;…
- Tên người lao động sẽ chấm dứt hợp đồng lao động với Doanh nghiệp, cơ quan. Ghi rõ ngày tháng năm sinh, số CMND/CCCD, địa chỉ,…
- Lý do chấm dứt hợp đồng lao động: Nêu cụ thể lý do chấm dứt hợp đồng lao động, ví dụ: Hết hạn Hợp đồng lao động số: 1202/KT ngày…tháng…năm…giữa Ông/bà: Nguyễn Thị A với Công ty CP/TNHH ABC; do đơn đề nghị nghỉ việc của ông (bà) A; quyết định xử lý kỷ luật buộc thôi việc đối với ông (bà) A ,…
- Phần căn cứ: Tùy vào căn cứ để chấm dứt hợp đồng lao động mà nó có thể sẽ khác nhau, ví dụ: Căn cứ theo Luật nội dung … Căn cứ vào biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động giữa ông/bà: Nguyễn Thị A với Công ty CP/TNHH ABC; Căn cứ theo bản án số: 123/HSST của Tòa án nhân dân huyện XYZ…
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Mẫu quyết định chấm dứt hợp đồng lao động chuẩn quy định 2023”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như thủ tục sang tên đổi chủ nhà đất. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
Mời bạn xem thêm bài viết
- Ai có thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động?
- Chấm dứt hợp đồng lao động do thay đổi cơ cấu tổ chức được không?
- Thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu năm 2023
Câu hỏi thường gặp
Khi đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động trái luật, người lao động phải bồi thường cho người sử dụng lao động những khoản tiền sau:
– Nửa tháng tiền lương theo Hợp đồng lao động;
– Khoản tiền tương ứng với tiền lương theo Hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước (nếu vi phạm thời hạn báo trước);
– Chi phí đào tạo (trường hợp người lao động được đào tạo nghề từ kinh phí của người sử dụng lao động).
Khi cho người lao động thôi việc, doanh nghiệp phải tuyệt đối tuân thủ các quy định của pháp luật nếu không muốn chịu hậu quả.
Trường hợp doanh nghiệp tự ý cho người lao động nghỉ việc không thuộc các trường hợp luật định sẽ bị coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Khi đó doanh nghiệp sẽ phải bồi thường tổn thất về vật chất lẫn tinh thần cho người lao động.
Theo quy định tại Điều 41 Bộ luật Lao động năm 2019, tùy vào từng trường hợp mà mức bồi thường sẽ là khác nhau:
– Trường hợp 1: Nhận lại người lao động vào làm việc, doanh nghiệp phải bồi thường:
Trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc;
Trả một khoản tiền tương ứng với tiền lương trong những ngày không báo trước (nếu vi phạm thời hạn báo trước);
Trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng.
– Trường hợp 2: Người lao động không muốn làm việc, doanh nghiệp phải trả:
Các khoản tiền như ở trường hợp 1;
Trợ cấp thôi việc cho người lao động.
– Trường hợp 3: Không muốn nhận lại và người lao động đồng ý, doanh nghiệp phải trả:
Các khoản tiền ở trường hợp 2;
Thỏa thuận về việc bồi thường thêm cho người lao động ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.