Để một đất nước phát triển cả về kinh tế hay về xã hội thì việc đầu tư là không thể thiếu. Việc đầu tư này được thể hiện thông qua các dự án và trong nhiều lĩnh vực khác nhau cả về kinh tế hay trong các lĩnh vực khác của đời sống. Hiện nay việc đầu tư này không chỉ được diễn ra trong nước mà nhờ vào việc mở cửa nền kinh tế đối ngoại thì các dự án đầu tư nước ngoài tại nước ta cũng đang tăng đáng kể. Vậy thì pháp luật quy định về dự án đầu tư như thế nào? Mẫu lập dự án đầu tư mới 2023 như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.
Dự án đầu tư là gì?
Khi xét về mặt hình thức, dự án đầu tư được hiểu là tập hợp hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết và có hệ thống các hoạt động, chi phí theo một kế hoạch để đạt được những kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai.
Khi xét về mặt nội dung thì dự án đầu tư chính là một tập hợp các hoạt động có liên quan với nhau được kế hoạch hóa nhằm đạt được các mục tiêu đã định bằng việc tạo ra các kết quả cụ thể trong một thời gian nhất định, thông qua việc sử dụng các nguồn lực xác định.
Theo khoản 4 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 thì dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định.
Trong đó, theo khoản 5, 6 và 7 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 quy định về các loại dự án đầu tư như sau:
– Dự án đầu tư mở rộng là dự án đầu tư phát triển dự án đầu tư đang hoạt động bằng cách mở rộng quy mô, nâng cao công suất, đổi mới công nghệ, giảm ô nhiễm hoặc cải thiện môi trường.
– Dự án đầu tư mới là dự án đầu tư thực hiện lần đầu hoặc dự án đầu tư độc lập với dự án đầu tư đang hoạt động.
– Dự án đầu tư khởi nghiệp sáng tạo là dự án đầu tư thực hiện ý tưởng trên cơ sở khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới và có khả năng tăng trưởng nhanh.
Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư
Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư theo Điều 44 Luật Đầu tư 2020 như sau:
– Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư trong khu kinh tế không quá 70 năm.
– Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư ngoài khu kinh tế không quá 50 năm.
Dự án đầu tư thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc dự án đầu tư có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm thì thời hạn hoạt động của dự án đầu tư có thể dài hơn nhưng không quá 70 năm.
– Đối với dự án đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất nhưng nhà đầu tư chậm được bàn giao đất thì thời gian Nhà nước chậm bàn giao đất không tính vào thời hạn hoạt động, tiến độ thực hiện của dự án đầu tư.
– Khi hết thời hạn hoạt động của dự án đầu tư mà nhà đầu tư có nhu cầu tiếp tục thực hiện dự án đầu tư và đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật thì được xem xét gia hạn thời hạn hoạt động của dự án đầu tư nhưng không quá thời hạn tối đa quy định, trừ các dự án đầu tư sau đây:
+ Dự án đầu tư sử dụng công nghệ lạc hậu, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, thâm dụng tài nguyên;
+ Dự án đầu tư thuộc trường hợp nhà đầu tư phải chuyển giao không bồi hoàn tài sản cho Nhà nước Việt Nam hoặc bên Việt Nam.
Mẫu lập dự án đầu tư
Mời bạn xem và tải về Mẫu lập dự án đầu tư tại đây:
Hướng dẫn viết Mẫu lập dự án đầu tư
– Ghi đầy đủ các nội dung trong mẫu đề xuất dự án đầu tư nêu trên
– Các thông tin về dự án đầu tư cần chính xác và đầy đủ
– Nhà đầu tư Từng nhà đầu tư ký, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu (nếu có)
Đặc điểm của dự án đầu tư
Từ khái niệm về dự án đầu tư nêu trên, ta có thể khái quát về đặc điểm cơ bản của dự án đầu tư như sau:
Thứ nhất, dự án đầu tư có sự tham gia của nhiều bên chủ thể
Nhìn chung, các dự án đầu tư có thể có sự tham gia của các chủ đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư, chủ thể tư vấn dự án, nhà thầu, chủ thể thụ hưởng kết quả đầu tư. Tùy thuộc vào tính chất nguồn vốn của dự án và quy mô vốn, lĩnh vực hoặc địa bàn đầu tư mà sự tham gia của các chủ thể vào dự án đầu tư là khác nhau. Khi số lượng chủ thể tham gia vào dự án đầu tư đông đảo thì kết quả của dự án sẽ phụ thuộc vào mức độ phối hợp ăn ý của các chủ thể với nhau, cũng như mức độ trách nhiệm với công việc của từng chủ thể.
Thứ hai, một dự án đầu tư có thể là dự án ngắn hạn hoặc dự án dài hạn và có thời gian tồn tại hữu hạn
Thời gian thực hiện dự án đầu tư có thể dài hoặc ngắn và chúng luôn hữu hạn. Cụ thể:
+ Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư trong khu kinh tế không quá 70 năm.
+ Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư ngoài khu kinh tế không quá 50 năm. Dự án đầu tư thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc dự án có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm thì thời hạn dài hơn nhưng không quá 70 năm.
+ Đối với các dự án đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất nhưng nhà đầu tư chậm được bàn giao đất thì thời gian Nhà nước chậm bàn giao đất không tính vào thời hạn hoạt động của dự án đầu tư.
Thứ ba, dự án đầu tư luôn có mục tiêu, mục đích rõ ràng
Bất kể là dự án đầu tư được xây dựng có thuộc lĩnh vực nào, thời gian thực hiện là bao lâu, chi phí ước tính như thế nào, … thì cũng đều phải có mục đích rõ ràng và những mục tiêu cụ thể. Mục tiêu đầu tư cũng là một trong những nội dung quan trọng được thể hiện trong đề xuất dự án đầu tư nộp kèm với hồ sơ xin quyết định chủ trương đầu tư.
Chính vì vậy, để được xét duyệt dự án, thì ngoài việc chuẩn bị về kinh phí, đội ngũ nguồn nhân lực, chủ đầu tư phải đặt ra những mục tiêu cụ thể phù hợp với tiến trình thực hiện dự án. dự án đầu tư có thời gian tồn tại hữu hạn.
Thứ tư, dự án đầu tư có thể chuyển nhượng
Nhà đầu tư có quyền chuyển nhượng dự án đầu tư cho người khác theo 02 phương thức: chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án đầu tư. Để chuyển nhượng được dự án đầu tư thì phải đáp ứng các điều kiện được quy định tại Điều 46 Luật Đầu tư năm 2020. Bao gồm:
– Dự án đầu tư hoặc một phần dự án đầu tư chuyển nhượng không thuộc một trong các trường hợp bị chấm dứt hoạt động theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 48 Luật Đầu tư năm 2020;
– Đáp ứng điều kiện đầu tư áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng dự án đầu tư, một phần dự án đầu tư trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 24 Luật Đầu tư năm 2020;
– Tuân thủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về nhà ở, pháp luật về đất đai, pháp luật về kinh doanh bất động sản trong trường hợp chuyển nhượng dự án đầu tư gắn với chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;
– Điều kiện quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc theo quy định khác của pháp luật có liên quan (nếu có);
– Khi chuyển nhượng dự án đầu tư, ngoài những vấn đề trên, doanh nghiệp nhà nước còn có trách nhiệm thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp trước khi thực hiện việc điều chỉnh dự án đầu tư.
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật đầu tư Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Mẫu lập dự án đầu tư” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là tư vấn pháp lý về hợp thửa đất. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 48 Luật Đầu tư 2020 quy định về việc chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư như sau:
– Nhà đầu tư chấm dứt hoạt động đầu tư, dự án đầu tư trong các trường hợp sau đây:
+ Nhà đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư;
+ Theo các điều kiện chấm dứt hoạt động được quy định trong hợp đồng, điều lệ doanh nghiệp;
+ Hết thời hạn hoạt động của dự án đầu tư.
– Cơ quan đăng ký đầu tư chấm dứt hoặc chấm dứt một phần hoạt động của dự án đầu tư trong các trường hợp sau đây:
+ Dự án đầu tư thuộc một trong các trường hợp quy định tại (2) và (3) mục 3 mà nhà đầu tư không có khả năng khắc phục điều kiện ngừng hoạt động;
+ Nhà đầu tư không được tiếp tục sử dụng địa điểm đầu tư và không thực hiện thủ tục điều chỉnh địa điểm đầu tư trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày không được tiếp tục sử dụng địa điểm đầu tư;
Trừ trường hợp bị thu hồi đất do không đưa đất vào sử dụng, chậm đưa đất vào sử dụng.
+ Dự án đầu tư đã ngừng hoạt động và hết thời hạn 12 tháng kể từ ngày ngừng hoạt động, cơ quan đăng ký đầu tư không liên lạc được với nhà đầu tư hoặc đại diện hợp pháp của nhà đầu tư;
+ Dự án đầu tư thuộc trường hợp bị thu hồi đất do không đưa đất vào sử dụng, chậm đưa đất vào sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai;
+ Nhà đầu tư không ký quỹ hoặc không có bảo lãnh nghĩa vụ ký quỹ theo quy định của pháp luật đối với dự án đầu tư thuộc diện bảo đảm thực hiện dự án đầu tư;
+ Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư trên cơ sở giao dịch dân sự giả tạo theo quy định của pháp luật về dân sự;
+ Theo bản án, quyết định của Tòa án, phán quyết trọng tài.
– Đối với dự án đầu tư thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư sau khi có ý kiến của cơ quan chấp thuận chủ trương đầu tư.
– Nhà đầu tư tự thanh lý dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về thanh lý tài sản khi dự án đầu tư chấm dứt hoạt động, trừ trường hợp xử lý quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất khi chấm dứt hoạt động.
– Việc xử lý quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất khi chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan.
– Cơ quan đăng ký đầu tư quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong trường hợp dự án đầu tư chấm dứt hoạt động theo quy định, trừ trường hợp chấm dứt một phần hoạt động của dự án đầu tư.
Để lập một dự án đầu tư có chất lượng, có hiệu quả thì người soạn thảo dự án phải tiến hành theo trình tự sau:
Bước 1: Nghiên cứu, đánh giá thị trường đầu tư
Bước 2: Xác định thời điểm đầu tư, quy mô đầu tư và lựa chọn hình thức đầu tư
Bước 3: Tiến hành các hoạt động khảo sát và lựa chọn địa bàn đầu tư
Bước 4: Lập dự án đầu tư
Sau khi thực hiện xong các công việc trên thì người soạn thảo tiến hành lập dự án đầu tư. Dự án đầu tư được biểu hiện ở 02 loại văn kiện sau:
– Báo cáo tiền khả thi
– Báo cáo khả thi
Bước 5: Gửi hồ sơ dự án và văn bản trình đến người có thẩm quyền quyết định đầu tư tổ chức cho vay vốn đầu tư (đối với dự án sử dụng nguồn vốn vay) và cơ quan thẩm định dự án đầu tư (đối với các dự án phải thẩm tra đầu tư).