Chào Luật sư, tôi mới vào thử việc ở ví trí nhân viên hành chính cho công ty mua bán hàng hóa. Tôi phụ trách lĩnh vực hợp đồng và lưu trữ hồ sơ, giấy tờ và xin giấy phép cho công ty. Hôm trước tôi được phân công làm mẫu hợp đồng nguyên tắc mua bán hàng hóa. Lĩnh vực kinh doanh của công ty tôi là về rau củ quả xuất nhập khẩu. Không biết hiện nay quy định về vấn đề nguyên tắc mua bán hàng hóa như thế nào? Mẫu hợp đồng nguyên tắc mua bán hàng hóa bao gồm những nội dung gì? Khi mua bán hàng hóa thì có những nguyên tắc nào mà cả 2 bên cùng tuân thủ? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Chúng tôi xin được tư vấn cho bạn về vấn đề trên như sau:
Hợp đồng nguyên tắc mua bán hàng hóa là gì?
Hợp đồng nguyên tắc là loại hợp đồng thể hiện sự thoả thuận giữa các bên về mua bán hàng hoá hay cung ứng bất kỳ dịch vụ nào. Hợp đồng nguyên tắc chỉ mang tính chất định hướng và được sử dung khi các bên mới bước đầu tiếp cận tìm hiểu khả năng, nhu cầu của nhau và đã thống nhất qua một số nội dung về việc hợp tác. Hiểu một cách đơn giản hơn, hợp đồng nguyên tác bản chất là hợp đồng khung để các bên thực hiện các giao dịch phát sinh sau đó.
Thời hạn của hợp đồng nguyên tắc do các bên thảo thuận, không giới hạn là 01 năm hay 05 năm. Thông thường, tuỳ vào nhu cầu và mức độ hợp tác các bên trong hợp đồng nguyên tắc thoả thuận thời hạn tính theo đơn vị tháng hoặc năm để thuận tiện cho việc quyết toán công việc hoàn thành và đối chiếu công nợ. Thời hạn hợp đồng nguyên tắc được tính từ khi hợp đồng có hiệu lực đến ngày hợp đồng chấm dứt khi công việc hoàn thành hoặc đối tượng thực hiện hợp đồng không có khả năng tiếp tục thực hiện các điều khoản của hợp đồng hoặc khi hai bên thoả thuận chấm dứt, thanh lý hợp đồng.
Việc ký kết hợp đồng nguyên tắc có ý nghĩa định hướng, các vấn đề chi tiết khác sẽ được các bên thoả thuận cụ thể sau. Chính vì thế các bên có thể tiến tới ký kết hợp đồng kinh tế chính thức hay chỉ cần bổ sung các phụ lục hơp đồng để cụ thể hoá từng vấn đề dựa trên các nguyên tắc trong hợp đồng nguyên tắc. Việc ký kết hợp đồng nguyên tắc còn mang ý nghĩ thay thế cho các hợp đồng chính thức khi mà các bên chứ thể hoặc chưa muốn xác định cụ thể hàng hoá hay dịch vụ giao dịch giữa các bên, các bên cân thời gian để đàm phán chi tiết các điều khoản và đi đến một thống nhất chung.
Do chỉ mang tính chất khung, tính chất định hướng, do đó các điều khoản trong hợp đồng nguyên tắc được quy định rất chung chung và khái quat. Đối với nội dung về hành hoá hay dịch vu cụ thể sẽ được quy định ở một loại hợp đồng khác hoặc đơn đặt hàng hoặc phụ lục của hợp đồng nguyên tắc.
Hợp đồng nguyên tắc mua bán hàng hoá là sự thoả thuận chung giữa các bên về việc mua bán hàng hoá nhưng chưa xác định chi tết, số lượng, đơn giá mua bán.
Mẫu hợp đồng nguyên tắc mua bán hàng hóa thế nào?
Mẫu hợp đồng nguyên tắc mua bán hàng hóa được quy định như sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG NGUYÊN TẮC
(V/v mua bán hàng hóa …………………………………..)
Số: …………….……………
– Căn cứ Bộ Luật Dân sự số 91/2015/QH13 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 24/11/2015;
– Căn cứ Luật Thương mại số 36/2005/QH11 do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005;
– Căn cứ Hợp đồng nguyên tắc về việc cung cấp hàng hóa ………… số ………… ngày …/…/…;
– Căn cứ nhu cầu và khả năng của hai Bên,
Hôm nay, ngày … tháng … năm …, tại ………………………………………… chúng tôi gồm:
BÊN BÁN: ……………………………………………………………………
Địa chỉ: ………………………………………………………………
Điện thoại: …………… Fax: …………
Số ĐKKD: ……………… Cấp ngày: …/…/… tại: ………
Mã số thuế: ……………………
Đại diện: …………………… Chức vụ: …………………………
(Sau đây gọi là “Bên A”)
BÊN MUA: …………………………………………………………………
Địa chỉ: ………………………………………………………………….
Điện thoại: ………… Fax: ……………………….
Số ĐKKD : …………… Cấp ngày: …/…/… tại: ………………………
Mã số thuế : …………………………..
Đại diện : ……………………… Chức vụ: ………………
(Sau đây gọi là “Bên B”)
XÉT RẰNG:
– Bên A là một doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực……………….. tại Việt Nam, có khả năng …………………;
– Bên B là một doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực ………….. có nhu cầu ……………………………;
Sau khi thỏa thuận, hai Bên cùng đồng ý ký kết Hợp đồng nguyên tắc về việc cung ứng hàng hóa …………………. cho bên B (sau đây gọi là “Hợp đồng”) với các điều khoản sau:
Điều 1: Các nguyên tắc chung
1. Hai Bên tham gia ký kết Hợp đồng này trên cơ sở quan hệ Bạn hàng, bình đẳng và cùng có lợi theo đúng các quy định của Pháp luật.
2. Các nội dung trong bản hợp đồng nguyên tắc này chỉ được sửa đổi khi có sự thỏa thuận của hai bên và được thống nhất bằng văn bản. Văn bản thay đổi nội dung hợp đồng nguyên tắc này được xem là Phụ lục và là một phần không thể tách rời của Hợp đồng.
3. Các nội dung hợp tác, mua bán hàng hóa cụ thể theo từng thời điểm sẽ được cụ thể hóa trong các bản Hợp đồng mua bán cụ thể.
4. Điều khoản nào trong Hợp đồng mua bán mâu thuẫn với các điều khoản trong Hợp đồng này thì sẽ thực hiện theo các điều khoản được qui định trong Hợp đồng này.
5. Các tài liệu có liên quan và gắn liền với hợp đồng này bao gồm :
– Các hợp đồng mua bán cụ thể theo từng thời điểm trong thời gian Hợp đồng nguyên tắc này có hiệu lực;
– ………………………
– ………………………
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong phạm vi hợp đồng này và các tài liệu khác liên quan và gắn liền với hợp đồng này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau :
1. Hợp đồng nguyên tắc là hợp đồng thể hiên những nguyên tắc chung làm cơ sở cho sự hợp tác giữa hai bên trong quan hệ cung ứng hàng hóa …………….. và là cơ sở cho các Hợp đồng mua bán cụ thể sau này.
2. ……………………………………………………………………………………………
Điều 3: Hàng hóa mua bán
Bên A đồng ý bán và bên B đồng ý mua số hàng hóa cụ thể như sau:
STT | TÊN HÀNG HÓA | Đ.vị tính | Quy cách – Chủng loại | Xuất xứ |
– Đơn giá: theo bảng báo giá của bên B có sự xác nhận của Bên A.
– Khối lượng cụ thể được thể hiện bằng các bản hợp đồng mua bán cụ thể được ký kết giữa hai bên.
Điều 4. Giá trị hợp đồng và phương thức thanh toán
1. Giá trị hợp đồng là tạm tính căn cứ vào đơn giá được xác nhận giữa 2 bên từng thời điểm và khối lượng thực tế được nghiệm thu giữa hai bên.
2. Bên B thanh toán giá trị hợp đồng cho bên A bằng hình thức giao nhận tiền mặt hoặc chuyển khoản vào tài khoản ngân hàng của bên A, số tài khoản …………………… mở tại Ngân hàng ………………………………………………
Đồng tiền sử dụng để thanh toán theo Hợp đồng này là Việt Nam Đồng (viết tắt VNĐ).
Điều 5: Quyền và nghĩa vụ của bên A
1. Quyền của bên A
……………………………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………………..
2. Nghĩa vụ của bên A
………..……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………………..
Điều 6: Quyền và nghĩa vụ của bên B
1. Quyền của bên B
……………………………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………………..
2. Nghĩa vụ của bên B
..……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………………..
Điều 7. Bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm hợp đồng
Trong trường hợp mỗi bên thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nghĩa vụ của mình theo Hợp đồng này, bên đó phải chịu trách nhiệm bồi thường cho những tổn thất mà bên kia phải gánh chịu do việc thực hiện không đúng nghĩa vụ đó, bao gồm cả thiệt hại trực tiếp và gián tiếp xảy ra.
Mỗi bên thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nghĩa vụ của mình theo Hợp đồng này còn phải chịu một khoản tiền phạt vi phạm hợp đồng với số tiền ………………………………
Điều 8: Bảo mật
1. Các Bên có trách nhiệm phải giữ kín tất cả những thông tin liên quan tới Hợp đồng và Phụ lục Hợp đồng, thông tin khách hàng mà mình nhận được từ phía Bên kia trong suốt thời hạn của Hợp đồng.
2. Mỗi Bên không được tiết lộ cho bất cứ Bên thứ ba nào bất kỳ thông tin nói trên trừ trường hợp được chấp thuận bằng văn bản của Bên kia hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền.
3. Mỗi Bên phải tiến hành mọi biện pháp cần thiết để đảm bảo rằng không một nhân viên nào hay bất cứ ai thuộc sự quản lý của mình vi phạm điều khoản này.
4. Điều khoản này vẫn còn hiệu lực ngay cả khi Hợp đồng này hết hiệu lực và hai bên không còn hợp tác.
Điều 9: Loại trừ trách nhiệm của mỗi bên
1. Trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng khiến cho mỗi bên không thể thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình theo hợp đồng này thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại của mỗi bên được loại trừ
2. Sự kiện bất khả kháng là các sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được, mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết mà khả năng cho phép, bao gồm nhưng không giới hạn ở các sự kiện như thiên tai, hoả hoạn, lũ lụt, động đất, tai nạn, thảm hoạ, hạn chế về dịch bệnh, nhiễm hạt nhân hoặc phóng xạ, chiến tranh, nội chiến, khởi nghĩa, đình công hoặc bạo loạn, can thiệp của Cơ quan Chính phủ…
3. Trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng, mỗi bên phải nhanh chóng thông báo cho bên kia bằng văn bản về việc không thực hiện được nghĩa vụ của mình do sự kiện bất khả kháng, và sẽ, trong thời gian 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày xảy ra Sự kiện bất khả kháng, chuyển trực tiếp bằng thư bảo đảm cho Bên kia các bằng chứng về việc xảy ra Sự kiện bất khả kháng và khoảng thời gian xảy ra Sự kiện bất khả kháng đó.
Bên thông báo việc thực hiện Hợp đồng của họ trở nên không thể thực hiện được do Sự kiện bất khả kháng có trách nhiệm phải thực hiện mọi nỗ lực để giảm thiểu ảnh hưởng của Sự kiện bất khả kháng đó.
4. Khi Sự kiện bất khả kháng xảy ra, thì nghĩa vụ của các Bên tạm thời không thực hiện và sẽ ngay lập tức phục hồi lại các nghĩa vụ của mình theo Hợp đồng khi chấm dứt Sự kiện bất khả kháng hoặc khi Sự kiện bất khả kháng đó bị loại bỏ.
Điều 10: Sửa đổi, tạm ngừng thực hiện và chấm dứt Hợp đồng
1. Bất kỳ sửa đổi hoặc bổ sung nào đối với Hợp đồng sẽ chỉ có hiệu lực khi có thoả thuận bằng văn bản của Các Bên.
2. Tạm ngừng thực hiện Hợp đồng:
……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..
3. Hợp đồng chấm dứt trong các trường hợp sau:
a) Hợp đồng hết hạn và Các Bên không gia hạn Hợp đồng ; hoặc
b) Các Bên thỏa thuận chấm dứt Hợp đồng trước thời hạn; trong trường hợp đó, Các Bên sẽ thoả thuận về các điều kiện cụ thể liên quan tới việc chấm dứt Hợp đồng; hoặc
c) Một trong Các Bên ngừng kinh doanh, không có khả năng chi trả các khoản nợ đến hạn, lâm vào tình trạng hoặc bị xem là mất khả năng thanh toán, có quyết định giải thể, phá sản. Trong trường hợp này Hợp đồng sẽ kết thúc bằng cách thức do Hai Bên thoả thuận và/hoặc phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành; hoặc
4. Thanh lý Hợp đồng : Khi có nhu cầu thanh lý Hợp đồng, hai Bên tiến hành đối soát, thanh toán hoàn thiện các khoản phí. Sau khi hai Bên hoàn thành nghĩa vụ của mình sẽ tiến hành ký kết Biên bản thanh lý Hợp đồng.
Điều 11. Giải quyết tranh chấp
Tất cả những phát sinh nếu có liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết bằng thương lượng.
Nếu không thương lượng đươc thì tranh chấp sẽ được giải quyết tại Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam bên cạnh phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam theo Quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm này. Quyết định của trọng tài là quyết định cuối cùng và phải được các bên tuân theo. Phí trọng tài sẽ do bên thua kiện trả, trừ phi có sự thỏa thuận của hai bên.
Điều 12: Điều khoản quy định về hiệu lực và giải quyết tranh chấp hợp đồng
1. Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày ký đến hết ngày …/…/….
2. Trong vòng một (01) tháng trước khi thời hạn hợp đồng kết thúc, nếu hai bên trong hợp đồng không có ý kiến gì thì hợp đồng này được tự động gia hạn 12 (Mười hai) tháng tiếp theo và chỉ được gia hạn 01 lần.
Hợp đồng này được lập thành 02 (hai) bản, mỗi bên giữ 01 (một) bản có giá trị pháp lý như nhau.
ĐẠI DIỆN BÊN A | ĐẠI DIỆN BÊN B |
(Hợp đồng này chỉ mang tính chất tham khảo)
Phụ lục hợp đồng nguyên tắc mua bán hàng hóa được quy định ra sao?
Các bên được quyền sửa đổi, bổ sung, diễn giải các nội dung của hợp đồng nguyên tắc thông qua việc ký kết các phụ lục hợp đồng nguyên tắc. Phụ lục hợp đồng nguyên tắc mua bán hàng hóa chỉ có giá trị khi:
- Nội dung phụ lục không trái nội dung hợp đồng nguyên tắc đã ký, không trái pháp luật và đạo đức xã hội.
- Hình thức phụ lục phù hợp với hợp đồng nguyên tắc đã ký.
- Phụ lục được giao kết đúng thẩm quyền đại diện.
Hợp đồng nguyên tắc mua bán hàng hóa có thời hạn bao lâu?
Không có quy định về thời hạn tối đa của hợp đồng nguyên tắc mua bán hàng hóa. Do vậy các bên được quyên tự do thỏa thuận thời hạn của hợp đồng. Thông thường:
- Nên thỏa thuận hợp đồng nguyên tắc mua bán hàng hóa theo năm, tháng để dễ đối chiếu, xác nhận công nợ.
- Hoặc thỏa thuận hợp đồng nguyên tắc theo tổng khối lượng hàng hóa sẽ giao dịch mua bán để khi hoàn thành khối lượng hợp đồng sẽ chấm dứt.
Mua bán bằng hợp đồng nguyên tắc xuất hóa đơn thế nào?
Căn cứ vào khoản 2 điều 16 của Thông tư 39/2014/TT-BTC Thời điểm xuất hoá đơn khi bán hàng hoá:
“Ngày lập hóa đơn đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.”
Như vậy, bên bán hàng sẽ xuất hóa đơn GTGT đồng thời với thời điểm hoàn thành việc giao hàng, chứng từ liên quan đến hàng hóa được giao.
- Mời bạn xem thêm
- Dịch vụ chỉnh sửa giấy khai sinh mới năm 2023
- Lừa đảo chuyển tiền qua Internet Banking có bị phạt tù?
- Luật hợp tác xã nông nghiệp quy định như thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Mẫu hợp đồng nguyên tắc mua bán hàng hóa thế nào?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như mẫu hủy hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Trong trường hợp mỗi bên không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ của mình theo hợp đồng này, bên đó phải chịu trách nhiệm bồi thường cho những thiệt hại mà bên kia phải gánh chịu do việc không thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện nghĩa vụ không đầy đủ đó, bao gồm cả thiệt hại trực tiếp và gián tiếp xảy ra.
– Hợp đồng sẽ được sửa đổi khi có sự đồng ý tự nguyện của cả hai bên
– Hợp đồng sẽ tạm ngưng được thực hiện trong các trường hợp sau:
– Hợp đồng chấm dứt khi: hợp đồng hết hạn và các bên không gia hạn thêm hợp đồng
– Khi xuất hiện tranh chấp, các bên có thể lựa chọn giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng.
– Trong trường hợp hai bên không thể thương lượng được thì tranh chấp sẽ được giải quyết tại Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nan bên cạnh phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam theo quy tắc tố tụng trọng tài của trung tâm này. Quyết định của trọng tài là quyết định cuối cùng và được các bên tuân theo.
– Phí trọng tài sẽ do bên thua kiện trả, trừ phi có sự thoả thuận của hai bên.