Xin chào Luật Sư X. Tôi tên là Đoàn Minh, hiện tôi tôi đang làm chủ một doanh nghiệp khai thác than. Tuy nhiên sau khoảng thời gian dịch bệnh covid hoành hành thì tình hình kinh doanh gặp nhiều khó khăn, chính vì vậy mà tôi có vay một khoản tiền từ một người bạn để có vốn làm ăn tiếp. Chúng tôi là bạn thân với nhau nên anh ấy quyết định cho tôi vay mà không lấy bất kì một khoản lãi nào. Tuy nhiên tôi còn một số băn khoăn liên quan tới giấy tờ cần thực hiện. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi mẫu hợp đồng mượn tiền không lãi suất như thế nào không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Để giải đáp vấn đề “Mẫu hợp đồng mượn tiền không lãi suất như thế nào?” và cũng như giải đáp rõ một số thắc mắc xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Dân sự năm 2015
Hợp đồng mượn tiền không lãi suất là gì?
Tại Điều 494 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về hợp đồng mượn tài sản như sau: Hợp đồng mượn tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được.
Khác với hợp đồng mượn tài sản, Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Thực chất, hợp đồng mượn tiền như cách gọi thực tế của nhiều người là hợp đồng vay tài sản vì tài sản dùng để thanh toán là tài sản cùng loại chứ không phải tài sản ban đầu.
Hợp đồng mượn tiền không lãi suất là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên vay sẽ nhận một khoản tiền từ bên cho vay, khi đến hạn trả bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay theo đúng số tiền gốc, không phải trả lãi.
Mẫu hợp đồng mượn tiền không lãi suất như thế nào?
Mời bạn tham khảo mẫu hợp đồng mượn tiền không lãi suất của Luật sư X dưới đây:
Hướng dẫn viết mẫu:
– Căn cứ vào các điều luật, quy định của Nhà nước, công ty để tiến hành thỏa thuận.
– Nêu rõ các nội dung cần thiết như: số lượng tiền vay, thời hạn, lãi suất,…
– Ghi rõ hiệu lực sau khi thỏa thuận.
– Ký và ghi rõ họ tên của cả 2 bên tiến hành thỏa thuận.
Các bên sẽ có những nghĩa vụ gì trong quan hệ vay tài sản?
Theo Điều 464 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về quyền sở hữu đối với tài sản vay: “Bên vay trở thành chủ sở hữu tài sản vay kể từ thời điểm nhận tài sản đó”.
Như vậy, nếu các bên cho nhau vay tiền thì bên vay tiền là chủ sở hữu của tài sản là tiền đó kể từ thời điểm nhận tiền. Tức là họ được quyền chi tiêu theo thỏa thuận mà không phụ thuộc vào bên cho vay (trừ khi hai bên có thỏa thuận về mục đích việc vay tiền.
Bên cho vay tiền có các nghĩa vụ sau đây theo quy định tại điều 464, Bộ luật dân sự năm 2015:
+ Giao tài sản cho bên vay đầy đủ, đúng chất lượng, số lượng vào thời điểm và địa điểm đã thỏa thuận.
+ Bồi thường thiệt hại cho bên vay, nếu bên cho vay biết tài sản không bảo đảm chất lượng mà không báo cho bên vay biết, trừ trường hợp bên vay biết mà vẫn nhận tài sản đó.
+ Không được yêu cầu bên vay trả lại tài sản trước thời hạn, trừ trường hợp quy định tại Điều 470 của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan quy định khác.
Bên vay có các nghĩa vụ pháp lý sau theo quy định tại điều 466, Bộ luật dân sự năm 2015:
Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay
1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;
b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Theo quy định thì giấy vay mượn tiền viết tay có hiệu lực không?
Hợp đồng vay tài sản hay giao dịch vay tiền được quy định tại Điều 463 Bộ luật Dân sự năm 2015. Theo đó, đây là sự thỏa thuận giữa các bên về việc bên cho vay đưa một số tiền nhất định cho bên vay và trong một thời hạn nhất định, bên vay phải trả lại cho bên kia số tiền này cùng với tiền lãi (nếu có).
Đồng thời, Bộ luật Dân sự hoặc các văn bản pháp luật không có quy định về hình thức của hợp đồng vay phải là dạng hợp đồng có công chứng, chứng thực hoặc là hợp đồng hay giấy vay tiền.
Tuy nhiên, đây vẫn là một giao dịch dân sự nên phải đáp ứng các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự nêu tại Điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015 như:
– Các bên có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch vay tiền.
– Các bên cho vay và đi vay đều hoàn toàn tự nguyện.
– Mục đích vay cũng như các thỏa thuận vay tiền của các bên không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Do đó, nếu giấy vay tiền viết tay có đầy đủ các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự thì hoàn toàn có hiệu lực. Khi các bên đã ký giấy vay tiền thì bên vay phải có nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn, bên cho vay cũng phải giao số tiền cho vay cho bên vay…
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Mẫu hợp đồng mượn tiền không lãi suất chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật tiền tệ Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Mẫu hợp đồng mượn tiền không lãi suất như thế nào?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như tư vấn pháp lý về trích lục hồ sơ nguồn gốc đất,… chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm
- Năm 2022, mượn tiền không trả có kiện được không?
- Mượn tiền không trả là vi phạm gì?
- Công ty cho cá nhân vay tiền không tính lãi được không?
Câu hỏi thường gặp
Những lưu ý khi viết giấy vay tiền cá nhân
+ Bên vay tiền cần xác định khả năng trả nợ theo cam kết trên giấy vay.
+ Cân nhắc khi một trong hai không tuân thủ theo thỏa thuận ghi trong giấy vay tiền.
+ Giấy vay tiền cá nhân không cần công chứng, nhưng phải đảm bảo tính pháp lý. Nếu có thể nên công chứng để nâng cao mức độ an toàn, đảm bảo quyền lợi.
+ Giấy vay tiền cá nhân không công chứng nhưng đầy đủ thông tin cần thiết thì vẫn đủ tính pháp lý để khởi kiện.
+ Trong giấy vay tiền nếu ghi là vô thời hạn thì có nghĩa là bên cho vay có thể đòi bắt cứ lúc nào.
Vay tiền online hay vay tại ngân hàng, công ty tài chính đều là hình thức vay tài sản được quy định tại Điều 463 Bộ luật Dân sự năm 2015. Cụ thể:
Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Bởi đây là giao dịch dân sự, được thực hiện dựa trên sự thỏa thuận của các bên và chỉ khác về hình thức. Ví dụ, vay tiền trực tiếp tại ngân hàng, công ty tài chính thì hai bên sẽ thực hiện giao dịch vay tiền thông qua hợp đồng tín dụng, hợp đồng vay tiêu dùng…
Còn riêng việc vay tiền online, các bên ký kết hợp đồng thỏa qua dữ liệu số trên internet hoặc thông qua app. Do đó, khi thực hiện vay tiền online, các bên cũng đã ký kết một hợp đồng điện tử với nhau về việc vay tiền.
Theo đó, bên vay phải có nghĩa vụ trả nợ khi đến thời hạn thỏa thuận, nợ bao gồm cả tiền gốc và tiền lãi (nếu có).
Hiện nay, nhiều ngân hàng và công ty tài chính hợp pháp đã triển khai việc vay tiền online nhằm tạo điều kiện cho người vay thực hiện thủ tục nhanh chóng, giải ngân tiền nhanh, đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn vay.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, không thiếu các app hoặc công ty tài chính “núp bóng” vay tiền online để trá hình cho vay nặng lãi với lãi suất “cắt cổ”. Với những trường hợp này, người cho vay sẽ bị xử lý nghiêm về hành vi cho vay nặng lãi.
Như vậy, dù vay tiền online thì người vay nợ cũng buộc phải trả đủ số tiền đã vay theo khoản 1 Điều 466 Bộ luật Dân sự. Việc bùng nợ khi vay tiền online cũng chính là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Thủ tục đòi nợ khi cho vay bằng giấy vay tiền viết tay được thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 như sau:
Chuẩn bị hồ sơ
– Đơn khởi kiện đòi nợ: Có đầy đủ thông tin của người cho vay, người vay, nội dung khởi kiện, các giấy tờ liên quan đến việc vay nợ…
– Giấy vay tiền viết tay (bản sao).
– Giấy tờ tùy thân của người vay (nếu có) và người cho vay – người khởi kiện: Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn hạn, sổ hộ khẩu, đăng ký kết hôn…
Cách thức nộp hồ sơ: Nộp trực tiếp, gửi qua bưu điện hoặc gửi online qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).