Hợp đồng mua bán phương tiện thủy nội địa cũng giống như các mẫu hợp đồng mua bán thông thường, thường được lập tại phòng công chứng để được chứng thực các thông tin và bảo đảm tính pháp lý của hợp đồng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc thông tin về mẫu hợp đồng mua bán phương tiện thuỷ nộ địa. Mời bạn đọc quan tâm theo dõi.
Căn cứ pháp lý
Hợp đồng mua bán phương tiện thủy nội địa là gì ?
Theo quy định của pháp luật hiện tại thì không có khái niệm riêng cho hợp đồng mua bán phương tiện thủy nội địa nên có thể xem hợp đông mua bán phương tiện thủy nội địa cũng là một trong số hợp đồng mua bán tài sản thông thường theo điều 430 của Bộ luật dân sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 .
Điều 430: Hợp đồng mua bán tài sản
Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán.
Hợp đồng mua bán nhà ở, mua bán nhà để sử dụng vào mục đích khác được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật nhà ở và luật khác có liên quan.
Trong hợp đồng mua bán, sự thỏa thuận của các bên sẽ làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ dân sự của bên bán và bên mua. Do đó, đối với bên bán thì việc giao tài sản và nhận tiền vừa là quyền và vừa là nghĩa vụ, đối với bên mua thì việc nhận tài sản và trả tiền cũng là vừa là quyền và nghĩa vụ. Hợp đồng mua bán tài sản là một trong số các hợp đồng dân sự có tính thông dụng và phổ biến nhất. Hợp đồng là một căn cứ phát sinh một quan hệ nghĩa vụ dân sự, nội dung của hợp đồng xác định rõ nghĩa vụ của các bên. Trong hợp đồng mua bán tài sản, bên bán có nghĩa vụ cơ bản là chuyển giao tài sản và quyến sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua có nghĩa vụ trả tiền cho bên bán. Dấu hiệu quan trọng của hợp đồng của hợp đồng mua bán là chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua có nghĩa vụ trả tiền cho bên bán. Dấu hiệu quan trọng của hợp đồng mua bán là chuyển quyền sở hữu tài sản đồng thời tài sản được chuyển giao.
Điều kiện hoạt động phương tiện thủy nội địa
Khi tiến hành thực hiện mua bán hợp đồng phương tiện thủy nội địa quý khách nên tìm hiểu và lưu ý về đặc điểm của phương tiện thủy nội địa vì đây sẽ là một phần ảnh hưởng đến điều kiện hoạt động của phương tiện thủy nội địa mà pháp luật quy định như sau:
Đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 15 tấn
– Theo quy định pháp luật thì đối với các phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phân trên 15 tấn ,phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 sức ngựa, phương tiện có sức chở trên 12 người khi hoạt động trên đường thủy nội địa phải bảo đảm các điều kiện sau:
+ Đạt tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 26 của Luật này;
+ Có giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa, giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; kẻ hoặc gắn số đăng ký, vạch dấu mớn nước an toàn, ghi số lượng người được phép chở trên phương tiện;
+ Có đủ định biên thuyền viên và danh bạ thuyền viên theo quy định.
+ Đối với phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính từ 5 sức ngựa đến 15 sức ngựa hoặc có sức chở từ 5 người đến 12 người khi hoạt động trên đường thủy nội địa phải bảo đảm điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.
Đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 1 tấn đến 15 tấn
– Còn đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 1 tấn đến 15 tấn hoặc có sức chở từ 5 người đến 12 người, phương tiện có động cơ công suất máy chính dưới 5 sức ngựa hoặc có sức chở dưới 5 người khi hoạt động trên đường thủy nội địa phải có giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa và bảo đảm điều kiện an toàn như sau:
+ Thân phương tiện phải chắc chắn, không bị rò nước vào bên trong; phương tiện phải thắp một đèn có ánh sáng trắng ở nơi dễ nhìn nếu hoạt động vào ban đêm; phương tiện chở người phải có đủ chỗ cho người ngồi cân bằng trên phương tiện và có đủ áo phao hoặc dụng cụ cứu sinh cho số người được phép chở trên phương tiện;
+ Máy lắp trên phương tiện phải chắc chắn, an toàn, dễ khởi động và hoạt động ổn định;
+ Phương tiện phải được kẻ hoặc gắn số đăng ký, ghi số lượng người được phép chở trên phương tiện;
+ Phương tiện phải được sơn vạch dấu mớn nước an toàn và khi chở người, chở hàng không được ngập qua vạch dấu mớn nước an toàn. Dấu mớn nước an toàn của phương tiện được sơn một vạch có màu khác với màu sơn mạn phương tiện; vạch sơn có chiều rộng 25 milimét, chiều dài 250 milimét nằm ngang trên hai bên mạn tại vị trí giữa của chiều dài lớn nhất của phương tiện; mép trên của vạch sơn cách mép mạn 100 milimét đối với phương tiện chở hàng, cách mép mạn 200 milimét đối với phương tiện chở người.
– Đối với phương tiện thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 1 tấn hoặc sức chở dưới 5 người hoặc bè khi hoạt động trên đường thủy nội địa phải bảo đảm điều kiện an toàn quy định tại điểm a khoản 3 Điều 27 Luật giao thông đường thủy nội địa 2004, sửa đổi bổ sung năm 2014.
Tải xuống mẫu hợp đồng mua bán phương tiện thủy nội địa
Mời bạn xem thêm bài viết
- Mẫu hợp đồng nguyên tắc mua bán vật tư
- Hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa mới năm 2022
- Thủ tục mua bán xe máy cũ không chính chủ
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Mẫu hợp đồng mua bán phương tiện thủy nội địa”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, Xin giấy phép bay Flycam , thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, dịch vụ bảo hộ logo công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Phương tiện thủy nội địa là tàu, thuyền và các cấu trúc nổi khác, có động cơ hoặc không có động cơ, chuyên hoạt động trên đường thủy nội địa.
Hợp đồng mua bán phương tiện thủy nội địa được hai bên ký kết khi các bên có nhu cầu mua và bán phương tiện thủy nội địa, một bên có nhu cầu bán và một bên có nhu cầu mua. Khi hai bên thỏa thuận xong và đi đến ký kết hợp đồng thì cả hai sẽ phải thực hiện đúng và đủ các nghĩa vụ được ghi nhận trong hợp đồng. Pháp luật sẽ đảm bảo hai bên phải thực hiện đúng theo những gì đã thỏa thuận, việc thực hiện đúng nghĩa vụ của bên này sẽ đáp ứng quyền của bên kia và ngược lại. Đồng thời hợp đồng ghi nhận phương thức giải quyết tranh chấp giữa hai bên trong trường hợp có tranh chấp xảy ra.