Chào Luật sư, nhờ bắt kịp xu hướng kinh doanh nên dạo gần dây gia đình tôi có được nhiều đơn nhà lớn từ phía các công ty. Chính vì thế để đảm bảo quyền lợi của các bên khi làm ăn với các công ty lớn gia đình tôi cần phải thiết lập hợp đồng kinh tế mua bán hàng hóa. Chính vì thế, Luật sư cho tôi hỏi mẫu hợp đồng kinh tế mua bán hàng hóa chuẩn pháp lý 2023 như thế nào được không ạ? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về mẫu hợp đồng kinh tế mua bán hàng hóa chuẩn pháp lý. Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Hợp đồng mua bán hàng hóa là gì?
Hợp đồng mua bán hàng hóa chính là một loại của hợp đồng thương mại. Mục đích của hợp đồng mua bán hàng hóa chính là hoạt động giao thương nhằm mục đích sinh lợi. Hàng hóa trong hợp đồng mua bán hàng hóa có thể là tài sản đang hiện hữu ở hiện tại hoặc cũng có thể là những loại tài sản có thể hình thành trong tương lai. Tuy nhiên có một điểm lưu ý là các tài sản được xác định là bất động sản thì không được tiến hành hợp đồng dưới dạng hợp đồng mua bán hàng hóa.
Theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 3 Luật Thương mại 2005 quy định như sau:
– Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.
– Hàng hóa bao gồm:
- Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai;
- Những vật gắn liền với đất đai.
Nội dung hợp đồng mua bán hàng hóa cần có
Hiện tại theo quy định của pháp luật thì nội dung hợp đồng mua bán hàng hóa sẽ phải cần 07 nội dung cần phải có. Các nội dung quan trong cần phải có trong hợp đồng như thông tin về các bên trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, đối tượng giao dịch của hợp đồng mua bán hàng hóa được xác định, số lượng, giá tiền, phương thức thanh toán và thời hạn thực hiện hợp đồng. Nếu hợp đồng không có các thông tin trên thì rất có thể hợp đồng sẽ phải tiến hành thỏa thuận và ký kết lại.
Theo quy định tại Điều 398 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nội dung của hợp đồng như sau:
– Các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng.
– Hợp đồng có thể có các nội dung sau đây:
- Đối tượng của hợp đồng;
- Số lượng, chất lượng;
- Giá, phương thức thanh toán;
- Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
- Quyền, nghĩa vụ của các bên;
- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
- Phương thức giải quyết tranh chấp.
Hợp đồng mua bán hàng hóa có giá trị pháp lý như thế nào?
Hợp đồng mua bán hàng hóa có giá trị pháp lý như thế nào? Hợp đồng mua bán hàng hóa sẽ có giá trị pháp lý tại thời điểm khi hai bên chính thức tiến hành ký kết hợp đồng với nhau. Tuy nhiên sẽ có một số trường hợp đặc biệt do tính chất thỏa thuận của 02 bên mà hợp đồng có thể có hiệu lực sau thời điểm ký từ 03 đến 05 ngày. Kể từ thời điểm hai bên ký kết hợp đồng và hợp đồng mua bán hàng hóa chính thức có hiệu lực các bên sẽ có thể tiến hành các giao dịch đã thỏa thuận trước đó trong hợp đồng.
Theo quy định tại Điều 401 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hiệu lực của hợp đồng như sau:
– Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.
– Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo cam kết. Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật.
Mẫu hợp đồng kinh tế mua bán hàng hóa chuẩn pháp lý
Mẫu hợp đồng kinh tế mua bán hàng hóa hiện nay khá phổ biến và được chia sẽ trên các diễn đàn mạng xã hội một cách rộng rãi để người dân Việt Nam có thể lấy về và sử dụng một cách miễn phí. Tuy nhiên có một bất cập hiện nay chính là việc không phải nẫu hợp đồng kinh tế mua bán hàng hóa nào cũng chuẩn pháp lý. Chính vì thế Luật sư X hiểu được tâm lý đó của bạn nên chúng tôi đã cho phát hành ra mẫu hợp đồng kinh tế mua bán hàng hóa chuẩn pháp lý gửi đến quý đọc giả tham khảo.
Mời bạn xem thêm
- Dịch vụ chỉnh sửa giấy khai sinh mới năm 2023
- Lừa đảo chuyển tiền qua Internet Banking có bị phạt tù?
- Luật hợp tác xã nông nghiệp quy định như thế nào?
Thông tin liên hệ LSX
Vấn đề “Mẫu hợp đồng kinh tế mua bán hàng hóa chuẩn pháp lý″ đã được LuatsuX giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về Quy định phân loại rác thải sinh hoạt. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 34 Luật Thương mại 2005 quy định về việc giao hàng và chứng từ liên quan đến hàng hóa như sau:
– Bên bán phải giao hàng, chứng từ theo thỏa thuận trong hợp đồng về số lượng, chất lượng, cách thức đóng gói, bảo quản và các quy định khác trong hợp đồng.
– Trường hợp không có thỏa thuận cụ thể, bên bán có nghĩa vụ giao hàng và chứng từ liên quan theo quy định của Luật này.
Theo quy định tại Điều 37 Luật Thương mại 2005 quy định về thời hạn giao hàng như sau:
– Bên bán phải giao hàng vào đúng thời điểm giao hàng đã thoả thuận trong hợp đồng.
– Trường hợp chỉ có thỏa thuận về thời hạn giao hàng mà không xác định thời điểm giao hàng cụ thể thì bên bán có quyền giao hàng vào bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn đó và phải thông báo trước cho bên mua.
– Trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn giao hàng thì bên bán phải giao hàng trong một thời hạn hợp lý sau khi giao kết hợp đồng.
Theo quy định tại Điều 52 Luật Thương mại 2005 quy định về xác định giá như sau:
Trường hợp không có thoả thuận về giá hàng hoá, không có thoả thuận về phương pháp xác định giá và cũng không có bất kỳ chỉ dẫn nào khác về giá thì giá của hàng hoá được xác định theo giá của loại hàng hoá đó trong các điều kiện tương tự về phương thức giao hàng, thời điểm mua bán hàng hoá, thị trường địa lý, phương thức thanh toán và các điều kiện khác có ảnh hưởng đến giá.