Chào Luật sư, do mẹ của tôi bị bệnh nên không thể tiếp tục chăm sóc cháu trai cho hai vợ chồng tôi đi làm được. Chính vì thế mà vợ chồng tôi quyết định sẽ thuê một người giúp việc để đỡ dần vợ chồng tôi trong vấn đề vệ sinh nhà cửa và chăm sốc con nhỏ. Tuy nhiên tôi nghe nói muốn thuê người giúp việc thì phải ký kết hợp đồng. Thế nên Luật sư có thể chỉ cho tôi cách soạn thảo một mẫu hợp đồng giúp việc gia đình mới năm 2023 được không ạ? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về mẫu hợp đồng giúp việc gia đình mới năm 2023. LuatsuX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Khi thuê giúp việc gia đình có cần ký hợp đồng?
Thuê người giúp việc là một trong những việc thuê người lao động khá phổ biến tại các nước Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên ngày ngày để đảm bảo các phúc lợi cũng như các quyền lợi chính đáng mà người giúp việc được hưởng, pháp luật Việt Nam đã có những quy định về việc giao kết hợp đồng khi thuê giúp việc nhà.
Theo quy định tại Điều 161 Bộ luật Lao động 2019 quy định về lao động là người giúp việc gia đình như sau:
– Lao động là người giúp việc gia đình là người lao động làm thường xuyên các công việc trong gia đình của một hoặc nhiều hộ gia đình.
Các công việc trong gia đình bao gồm công việc nội trợ, quản gia, chăm sóc trẻ em, chăm sóc người bệnh, chăm sóc người già, lái xe, làm vườn và các công việc khác cho hộ gia đình nhưng không liên quan đến hoạt động thương mại.
– Chính phủ quy định về lao động là người giúp việc gia đình.
Theo quy định tại Điều 88 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về lao động là người giúp việc gia đình như sau:
Lao động là người giúp việc gia đình là người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Bộ luật Lao động có giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản để làm những công việc theo quy định tại khoản 1 Điều 161 của Bộ luật Lao động
Theo quy định tại Điều 162 Bộ luật Lao động 2019 quy định về hợp đồng lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình như sau:
– Người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với lao động là người giúp việc gia đình.
– Thời hạn của hợp đồng lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình do hai bên thỏa thuận. Một bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động bất kỳ khi nào nhưng phải báo trước ít nhất 15 ngày.
– Hai bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động về hình thức trả lương, kỳ hạn trả lương, thời giờ làm việc hằng ngày, chỗ ở.
Các quy định riêng đối với lao động là người giúp việc gia đình
Giúp việc nhà là một trong những công việc có tính chất đặt thù nhất định dễ xảy ra các tranh chấp, xung đột với người sử dụng lao động và dễ đứng trước nguy cơ bị sai thải ngay lập tức, chính vì thể để có thể đảm bảo tối đa các quyền lợicuar người lao động, pháp luật Việt Nam buộc phải có các quy định riêng đối với lao động là người giúp việc gia đình tại Việt Nam.
Theo quy định tại Điều 89 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về một số quy định riêng đối với lao động là người giúp việc gia đình như sau:
– Quy định về hình thức hợp đồng lao động theo Điều 14 và khoản 1 Điều 162; nghĩa vụ cung cấp thông tin khi giao kết hợp đồng lao động theo Điều 16; nội dung hợp đồng lao động theo khoản 1 Điều 21; đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo khoản 2 Điều 35, khoản 3 Điều 36 và khoản 2 Điều 162; nghĩa vụ khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật theo Điều 40, Điều 41; trợ cấp thôi việc theo Điều 46 của Bộ luật Lao động được thực hiện như sau:
- Khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải ký kết hợp đồng lao động với người lao động. Hình thức hợp đồng lao động ký kết phải bằng văn bản theo quy định tại khoản 1 Điều 14 và khoản 1 Điều 162 của Bộ luật Lao động;
- Trước khi ký kết hợp đồng lao động, người lao động và người sử dụng lao động có nghĩa vụ cung cấp thông tin theo quy định tại Điều 16 của Bộ luật Lao động, đồng thời người sử dụng lao động phải cung cấp rõ các thông tin về phạm vi công việc phải làm, điều kiện ăn, ở của người lao động tại gia đình người sử dụng lao động và những thông tin cần thiết khác liên quan đến việc bảo đảm an toàn sức khỏe trong việc thực hiện công việc mà người lao động yêu cầu;
- Nội dung hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 21 của Bộ luật Lao động. Căn cứ Mẫu số 01/PLV Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này, người sử dụng lao động và người lao động có trách nhiệm thỏa thuận cụ thể các quyền, nghĩa vụ và lợi ích của mỗi bên trong hợp đồng lao động để thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế nhưng phải bảo đảm các nội dung chủ yếu quy định tại khoản 1 Điều 21 của Bộ luật Lao động;
- Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, mỗi bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần lý do nhưng phải báo trước ít nhất 15 ngày, trừ các trường hợp sau thì không phải báo trước:
- Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì các lý do: Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật Lao động; không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật Lao động; bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động; bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc; lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật Lao động; đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật Lao động trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác; người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật Lao động làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động;
- Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì các lý do: Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 31 của Bộ luật Lao động; người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên;
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không đúng quy định tại điểm d khoản này. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì người lao động có nghĩa vụ thực hiện quy định tại Điều 40, người sử dụng lao động có nghĩa vụ thực hiện quy định tại Điều 41 của Bộ luật Lao động. Trường hợp người sử dụng lao động vi phạm thời hạn báo trước theo điểm d khoản này thì phải trả cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước;
- Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6 và khoản 7 Điều 34 của Bộ luật Lao động và điểm d khoản này, người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật Lao động; hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên.
– Người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận về tiền lương, thưởng và thực hiện trả lương, thưởng theo quy định tại Chương VI (trừ Điều 93) của Bộ luật Lao động, trong đó tiền lương của người lao động thỏa thuận trong hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 90 của Bộ luật Lao động bao gồm mức lương theo công việc, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác nếu có. Mức lương theo công việc bao gồm cả chi phí tiền ăn, ở của người lao động tại gia đình người sử dụng lao động (nếu có) không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố. Người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận mức chi phí ăn, ở hằng tháng của người lao động (nếu có), tối đa không quá 50% mức lương theo công việc ghi trong hợp đồng lao động.
– Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi thực hiện theo quy định tại Chương VII của Bộ luật Lao động và Chương VII Nghị định này, trong đó thời gian nghỉ ngơi trong ngày làm việc bình thường, ngày nghỉ hằng tuần được thực hiện như sau:
- Vào ngày làm việc bình thường, ngoài thời giờ làm việc thỏa thuận trong hợp đồng lao động theo quy định, người sử dụng lao động phải bảo đảm, tạo điều kiện cho người lao động được nghỉ ít nhất 8 giờ, trong đó có 6 giờ liên tục trong 24 giờ liên tục;
- Người lao động được nghỉ hằng tuần theo quy định tại Điều 111 của Bộ luật Lao động, trường hợp người sử dụng lao động không thể bố trí nghỉ hằng tuần thì phải bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
– Người sử dụng lao động có trách nhiệm trả cùng lúc với kỳ trả lương cho người lao động một khoản tiền bằng mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế để người lao động chủ động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
– Trường hợp người lao động đồng thời giao kết nhiều hợp đồng lao động làm giúp việc gia đình thì trách nhiệm trả tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của người sử dụng lao động được thực hiện theo từng hợp đồng lao động.
– An toàn, vệ sinh lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình được thực hiện như sau:
- Người sử dụng lao động có trách nhiệm hướng dẫn cách sử dụng máy, thiết bị, đồ dùng, các biện pháp phòng, chống cháy, nổ trong gia đình có liên quan đến công việc của người lao động; trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động trong quá trình làm việc;
- Khi người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, người sử dụng lao động phải thực hiện các trách nhiệm đối với người lao động theo quy định tại Điều 38, Điều 39 của Luật An toàn, vệ sinh lao động;
- Người lao động có trách nhiệm chấp hành đúng hướng dẫn sử dụng máy, thiết bị, đồ dùng và phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm các yêu cầu vệ sinh môi trường của hộ gia đình, dân cư nơi cư trú.
– Kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất đối với người lao động được thực hiện như sau:
- Người sử dụng lao động và người lao động xác định cụ thể các hành vi, hình thức xử lý kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất theo quy định tại khoản 2 Điều 118 và Điều 129 của Bộ luật Lao động và ghi trong hợp đồng lao động hoặc thể hiện bằng hình thức thỏa thuận khác;
- Hình thức xử lý kỷ luật lao động áp dụng đối với người lao động bao gồm khiển trách, sa thải theo khoản 1, khoản 4 Điều 124 của Bộ luật Lao động;
- Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong các trường hợp: Người lao động có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và khoản 4 Điều 125 của Bộ luật Lao động hoặc người lao động có hành vi ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự đối với người sử dụng lao động hoặc thành viên trong hộ gia đình;
- Khi phát hiện người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì người sử dụng lao động xem xét, xử lý kỷ luật lao động theo hình thức quy định tại điểm b khoản này đối với người lao động. Trường hợp người lao động là người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi thì người sử dụng lao động phải thông báo việc xử lý kỷ luật lao động đến người đại diện theo pháp luật của người lao động;
- Việc xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động phải bảo đảm các nguyên tắc, trình tự, thủ tục quy định tại điểm a, điểm c khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 122 của Bộ luật Lao động.
Mẫu hợp đồng giúp việc gia đình mới năm 2023
Để có thể soạn thảo một mẫu hợp đồng giúp việc gia đình mới năm 2023 một cách dễ dàng và nhanh chóng, pháp luật Việt Nam đã cho ban hành mẫu hợp đồng giúp việc gia đình tại Mẫu số 01/PLV tại Phụ lục được ban hành kèm theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP. Dựa theo mẫu hợp đồng này các bên sẽ dễ dàng có thể soạn thảo một mẫu hợp đồng chuẩn.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH
Căn cứ vào Bộ luật Lao động năm 2019;
Căn cứ Nghị định số …../…./NĐ-CP ngày … tháng … năm …. của Chính phủ ….(ghi theo tên Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành về nội dung lao động là người giúp việc gia đình theo khoản 2 Điều 161 của Bộ luật Lao động).
1. BÊN A: NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
Ông/bà:………………………………………………………………………………………………………………
Đại diện cho hộ gia đình gồm (ghi họ tên từng người trong hộ):
…………………………………………………………………………………………………………………………
Địa chỉ nơi cư trú:………………………………………………………………………………………………….
Điện thoại:…………………………………………………………………………………………………………..
Số thẻ Căn cước công dân/CMND/hộ chiếu:………….cấp ngày…………………. tại……………….
2. BÊN B: NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀ NGƯỜI GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH
Ông/bà:………………………………………………………………………………………………………………
Địa chỉ nơi cư trú:………………………………………………………………………………………………….
Điện thoại:…………………………………………………………………………………………………………..
Số thẻ Căn cước công dân/CMND/hộ chiếu:…………… cấp ngày…………..tại…………………….
Thông tin liên hệ trong trường hợp khẩn cấp:………………………………………………………………
Ông/bà:………………………………………………………………………………………………………………
Mối quan hệ với người lao động:……………………………………………………………………………..
Địa chỉ nơi cư trú:………………………………………………………………………………………………….
Điện thoại:…………………………………………………………………………………………………………..
Hai hên thống nhất ký kết hợp đồng lao động với những điều khoản sau đây:
Điều 1. Thời hạn hợp đồng
– Hợp đồng lao động: Không xác định thời hạn hoặc có thời hạn…………tháng.
Ngày bắt đầu làm việc: Từ ngày… tháng … năm…
– Thời gian thử việc (nếu có): từ ngày… tháng… năm…. đến ngày…. tháng … năm…
Điều 2. Công việc và địa điểm làm việc
– Địa điểm làm việc (ghi rõ địa chỉ nơi người lao động thực hiện công việc giúp việc gia đình): …………..
– Công việc phải làm (ghi rõ các công việc người lao động phải thực hiện hằng ngày ví dụ như: vệ sinh nhà cửa, nấu ăn, giặt giũ, chăm sóc trẻ em….):
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
Điều 3. Tiền lương, thưởng và các khoản phụ cấp, bổ sung khác
– Mức lương:…………………………………………….. đồng/tháng (hoặc tuần hoặc ngày hoặc giờ), trong đó chi phí ăn, ở của người lao động (nếu có):…………………….đồng.
– Các khoản phụ cấp, bổ sung (nếu có):…………………………………………………………………….
– Hình thức trả lương (tiền mặt/chuyển khoản):…………………………………………………………….
– Kỳ hạn trả lương: tiền lương được trả vào ngày/giờ ………………………. hằng tháng/tuần/ngày.
– Khoản tiền bằng mức đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động trả cho người lao động cùng kỳ trả lương: ……………đồng.
– Chế độ nâng lương (ghi rõ thời gian, điều kiện và các trường hợp được nâng lương nếu có): …………………………………………………………………………………………………………….
– Thưởng (ghi rõ điều kiện và các trường hợp được thường, mức thưởng nếu có): ……………………………………………………………………………………………………………..
– Tiền tàu xe về nơi cư trú của người lao động (ghi rõ các trường hợp được hỗ trợ tiền tàu xe vé nơi cư trú, mức hỗ trợ):
– Hỗ trợ học nghề, học văn hóa (nếu có)……………………………………………………………………
Điều 4. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
– Thời giờ làm việc:……………………………………………………………………………………………….
– Thời giờ người lao động được nghỉ liên tục trong ngày:……………………………………………….
– Ngày nghỉ hằng tuần:…………………………………………………………………………………………..
– Ngày nghỉ hằng năm:…………………………………………………………………………………………..
– Ngày nghỉ lễ, tết:…………………………………………………………………………………………………
Điều 5. Điều kiện làm việc
– Trang bị bảo hộ lao động (nếu có):…………………………………………………………………………
– Chỗ ăn, ở của người lao động (đối với người lao động sống tại gia đình người sử dụng lao động……………………………………………………………………………………………………………………………
– Các điều kiện khác:……………………………………………………………………………………………..
Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của người lao động
1. Quyền của người lao động:
– Về thanh toán tiền lương, các khoản phụ cấp, bổ sung khác; thưởng; tiền tàu xe về nơi cư trú theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động:…………………………………………………………………………………………………….
– Về nghỉ ngơi; hỗ trợ học nghề, học văn hóa theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động: …….
– Về bố trí chỗ ăn, ở; trang bị bảo hộ lao động; bồi thường thiệt hại theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động:
2. Nghĩa vụ của người lao động:
– Về hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động:…………………………………………………….
– Về thực hiện đúng hướng dẫn sử dụng trang thiết bị, máy móc, đồ dùng và phòng chống cháy nổ, bảo đảm các yêu cầu vệ sinh môi trường của hộ gia đình, khu dân cư nơi cư trú: ………………………………………………..
– Về bồi thường cho người sử dụng lao động nếu làm mất, hư hỏng tài sản trong gia đình người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật và thỏa thuận giữa hai bên: …………………………………………………………..
– Về cung cấp tài liệu hợp pháp cho người sử dụng lao động để đăng ký tạm trú (đối với người lao động sống cùng người sử dụng lao động nếu thuộc đối tượng phải đăng ký tạm trú): ……………………………………………
Điều 7. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động
1. Quyền của người sử dụng lao động:
– Về quản lý, điều hành người lao động thực hiện các công việc theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động:
– Về bồi thường thiệt hại nếu người lao động làm mất, hư hỏng tài sản trong gia đình người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật và thỏa thuận giữa hai bên: …………………………………………………………………
2. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động:
– Về thanh toán đầy đủ, đúng thời hạn tiền lương và các chế độ, quyền lợi khác của người lao động theo thỏa thuận trong hợp đồng:…………………………………………………………………………………………………………………
– Về bố trí chỗ ăn, ở cho người lao động (đối với người lao động sống cùng người sử dụng lao động):
– Về đăng ký tạm trú cho người lao động (đối với người lao động sống cùng người sử dụng lao động thuộc đối tượng phải đăng ký tạm trú):…………………………………………………………………………………………………..
– Về tạo điều kiện cho người lao động học nghề, học văn hóa:……………………………………….
Điều 8. Kỷ luật lao động
– Các trường hợp người sử dụng lao động được áp dụng hình thức khiển trách:
…………………………………………………………………………………………………………………………
– Các trường hợp người sử dụng lao động được áp dụng hình thức sa thải:
…………………………………………………………………………………………………………………………
Điều 9. Bồi thường thiệt hại (nếu có)
– Các trường hợp người lao động phải bồi thường thiệt hại cho người sử dụng lao động:…….
…………………………………………………………………………………………………………………………
– Các trường hợp người sử dụng lao động phải bồi thường thiệt hại cho người lao động:…….
…………………………………………………………………………………………………………………………
Điều 10. Thỏa thuận khác (nếu có)
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
Điều 11. Điều khoản thi hành
Hợp đồng này được lập thành 02 bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 01 bản và có hiệu lực từ ngày……………………… tháng………………….. năm……………………
NGƯỜI LAO ĐỘNG (BÊN B) | NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG (BÊN A) |
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG (đối với người lao động dưới 18 tuổi)
– Họ tên:……………………………………………………………………………………………………………..
– Địa chỉ nơi cư trú:………………………………………………………………………………………………..
– Điện thoại (nếu có):……………………………………………………………………………………………..
– Số thẻ Căn cước công dân/CMND/Hộ chiếu: …………cấp ngày …………. tại…………………..
– Ký tên:
NGƯỜI LÀM CHỨNG (nếu có):
– Họ tên:……………………………………………………………………………………………………………..
– Số thẻ Căn cước công dân/CMND/Hộ chiếu: ………….cấp ngày ……………tại…………………
– Địa chỉ nơi cư trú:………………………………………………………………………………………………..
– Số điện thoại (nếu có):…………………………………………………………………………………………
– Ký tên:
Tải xuống mẫu hợp đồng giúp việc gia đình mới năm 2023
Khi hợp đồng mẫu đã được quy định cụ thể tại Mẫu số 01/PLV tại Phụ lục được ban hành kèm theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP, nhiều người sẽ có xu hướng tìm và tải xuống mẫu hợp đồng giúp việc gia đình mẫu. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể tìm được mẫu hợp đồng giúp việc gia đình một cách dễ dàng. Hiểu được tâm lý đó, sau đây mời bạn tham khảo mẫu hợp đồng giúp việc gia đình theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP.
- Quy định về đấu thầu dự án có sử dụng đất năm 2023
- Giá thầu đất nông nghiệp theo quy định mới 2023
- Đất đấu thầu của xã được quy định thế nào?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Mẫu hợp đồng giúp việc gia đình mới năm 2023″. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luatsu X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như tư vấn pháp lý về Sang tên sổ đỏ. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
– Thực hiện đầy đủ thỏa thuận đã giao kết trong hợp đồng lao động.
– Trả cho người giúp việc gia đình khoản tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật để người lao động chủ động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
– Tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người giúp việc gia đình.
– Bố trí chỗ ăn, ở hợp vệ sinh cho người giúp việc gia đình nếu có thỏa thuận.
– Tạo cơ hội cho người giúp việc gia đình được tham gia học văn hóa, giáo dục nghề nghiệp.
– Trả tiền tàu xe đi đường khi người giúp việc gia đình thôi việc về nơi cư trú, trừ trường hợp người giúp việc gia đình chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn.
– Thực hiện đầy đủ thỏa thuận đã giao kết trong hợp đồng lao động.
– Phải bồi thường theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật nếu làm hỏng, mất tài sản của người sử dụng lao động.
– Thông báo kịp thời với người sử dụng lao động về khả năng, nguy cơ gây tai nạn, đe dọa an toàn, sức khỏe, tính mạng, tài sản của gia đình người sử dụng lao động và bản thân.
– Tố cáo với cơ quan có thẩm quyền nếu người sử dụng lao động có hành vi ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động hoặc có hành vi khác vi phạm pháp luật.
– Ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động, dùng vũ lực đối với lao động là người giúp việc gia đình.
– Giao việc cho người giúp việc gia đình không theo hợp đồng lao động.
– Giữ giấy tờ tùy thân của người lao động.