Hiện nay, việc cho thuê mặt bằng kinh doanh rất phổ biến. Hợp đồng thuê mặt bằng là hợp đồng thông dụng, được sử dụng nhiều , đặc biệt khi mà nhu cầu thuê mặt bằng của người dân không ngừng tăng lên. Và tất nhiên, việc biết và soạn thảo mẫu hợp đồng thuê mặt bằng là rất cần thiết đối với các cá nhân, tổ chức có nhu cầu. Mời bạn xem trước và tải xuống Mẫu hợp đồng cho thuê lại mặt bằng kinh doanh tại bài viết dưới đây của Luật sư X.
Căn cứ pháp lý
Thế nào là hợp đồng thuê mặt bằng?
Hợp đồng thuê mặt bằng là hợp đồng song vụ được quy định tại Điều 472 Bộ Luật Dân Sự 2015 như sau:
Hợp đồng thuê tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê. Hợp đồng thuê nhà ở, hợp đồng thuê nhà để sử dụng vào mục đích khác được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật nhà ở và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Hợp đồng thuê mặt bằng mang bản chất của hợp đồng thuê tài sản, do đó các quy định chung của pháp luật liên quan đến vấn đề này hầu hết đều được quy định chung ở Bộ luật dân sự 2015 từ Điều 472 đến Điều 482 gồm có giá thuê, thời hạn thuê, giao tài sản, cho thuê lại, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thuê.
Mẫu hợp đồng cho thuê lại mặt bằng kinh doanh
Đối tượng của hợp đồng thuê mặt bằng
Thế nào là mặt bằng?
Khác với hợp đồng thuê tài sản thông thường, hợp đồng thuê mặt bằng để kinh doanh có đối tượng là bất động sản.
Bất động sản ở đây có thể là đất đai, nhà cửa mà là đất, căn hộ, nhà, kiot, hay cả một vài tầng trong một khu chung cư, hoặc cả đất và nhà mà có thể ứng dụng vào sản xuất hoặc kinh doanh thu lợi nhuận.
Bộ luật dân sự 2015 quy định về bất động sản như sau:
Bất động sản bao gồm:
a) Đất đai;
b) Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai;
c) Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng;
d) Tài sản khác theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, bất động sản ở đây không đơn thuần là đất đai, nhà cửa mà là đất, căn hộ, nhà, kiot, hay cả một vài tầng trong một khu chung cư, hoặc cả đất và nhà mà có thể ứng dụng vào sản xuất hoặc kinh doanh thu lợi nhuận.
Nhà ở cho thuê trong hợp đồng thuê mặt bằng để kinh doanh chủ yếu là nhà ở thương mại được đầu tư xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua theo cơ chế thị trường.
Điều kiện đối với mặt bằng cho thuê.
Bất động sản này có thể tham gia vào giao dịch thuê mặt bằng, cần phải đáp ứng được các điều kiện được quy định tại Điều 9 Luật Kinh doanh bất động sản như sau:
“Mặt bằng cho thuê phải bảo đảm chất lượng, an toàn, vệ sinh môi trường và các dịch vụ cần thiết khác để vận hành, sử dụng bình thường theo công năng, thiết kế và các thỏa thuận trong hợp đồng.”
Đối với nhà, công trình xây dựng đưa vào kinh doanh phải có đủ các điều kiện sau đây:
- Có đăng ký quyền sở hữu nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất trong giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất. Đối với nhà, công trình xây dựng có sẵn trong dự án đầu tư kinh doanh bất động sản thì chỉ cần có giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
- Không có tranh chấp về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất;
- Không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.
Đối với các loại đất được phép kinh doanh quyền sử dụng đất phải có đủ các điều kiện sau đây:
- Có giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
- Không có tranh chấp về quyền sử dụng đất;
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
- Trong thời hạn sử dụng đất.
Chủ thể trong hợp đồng thuê mặt bằng
Cũng giống với hợp đồng thuê tài sản thông thường, trong hợp đồng thuê mặt bằng để kinh doanh cũng có 2 chủ thể cơ bản đó là bên thuê và bên cho thuê.
Trên thực tế, hiện nay xuất hiện nhiều các chủ thể thứ ba được gọi là môi giới bất động sản, đây là hoạt động dịch vụ có tên là dịch vụ môi giới bất động sản.
Chủ thể trong hợp đồng thuê mặt bằng phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện về chủ thể tham gia giao dịch dân sự bao gồm: năng lực hành vi dân sự,năng lực pháp luật dân sự, tự nguyện tham gia giao dịch dân sự mà không bị ép buộc.
Ngoài ra, đối với hoạt động cho thuê mặt bằng thu lợi nhận cá nhân, tổ chức cho thuê phải đáp ứng các điều kiện đối với chủ thể kinh doanh bất động sản như sau:
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) và có vốn pháp định không được thấp hơn 20 tỷ đồng.
- Trong trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản quy mô nhỏ, không thường xuyên thì không phải thành lập doanh nghiệp nhưng phải kê khai nộp thuế theo quy định của pháp luật.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Đơn xin xác nhận nhà ở để bất điện
- Mẫu tờ khai đăng ký kết hôn mới năm 2022
- Dãy số mặt sau Căn cước công dân có ý nghĩa gì?
- Đối tượng được cấp hộ chiếu đỏ ngoại giao
- Đất nông nghiệp bao nhiêu mét vuông thì được tách sổ?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Mẫu hợp đồng cho thuê lại mặt bằng kinh doanh mới năm 2022“. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu, hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Bên thuê trong hợp đồng có các quyền lợi như sau:
Yêu cầu bên thuê nhận mặt bằng theo thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng.
Yêu cầu bên thuê thanh toán đủ tiền theo thời hạn và phương thức thỏa thuận trong hợp đồng.
Yêu cầu bên thuê bảo quản, sử dụng mặt bằng theo thỏa thuận trong hợp đồng.
Yêu cầu bên thuê bồi thường thiệt hại hoặc sửa chữa phần hư hỏng do lỗi của bên thuê gây ra.
Cải tạo, nâng cấp mặt bằng cho thuê khi được bên thuê đồng ý nhưng không được gây ảnh hưởng cho bên thuê.
Bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê mặt bằng khi bên thuê có một trong các hành vi sau đây: a) Thanh toán tiền thuê chậm 03 tháng trở lên so với thời điểm thanh toán tiền đã ghi trong hợp đồng mà không được sự chấp thuận của bên cho thuê; b) Sử dụng mặt bằng không đúng mục đích thuê; c) Cố ý gây hư hỏng nghiêm trọng mặt bằng; d) Sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, đổi hoặc cho thuê lại mặt bằng đang thuê mà không có thỏa thuận trong hợp đồng hoặc không được bên cho thuê đồng ý bằng văn bản. Phải báo cho bên kia biết trước 01 tháng nếu không có thỏa thuận khác.
Yêu cầu bên thuê giao lại mặt bằng khi hết thời hạn thuê; trường hợp hợp đồng không quy định thời hạn thuê thì chỉ được lấy lại mặt bằng sau khi đã thông báo cho bên thuê trước 06 tháng.
Các quyền khác trong hợp đồng.
Về nghĩa vụ của bên cho thuê trong hợp đồng này được quy định bao gồm:
Giao mặt bằng cho bên thuê theo thỏa thuận trong hợp đồng và hướng dẫn bên thuê sử dụng mặt bằng theo đúng công năng, thiết kế.
Bảo đảm cho bên thuê sử dụng ổn định mặt bằng trong thời hạn thuê.
Bảo trì, sửa chữa mặt bằng theo định kỳ hoặc theo thỏa thuận; nếu bên cho thuê không bảo trì, sửa chữa mà gây thiệt hại cho bên thuê thì phải bồi thường
Không được đơn phương chấm dứt hợp đồng khi bên thuê thực hiện đúng nghĩa vụ theo hợp đồng, trừ trường hợp được bên thuê đồng ý chấm dứt hợp đồng.
Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
Thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Các nghĩa vụ khác trong hợp đồng.
Việc chấm dứt hợp đồng thuê mặt bằng được thực hiện khi có một trong các trường hợp sau đây:
Hợp đồng thuê mặt bằng đã hết hạn; trường hợp trong hợp đồng không xác định thời hạn thì hợp đồng chấm dứt sau 90 ngày, kể từ ngày bên cho thuê thông báo chấm dứt hợp đồng thuê nhà cho bên thuê mặt bằng biết;
Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng;
Mặt bằng cho thuê không còn;
Bên thuê chết hoặc có tuyên bố mất tích của Tòa án mà khi chết, mất tích không có ai đang cùng chung sống;
Mặt bằng cho thuê bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ hoặc thuộc khu vực đã có quyết định thu hồi đất, giải tỏa nhà ở hoặc có quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; mặt bằng cho thuê thuộc diện bị Nhà nước trưng mua, trưng dụng để sử dụng vào các mục đích khác. Bên cho thuê phải thông báo chấm dứt hợp đồng thuê bằng văn bản cho bên thuê biết trước 30 ngày về việc chấm dứt hợp đồng thuê mặt bằng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
Chấm dứt trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê mặt bằng được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Kinh doanh bất động sản 2014.