Xin chào Luật sư X tôi có một vấn đề muốn nhờ tư vấn. Tôi có buôn bán mặt hàng thời trang. Sắp tới do tôi đi công tác và kho nhà tôi cũng đầy mà tôi muốn nhập lô hàng này để bán tết. Do vậy tôi muốn gửi lô hàng này tại kho nhà một người bạn. Tôi muốn ký một hợp đồng cho rõ ràng, nhưng do chưa nắm rõ được một hợp đồng nên có những điều khoản gì. Luật sư có thể tư vấn giúp cho tôi Mẫu hợp đồng cầm giữ tài sản có được không?
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây nhé
Quy định pháp luật về hợp đồng gửi giữ tài sản
Về câu hỏi của bạn thì bạn muốn tìm hiểu về Mẫu hợp đồng cầm giữ tài sản nhưng hiện nay pháp luật không có quy định về mẫu hợp đồng này mà chỉ có hợp đồng gửi giữ tài sản. Chúng tôi sẽ cung cấp một số thông tin về hợp đồng gửi giữ tài sản và mẫu hợp đồng gửi giữ tài sản, mời bạn theo dõi nhé
Căn cứ Điều 554 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng gửi giữ tài sản như sau:
“Điều 554. Hợp đồng gửi giữ tài sản
Hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công.”
Theo đó, hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ.
Quyền và nghĩa vụ của bên gửi, bên giữ tài sản
Được quy định tại Điều 555 Bộ luật Dân sự 2015 và Điều 556 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể:
“Điều 555. Nghĩa vụ của bên gửi tài sản
- Khi giao tài sản phải báo ngay cho bên giữ biết tình trạng tài sản và biện pháp bảo quản thích hợp đối với tài sản gửi giữ; nếu không báo mà tài sản gửi giữ bị tiêu hủy hoặc hư hỏng do không được bảo quản thích hợp thì bên gửi phải tự chịu; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.
- Phải trả đủ tiền công, đúng thời hạn và đúng phương thức đã thỏa thuận.
Điều 556. Quyền của bên gửi tài sản - Yêu cầu lấy lại tài sản bất cứ lúc nào, nếu hợp đồng gửi giữ không xác định thời hạn, nhưng phải báo trước cho bên giữ một thời gian hợp lý.
- Yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu bên giữ làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng.”
Như vậy, bên gửi tài sản có quyền:
- Yêu cầu lấy lại tài sản bất cứ lúc nào, nếu hợp đồng gửi giữ không xác định thời hạn, nhưng phải báo trước cho bên giữ một thời gian hợp lý.
- Yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu bên giữ làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng.
Đồng thời có nghĩa vụ:
- Khi giao tài sản phải báo ngay cho bên giữ biết tình trạng tài sản và biện pháp bảo quản thích hợp đối với tài sản gửi giữ; nếu không báo mà tài sản gửi giữ bị tiêu hủy hoặc hư hỏng do không được bảo quản thích hợp thì bên gửi phải tự chịu; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.
- Phải trả đủ tiền công, đúng thời hạn và đúng phương thức đã thỏa thuận.
Đối với quyền và nghĩa vụ của bên giữ tài sản được quy định tại Điều 557 Bộ luật Dân sự 2015 và Điều 558 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể:
“Điều 557. Nghĩa vụ của bên giữ tài sản
- Bảo quản tài sản theo đúng thỏa thuận, trả lại tài sản cho bên gửi theo đúng tình trạng như khi nhận giữ.
- Chỉ được thay đổi cách bảo quản tài sản nếu việc thay đổi là cần thiết nhằm bảo quản tốt hơn tài sản đó, nhưng phải báo ngay cho bên gửi biết về việc thay đổi.
- Thông báo kịp thời cho bên gửi biết về nguy cơ hư hỏng, tiêu hủy tài sản do tính chất của tài sản đó và yêu cầu bên gửi cho biết cách giải quyết trong một thời hạn; nếu hết thời hạn đó mà bên gửi không trả lời thì bên giữ có quyền thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo quản và yêu cầu bên gửi thanh toán chi phí.
- Phải bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng.
Điều 558. Quyền của bên giữ tài sản - Yêu cầu bên gửi trả tiền công theo thỏa thuận.
- Yêu cầu bên gửi trả chi phí hợp lý để bảo quản tài sản trong trường hợp gửi không trả tiền công.
- Yêu cầu bên gửi nhận lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên gửi một thời gian hợp lý trong trường hợp gửi giữ không xác định thời hạn.
- Bán tài sản gửi giữ có nguy cơ bị hư hỏng hoặc tiêu hủy nhằm bảo đảm lợi ích cho bên gửi, báo việc đó cho bên gửi và trả cho bên gửi khoản tiền thu được do bán tài sản, sau khi trừ chi phí hợp lý để bán tài sản
Mẫu hợp đồng cầm giữ tài sản
Hợp đồng gửi giữ tài sản là một hợp đồng dân sự thông thường, người gửi giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và phải trả lại tài sản cho bên đặt cọc khi hết thời hạn hợp đồng, bên gửi phải trả thù lao cho bên nhận gửi giữ, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Mời bạn xem thêm: mẫu đơn nghỉ việc
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Mẫu hợp đồng cầm giữ tài sản”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline.
Mời bạn xem thêm
- Nếu không hoàn trả bảo hiểm thất nghiệp thì bị sao?
- Mẫu hợp đồng thuê xe vận chuyển mới năm 2024
- Thủ tục khởi kiện công ty không đóng bảo hiểm xã hội như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Trách nhiệm của bên giữ tài sản khi làm mất tài sản như sau:
Theo Bộ luật dân sự:
“Điều 557. Nghĩa vụ của bên giữ tài sản
…4. Phải bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng.”
Như vậy, các bên có thỏa thuận một hợp đồng gửi giữ bằng lời nói. Hợp đồng trên ràng buộc trách nhiệm pháp lí giữa các bên, bên gửi giữ có nghĩa vụ trả tiền gửi giữ theo đúng thỏa thuận; bên nhận gửi giữ có nghĩa vụ bảo quản tài sản và trả lại tài sản cho bên gửi theo đúng tình trạng khi nhận giữ.
Quy định pháp luật hiện hành về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng ghi nhận tại Bộ Luật Dân sự 2015 như sau:
Quy định này đã nêu rõ:
Hợp đồng có hiệu lực theo thời điểm mà các bên thỏa thuận trong đó bao gồm cả thỏa thuận hiệu lực hợp đồng trước thời điểm ký kết hợp đồng ví dụ: Hợp đồng ký ngày 15/03/2022 nhưng trong hợp đồng các bên thỏa thuận hợp đồng có hiệu lực từ 01/01/2022
Trường hợp các bên không thỏa thuận riêng về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng, pháp luật liên quan không quy định về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng thì hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày ký.
Hợp đồng gửi giữ tài sản không bắt buộc công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật. Do đó, chỉ cần thỏa thuận về vấn đề gửi giữ những tài sản gì? Thời hạn bao nhiêu lâu? Có trả thù lao hay không? Cách bảo quản như thế nào? Quyền và nghĩa vụ của các bên ra sao?
Tuy nhiên, để đảm bảo quyền và lợi ích tốt nhất cho bên gửi tài sản cũng như quyền lợi cho người giữ tài thì hai bên nên thỏa thuận với nhau về việc đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn) để chứng thực hoặc đến tổ chức hành nghề công chứng/văn phòng công chứng để công chứng hợp đồng gửi giữ tài sản.
Các bên giao kết hợp đồng cần lưu ý những điều kiện sau để đảm bảo hợp đồng có hiệu lực
Thứ nhất, chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với hợp đồng được xác lập.
Thứ hai, chủ thể tham gia hợp đồng hoàn toàn tự nguyện.
Thứ ba, mục đích và nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội: Quy định này là điều khoản thường được các bên áp dụng để tuyên bố hợp đồng vô hiệu trong việc giải quyết tranh chấp trong đó bao gồm cả tuyên bố vô hiệu hợp đồng đã được công chứng.