Chào Luật sư X, tôi là chủ một doanh nghiệp nhỏ chuyên phân phối xi măng cho các cửa hàng bán đồ xây dựng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Mới đây do kho bãi chứa hàng bị cháy dẫn đến thiệt hại lên đến 300.000.000 triệu đồng dẫn đến việc kinh doanh của tôi gặp khó khăn do không xoay vốn được. Hiện tôi muốn vay vốn ngân hàng để có thể khôi phục lại những thiệt hại do trận hỏa hoạn gây ra. Vậy điều kiện vay vốn doanh nghiệp là gì? Mẫu hồ sơ vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp hiện nay ra sao? Xin được tư vấn.
Chào bạn, cảm ơn câu hỏi của bạn. Để giải đáp câu hỏi trên mời bạn hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Điều kiện vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp
- Người đại diện vay tiền phải có đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự.
- Mục đích sử dụng vay vốn phải là mục đích chính đáng, minh bạch, rõ ràng.
- Doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, không quá yếu kém, đủ khả năng để chi trả khoản nợ cả gốc và lãi.
- Doanh nghiệp đang có dự án đầu tư kinh doanh khả thi kèm theo kế hoạch trả nợ, kế hoạch này phải có tính thực tế, khả thi.
- Doanh nghiệp phải đảm bảo tài sản của mình phù hợp với các quy định của pháp luật.
Các hình thức vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp
Thứ nhất, Vay tín chấp
Vay tín chấp là một trong những sản phẩm cho vay của ngân hàng. Hình thức vay này được xây dựng trên uy tín của doanh nghiệp để ngân hàng cho vay. Uy tín của doanh nghiệp sẽ thể hiện qua xác minh thu nhập cũng như xác minh tín dụng của doanh nghiệp.
Vay tín chấp doanh nghiệp phải trình bày rõ ràng và rõ mục đích của khoản vay được sử dụng. Như là sử dụng để đầu tư vào máy móc, thiết bị ; nâng cấp hệ thống nhà máy ; mua tài sản, nguyên liệu để đáp ứng nhu cầu sản xuất ; tái đầu tư, đầu tư dự án mới. Kèm theo trình bày về mục đích cho vay là dự toán chi phí, kế hoạch trả lãi và khoản vay. Nếu doanh nghiệp lạm dụng mục đích cho vay ban đầu, ngân hàng có quyền ngừng cung cấp các khoản vay không bảo đảm.
Thứ hai, Khoản vay thế chấp
Vay thế chấp doanh nghiệp là hình thức ngân hàng cho đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp vay vốn có sự đảm bảo bằng tài sản thế chấp như tài sản cố định của doanh nghiệp, giấy đăng ký kinh doanh… Ngân hàng sẽ giữ lại các giấy tờ liên quan về tài sản thế chấp đó, còn quyền sở hữu thì vẫn thuộc về doanh nghiệp. Nếu như doanh nghiệp không có khả năng trả được nợ thì buộc doanh nghiệp phải chuyển giao quyền sở hữu tài sản thế chấp đó cho ngân hàng để thanh lý trừ nợ.
Nguồn tài sản thế chấp sẽ giúp chứng minh cho ngân hàng thấy rằng doanh nghiệp có thể đảm bảo cho việc chi trả các khoản vay khi có bất kỳ sự cố nào xảy ra. Các nguồn tài sản thế chấp thông dụng bao gồm bất động sản hay trang thiết bị. Ngoài ra, các hàng hóa đang lưu kho hay hóa đơn thương mại chưa thanh toán cũng có thể dùng làm tài sản thế chấp.
Thứ ba, Vay thấu chi
Vay thấu chi doanh nghiệp là hình thức cho vay mà tại đó doanh nghiệp có thể chi vượt số dư thực tế trên tài khoản tiền gửi trong thời gian ngắn (dưới 12 tháng). Đây là giải pháp tín dụng đáp ứng nhu cầu vốn đột xuất để tận dụng cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp mà không cần phải thực hiện hồ sơ vay vốn thông thường.
Hạn mức thấu chi được cấp trên cơ sở như sau:
Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh về tài khoản thanh toán của doanh nghiệp đó.
Số dư tiền gửi bằng VNĐ hoặc ngoại tệ (tùy vào ngân hàng quy định).
Bất động sản hoặc các tài sản đảm bảo khác.
Thứ tư, Vay trả góp
Để đảm bảo rủi ro, hình thức cho vay của các ngân hàng truyền thống hầu hết là cho vay thế chấp – nghĩa là người đi vay, ngoài chứng minh danh tính, còn phải chứng minh được thu nhập, tài sản cá nhân của mình. Chính điều này làm việc vay tiền trả góp ở ngân hàng trở nên phức tạp, khó khăn hơn, quy trình thẩm định vay khá dài.
Đây là khoản vay với cùng một gốc và lãi mỗi tháng. Tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng trả nợ của doanh nghiệp mà có các điều khoản và giới hạn trả nợ khác nhau.
Hồ sơ vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp
Đối với đối tượng là doanh nghiệp, hồ sơ vay vốn cho cho doanh nghiệp khá dễ dàng. Dưới đây là các thủ tục cho hồ sơ vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp:
Hồ sơ pháp lý
Giấy phép thành lập hoặc Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư.
Điều lệ công ty.
Quyết định bổ nhiệm giám đốc và kế toán trưởng (nếu có).
CMND hoặc Hộ chiếu, Sổ hộ khẩu của người đại diện công ty đứng ra vay vốn (Photo).
Giấy chứng nhận đăng ký thuế.
Báo cáo
Báo cáo tài chính của doanh nghiệp (ít nhất 02 năm gần nhất):
Hợp đồng mua hàng, bán hàng…
Hợp đồng sử dụng lao động (nếu có).
Phương án vay vốn
Phương án sản xuất, kinh doanh hiệu quả đảm bảo khả năng trả nợ ngân hàng.
Kế hoạch trả nợ ngân hàng.
Tài sản đảm bảo tiền vay
Bất động sản: Giấy chứng nhận sở hữu nhà, đất.
Ôtô, Máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển, hàng hoá: Hoá đơn, hợp đồng mua bán.
Các chứng từ có giá: giấy chứng nhận góp vốn, cổ phiếu, trái phiếu…
Mẫu hồ sơ vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp
Hướng dẫn viết mẫu hồ sơ vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp
(1): Điền tên công ty
(2): Điền tên người làm đơn.
(3): Điền nơi công tác của người làm đơn
(4): Điền số tiền xin vay
(5): Điền lý do vay
(6): Điền thời gian trả
Những vấn đề cần lưu ý khi đăng ký vay ngân hàng
Sau khi tìm hiểu về các loại khoản vay ngân hàng, đây là một số lưu ý khi vay tiền.
Có rất nhiều vấn đề bạn cần chú ý khi đăng ký vay ngân hàng. Đặc biệt là khi bạn vay tiền với mục đích chính là kinh doanh. Những điều cần lưu ý khi đăng ký vay ngân hàng như sau:
Hiểu được lãi suất là rất quan trọng
Mỗi gói vay có một mức lãi suất hoàn toàn khác nhau. Ví dụ, các khoản vay không có bảo đảm không cần tài sản thế chấp, vì vậy lãi suất sẽ cao hơn nhiều so với các khoản vay thế chấp. Ngoài ra, mỗi ngân hàng có cách tính lãi suất khác nhau. Do đó, hãy dành thời gian để tìm hiểu và đọc kỹ các thuật ngữ áp dụng. Đặc biệt là về lãi suất cũng như phát sinh nếu có để tránh rủi ro. Một số khoản phí phát sinh như phạt chậm thanh toán, phí thanh toán sớm hoặc điều kiện gia hạn hợp đồng.
Chọn ngân hàng trước khi vay
Cũng như lựa chọn hình thức vay ngân hàng phù hợp, bạn cần tìm hiểu kỹ các điều khoản mà mỗi ngân hàng đặt ra trước khi quyết định vay. Bên cạnh đó, bạn cũng phải xem xét sự hỗ trợ bạn nhận được khi sử dụng dịch vụ cho vay thế chấp ngân hàng. Tốt nhất là chọn các ngân hàng lớn vì họ có các gói vay bạn cần.
Đừng vay quá nhiều tiền từ ngân hàng
Cho dù bạn vay bao nhiêu hay ít, nếu bạn không trả nợ, bạn sẽ bị đánh giá là nợ xấu. Do đó, bạn cần phải suy nghĩ và tính toán cẩn thận. Bạn chỉ nên vay một số tiền vừa đủ để phục vụ doanh nghiệp của bạn. Tuyệt đối tránh vay mượn nhưng không sử dụng và sau đó sử dụng cho các mục đích khác. Điều này sẽ giúp bạn dễ rơi vào nợ xấu hơn.
Có thể bạn quan tâm:
- Thời gian khiếu nại nghĩa vụ quân sự
- Quy trình tuyển quân nghĩa vụ quân sự
- Công dân nam đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải đăng ký nghĩa vụ quân sự?
Khuyến nghị
Đội ngũ công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe, giải đáp, cung cấp dịch vụ liên quan đến tư vấn luật tiền tệ Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7 giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Mẫu hồ sơ vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp 2023” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là dịch vụ xác nhận tình trạng hôn nhân Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Hiện nay, có thể thực hiện việc vay giấy phép kinh doanh ở hầu hết các ngân hàng trên toàn quốc, cụ thể là một số ngân hàng có ưu đãi vay cao như: ngân hàng BIDV (Hạn mức vay tối đa 85% giá trị tài sản thế chấp); Ngân hàng VPBank ( Hạn mức vay lớn lên đến 200 triệu đồng); Ngân hàng Agribank (Cho vay kinh doanh với lãi suất thấp, dao động từ 11,5 – 12%/năm tính theo dư nợ giảm dần), Ngân hàng VietcomBank ( Đưa ra các gói vay lưu động và cho vay dự án đầu tư phù hợp với nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng),….
Giám đốc hoàn toàn được phép ký vào hợp đồng cho thuê, vay, mượn đối với cá nhân giám đốc. Tuy nhiên, việc ký kết này phải được các thành viên của hội đồng thành viên chấp thuận và được đồng ý bằng quyết định; đồng thời phải đảm bảo được số lượng phiếu tối thiếu là 65% tổng số vốn điều lệ của công ty thông qua.
Song song với lợi ích luôn đi kèm một ít hạn chế, việc vay hạn mức tín dụng doanh nghiệp cũng không ngoại lệ, trong đó bao gồm:
– Doanh nghiệp không đạt được vòng quay vốn theo hạn mức tín dụng đề ra có thể phải chịu thêm khoảng phí phạt từ phía ngân hàng.
– Theo hợp đồng, ngân hàng sẽ cho doanh nghiệp vay trong một khoảng thời gian nhất định, vì thế phải luôn chuẩn bị sẵn một lượng tiền để đáp ứng nhu cầu vay của doanh nghiệp. Do đó, ngân hàng không có sự chủ động đối với nguồn vốn của mình, dễ dẫn đến tình trạng vốn tồn đọng do khách hàng không sử dụng hết hạn mức tín dụng.