Chào Luật sư X, tôi và chồng quen nhau nhờ người quen mai mối, kết hôn năm 2019 đến nay đã có 2 người con. Mới thời gian gần đây tôi phát hiện chồng mình ngoại tình nên đã rất tức gận, chúng tôi cãi nhau lớn trong thời gian dài. Nay nhận thấy không thể tiếp tục cuộc hôn nhân này nữa nên chúng tôi quyết định sẽ tiến hành lý hôn, tài sản và con cái đã được thỏa thuận kỹ càng. Tuy nhiên, do thời gian của tôi khá bận rộn nên khó sắp xếp công việc để ra đi làm thủ tục trực tiếp được nên tôi muốn ủy quyền ly hôn. Vậy mẫu giấy ủy quyền ly hôn năm 2023 ra sao? Xin được tư vấn.
Chào bạn, cảm ơn câu hỏi của bạn. Để giải đáp câu hỏi trên mời bạn hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Căn cứ pháp lý
Ủy quyền là gì?
Ủy quyền là việc thỏa thuận của các bên theo đó bên được ủy quyền sẽ có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền.
Ủy quyền là một trong hai hình thức đại diện theo quy định của pháp luật được ghi nhận tại Điều 135 Bộ luật Dân sự 2015. Theo đó, quyền đại diện được xác lập theo ủy quyền giữa người được đại diện và người đại diện (gọi là đại diện theo ủy quyền) hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật (gọi chung là đại diện theo pháp luật).
Phạm vi ủy quyền
Các bên được quyền thỏa thuận các công việc phải thực hiện trong giấy ủy quyền. Bên nhận ủy quyền có quyền và nghĩa vụ thực hiện các công việc trong giới hạn đã được thỏa thuận trong giấy ủy quyền.
Tuy nhiên, các công việc ủy quyền cho người khác thực hiện phải được pháp luật cho phép. Một số trường hợp liên quan đến quyền nhân thân pháp luật quy định không được ủy quyền như: Ủy quyền kết hôn; ủy quyền tham gia tố tụng ly hôn; ủy quyền công chứng di chúc; … Đối với các công việc không được ủy quyền, bạn cần tự mình thực hiện các công việc đó.
Hình thức ủy quyền
Hình thức ủy quyền có thể bằng lời nói; bằng văn bản; hoặc bằng hành vi cụ thể. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền và nghĩa vụ của bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền, việc ủy quyền nên được lập thành văn bản. Trong một số trường hợp, văn bản ủy quyền cần được công chứng, chứng thực theo quy định.
Văn bản ủy quyền được chia thành hai loại: Giấy ủy quyền và Hợp đồng ủy quyền.
Giấy ủy quyền: là một văn bản pháp lý trong đó ghi nhận việc người ủy quyền chỉ định người được ủy quyền đại diện mình thực hiện một hoặc nhiều công việc trong phạm vi quy định tại giấy ủy quyền.
Hợp đồng ủy quyền: là sự thỏa thuận giữa các bên, trong đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Có được phép làm giấy ủy quyền ly hôn không?
Căn cứ theo Khoản 4 Điều 85 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định như sau:
“Điều 85. Người đại diện
…..
- Người đại diện theo ủy quyền theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 là người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự.
Đối với việc ly hôn, đương sự không được phép ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng tại Tòa. Trường hợp bố, mẹ, người thân thích khác yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì họ là người đại diện.”
Việc kết hôn cũng như việc ly hôn đều thuộc về quyền nhân thân của mỗi người. Do vậy, việc ly hôn này cần chính các bên đương sự trực tiếp tham gia tố tụng và không được ủy quyền cho người nào khác thay mặt mình thực hiện. Các giấy tờ như đơn ly hôn, bản tự khai, đơn trình bày,… phải do chính đương sự ký tên hoặc điểm chỉ vào văn bản này.
Tuy nhiên, Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định các bên đương sự có thể nhờ người khác soạn đơn ly hôn. Đồng thời, pháp luật hiện hành cũng không cấm đương sự ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ ly hôn tại Tòa; nộp tiền tạm ứng án phí ly hôn; nhận bản án hoặc quyết định ly hôn.
Mẫu giấy ủy quyền ly hôn năm 2023
Hướng dẫn cách viết giấy ủy quyền ly hôn:
- Điền thông tin ngày tháng năm vào ngày ký kết
- Ghi rõ thông tin về người ủy quyền và người được ủy quyền gồm: Họ và tên, năm sinh, số CMND/hộ chiếu/CCCD, cơ quan cấp, ngày tháng năm cấp kèm địa chỉ liên hệ.
- Vì lý do công việc nên nay chúng tôi ủy quyền cho ông/bà ………………….…. có số CMND/CCCD/hộ chiếu và hộ khẩu thường trú như trên thay mặt chúng tôi để nộp đơn ly hôn, nhận kết quả xử lý đơn, bổ sung các giấy tờ có liên quan theo quy định của pháp luật.
- Trong phạm vi uỷ quyền, ông/bà ………. được thay mặt chúng tôi lập, ký tên vào tất cả các loại giấy tờ liên quan phục vụ cho việc thực hiện công việc được ủy quyền, đóng các loại thuế, phí, lệ phí, thực hiện các quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật liên quan đến nội dung uỷ quyền này.
- Nếu Giấy ủy quyền có thù lao thì ghi rõ số tiền thù lao
Thủ tục ký giấy ủy quyền thực hiện ly hôn
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ ủy quyền ly hôn:
Hồ sơ ủy quyền ly hôn rất đơn giản gồm:
Giấy ủy quyền ly hôn. Giấy ủy quyền phải thể hiện được thông tin của người ủy quyền; thông tin người nhận ủy quyền; Nội dung ủy quyền; Phạm vi ủy quyền; Thời gian ủy quyền.
CMND/CCCD của người ủy quyền và người nhận ủy quyền;
Giấy đăng ký kết hôn bản chính hoặc bản trích lục.
Bước 2: Ký giấy ủy quyền thực hiện việc ly hôn.
Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Thông tư 01/2020/TT-BTP, việc ký giấy ủy quyền thực hiện nộp, nhận hồ sơ, giấy tờ thực hiện thủ tục ly hôn cần được ký tại văn phòng công chứng hoặc cơ quan có chức năng chứng thực chữ ký.
Có được ủy quyền cho luật sư giải quyết ly hôn?
Khoản 4 Điều 85 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 nêu rõ, riêng việc ly hôn thì các đương sự không được ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng thay mình trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình thì sẽ là người đại diện:
Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
Do đó, trừ trường hợp vợ, chồng bị tâm thần hoặc mắc bệnh không thể nhận thức, làm chủ hành vi của mình thì cha, mẹ hoặc người thân thích khác sẽ trở thành người đại diện còn lại tất cả các trường hợp khác, vợ, chồng không được ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng trong giải quyết ly hôn.
Đồng nghĩa, chỉ có một trường hợp người khác được làm người đại diện (cha, mẹ hoặc người thân tích khác) còn lại, vợ chồng đều phải tự mình tham gia tố tụng khi giải quyết ly hôn tại Tòa.
Như vậy, việc ủy quyền cho luật sư tham gia tố tụng trong việc ly hôn không được thực hiện như các vụ việc hoặc vụ án khác bởi việc tham gia tố tụng trong ly hôn không được ủy quyền.
Có thể bạn quan tâm:
- Thời gian khiếu nại nghĩa vụ quân sự
- Quy trình tuyển quân nghĩa vụ quân sự
- Công dân nam đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải đăng ký nghĩa vụ quân sự?
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ thủ tục ly hôn Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Mẫu giấy ủy quyền ly hôn mới năm 2023” Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý thành lập công ty hợp danh cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015:
Điều 39.Thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ:
“1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc”Trong trường hợp hai người đã có sự ly thân trước đó hoặc nguyên đơn không rõ hoặc không biết hiện tại bị đơn đang ở đâu thì có thể gửi đơn lên Tòa án yêu cầu Tòa án ra Quyết định thông báo mất tích. Từ đó có các biện pháp giải quyết phù hợp với yêu cầu của pháp luật.
Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và người đại diện của họ vắng mặt tại phiên tòa có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt;
Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên tòa nhưng có người đại diện tham gia phiên tòa;
– Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
– Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn; khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.