Xin chào Luật Sư X. Tôi tên là Vũ Thắng, trước đây tôi có đóng Bảo hiểm xã hội suốt gần 20 năm. Giờ đây tôi được hưởng một số chế độ mà Bảo hiểm mang lại, tuy nhiên vừa rồi do không cẩn thận nên tôi đã bị ngã gãy chân nên không thể trực tiếp đến nhận. Tôi muốn ủy quyền cho vợ tôi thay nhận những ưu đãi này nhưng không biết cần làm thế nào, cần phải viết mẫu giấy ủy quyền nhận bảo hiểm xã hội ra sao. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi mẫu giấy ủy quyền bảo hiểm xã hội như thế nào không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Để giải đáp vấn đề “Mẫu giấy ủy quyền bảo hiểm xã hội như thế nào?” và cũng như nắm rõ một số thắc mắc xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Dân sự năm 2015
Ủy quyền là gì?
Ủy quyền được hiểu đơn giản là người có quyền hoặc nghĩa vụ thực hiện một công việc hoặc một giao dịch nhất định không có đủ khả năng để thực hiện công việc hoặc giao dịch đó, vì vậy họ chuyển quyền này cho người khác để người khác thực hiện thay. Việc chuyển quyền này không là mất đi quyền của người đó, và thời gian chuyển quyền phụ thuộc vào thỏa thuận giữa các bên, thông thường là đến khi công việc hoặc giao dịch được hoàn thành.
Hậu quả pháp lý của việc ủy quyền theo quy định pháp luật?
Việc ủy quyền dù dưới hình thức nào cũng làm phát sinh các quyền và trách nhiệm pháp lý của bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền. Cụ thể như sau:
Quyền và nghĩa vụ của bên ủy quyền
Tại Điều 567 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ của bên ủy quyền bao gồm:
– Cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để bên được ủy quyền thực hiện công việc.
– Chịu trách nhiệm về cam kết do bên được ủy quyền thực hiện trong phạm vi ủy quyền.
– Thanh toán chi phí hợp lý mà bên được ủy quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc được ủy quyền; trả thù lao cho bên được ủy quyền, nếu có thỏa thuận về việc trả thù lao.
Như vậy, bên ủy quyền chỉ cần chịu trách nhiệm liên quan trong phạm vi ủy quyền mà mình đã đưa ra trước đó. Trong trường hợp bên nhận ủy quyền thực hiện công việc vượt quá phạm vi ủy quyền, người ủy quyền có thể được loại trừ trách nhiệm trong phần phạm vi vượt quá đó.
Quyền của bên ủy quyền được quy định tại Điều 568 Bộ luật Dân sự như sau:
– Yêu cầu bên được ủy quyền thông báo đầy đủ về việc thực hiện công việc ủy quyền.
– Yêu cầu bên được ủy quyền giao lại tài sản, lợi ích thu được từ việc thực hiện công việc ủy quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
– Được bồi thường thiệt hại, nếu bên được ủy quyền vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều 565 của Bộ luật này.
Quyền và nghĩa vụ của bên nhận ủy quyền
Nghĩa vụ của bên được ủy quyền được quy định tại Điều 565 Bộ luật dân sự như sau:
– Thực hiện công việc theo ủy quyền và báo cho bên ủy quyền về việc thực hiện công việc đó.
– Báo cho người thứ ba trong quan hệ thực hiện ủy quyền về thời hạn, phạm vi ủy quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi ủy quyền.
– Bảo quản, giữ gìn tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện việc ủy quyền.
– Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong khi thực hiện việc ủy quyền.
– Giao lại cho bên ủy quyền tài sản đã nhận và những lợi ích thu được trong khi thực hiện việc ủy quyền theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
– Bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều này.
Quyền của bên được ủy quyền được quy định tại Điều 566 Bộ luật dân sự như sau:
– Yêu cầu bên ủy quyền cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để thực hiện công việc ủy quyền.
– Được thanh toán chi phí hợp lý mà mình đã bỏ ra để thực hiện công việc ủy quyền; hưởng thù lao, nếu có thỏa thuận.
Căn cứ chấm dứt việc ủy quyền
Việc ủy quyền có thể chấm dứt theo thỏa thuận, khi công việc ủy quyền đã hoàn thành hoặc người ủy quyền đơn phương chấm dứt việc ủy quyền. Khi người ủy quyền đơn phương chấm dứt việc ủy quyền cần tuân theo quy định sau:
Điều 569. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền
1. Trường hợp ủy quyền có thù lao, bên ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải trả thù lao cho bên được ủy quyền tương ứng với công việc mà bên được ủy quyền đã thực hiện và bồi thường thiệt hại; nếu ủy quyền không có thù lao thì bên ủy quyền có thể chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên được ủy quyền một thời gian hợp lý.
Bên ủy quyền phải báo bằng văn bản cho người thứ ba biết về việc bên ủy quyền chấm dứt thực hiện hợp đồng; nếu không báo thì hợp đồng với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp người thứ ba biết hoặc phải biết về việc hợp đồng ủy quyền đã bị chấm dứt.
2. Trường hợp ủy quyền không có thù lao, bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên ủy quyền biết một thời gian hợp lý; nếu ủy quyền có thù lao thì bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào và phải bồi thường thiệt hại cho bên ủy quyền, nếu có.
Mẫu giấy ủy quyền bảo hiểm xã hội như thế nào?
Mời bạn tham khảo mẫu giấy ủy quyền bảo hiểm xã hội dưới đây của Luật sư X:
Hướng dẫn viết mẫu giấy ủy quyền bảo hiểm xã hội:
Người ủy quyền có thể thực hiện viết giấy ủy quyền theo hướng dẫn chi tiết dưới đây:
– Nơi cư trú: Người lao động ghi đầy đủ địa chỉ: Số nhà, số ngõ (ngách, hẻm), đường phố, tổ (thôn, xóm, ấp), xã (phường, thị trấn), huyện (quận, thị xã, thành phố), tỉnh (thành phố). Đối với trường hợp người ủy quyền đang chấp hành hình phạt tù thì ghi tên trại giam, huyện (quận, thị xã, thành phố), tỉnh(thành phố);
– Ghi rõ nội dung ủy quyền
Người lao động ghi rõ nội dung ủy quyền, ví dụ:
1. Làm thủ tục gì;
2. Nhận hồ sơ hưởng BHXH (bao gồm cả thẻ BHYT) nếu có
3. Nhận lương hưu hoặc trợ cấp gì;
4. Đổi thẻ BHYT, đổi sổ BHXH,…
5. Điều chỉnh mức hưởng hoặc chế độ…
Nếu nội dung ủy quyền bao gồm cả làm đơn thì cũng phải ghi rõ làm ủy quyền làm đơn, trường hợp ủy quyền cho thực hiện toàn bộ thủ tục (bao gồm cả làm đơn, nộp, nhận hồ sơ, nhận tiền) thì phải ghi thật cụ thể.
– Thời hạn ủy quyền: sẽ do các bên tự thỏa thuận và ghi rõ ngày/tháng/năm đến ngày/tháng/năm; trường hợp để trống thì thời hạn ủy quyền là một năm kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.
– Chứng thực chữ ký của người ủy quyền
Người ủy quyền cần phải xin chữ ký và dấu chứng thực của một trong các cơ quan sau:
+ Chính quyền địa phương (UBND nơi cư trú);
+ Phòng Công chứng;
+ Thủ trưởng trại giam, trại tạm giam;
+ Đại sứ quán Việt Nam, cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài hoặc chính quyền địa phương của nước ngoài nơi người hưởng đang cư trú (chỉ cần xác nhận chữ ký của người ủy quyền).
– Lưu ý: Người ủy quyền khi làm giấy ủy quyền cần lưu ý 2 vấn đề sau:
1. Giấy ủy quyền bằng tiếng nước ngoài phải kèm theo bản dịch tiếng Việt được chứng thực theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp người được ủy quyền không thực hiện đúng nội dung cam kết thì ngoài việc phải bồi thường số tiền đã nhận không đúng quy định thì tùy theo hậu quả còn bị xử lý theo quy định của pháp luật hành chính hoặc hình sự.
Khuyến nghị
Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Mẫu giấy ủy quyền bảo hiểm xã hội như thế nào?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về soạn thảo mẫu trích lục quyết định ly hôn,… Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm
- Nghỉ ốm hưởng BHXH được bao nhiêu tiền?
- Thời gian cấp lại tờ rời sổ bảo hiểm xã hội là bao lâu?
- Phương thức chi trả BHXH qua ATM đăng ký như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Bảo hiểm xã hội bao gồm 2 loại là:
– Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
– Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
Hồ sơ đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu bao gồm:
– Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động kèm theo danh sách người lao động tham gia bảo hiểm xã hội;
– Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động.
(Khoản 1 Điều 97 Luật Bảo hiểm xã hội 2014)
Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động được quy định tại Điều 87 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
– Người lao động hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất;
Mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.
Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế – xã hội, khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ để quy định mức hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ và thời điểm thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
– Người lao động được chọn một trong các phương thức đóng sau đây:
+ Hằng tháng;
+ 03 tháng một lần;
+ 06 tháng một lần;
+ 12 tháng một lần;
+ Một lần cho nhiều năm về sau với mức thấp hơn mức đóng hằng tháng hoặc một lần cho những năm còn thiếu với mức cao hơn mức đóng hằng tháng so với quy định trên.