Trong cuộc sống hiện nay, một tài sản có thể chỉ do một chủ sở hữu nhưng cũng có thể nhiều chủ sở hữu cùng có quyền sở hữu tài sản đó, quyền của những người đồng sở hữu là ngang nhau. Tuy nhiên, vì lý do nào đó mà người đồng sở hữu không muốn sở hữu phần tài sản của mình trong khối tài sản đó nữa, khi đó có thể viết giấy từ chối nhận tài sản chung. Tại bài viết dưới đây, Luật sư X sẽ chia sẻ đến bạn mẫu giấy từ chối tài sản vợ chồng khi mua đất ( văn bản từ chối tài sản chung của vợ chồng) và quy định pháp luật liên quan. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Tài sản chung của vợ chồng là gì?
Tại điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về tài sản chung của vợ chồng là tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
Theo quy định tại Điều 213 BLDS 2015, sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia.
Như vậy, vợ chồng có thể cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung; có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.
Cách xác định tài sản chung của vợ chồng
Theo Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình 2014, tài sản chung của vợ chồng bao gồm:
– Tài sản do vợ, chồng tạo ra,
– Thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh,
– Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này;
– Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
– Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
Bên cạnh đó, Điều 9, Điều 10 Nghị định 126/2014/NĐ-CP có hướng dẫn chi tiết quy định trên như sau:
Điều 9 Nghị định 126/2014/NĐ-CP giải thích thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân. Theo đó, thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân bao gồm:
- Khoản tiền thưởng, tiền trúng thưởng xổ số, tiền trợ cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 11 của nghị định này;
- Tài sản mà vợ, chồng được xác lập quyên sở hữu theo quy định của Bộ luật dân sự đối với vật vô chủ, vật bị chôn giấu, bị chìm đắm, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước;
- Thu nhập hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Điều 10 Nghị định 126/2014/NĐ-CP giải thích về hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng như sau:
- Hoa lợi phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là sản vật tự nhiên mà vợ, chồng có được từ tài sản riêng của vợ, chồng;
- Lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là khoản lợi mà vợ, chồng thu được từ việc khai thác tài sản riêng của vợ, chồng.
Tải xuống mẫu giấy từ chối tài sản vợ chồng khi mua đất
Quy định về đơn từ chối/khước từ tài sản chung vợ chồng
Hiện nay, pháp luật không có quy định cụ thể liên quan đến đơn khước từ tài sản chung của vợ chồng. Khi các bên có nhu cầu làm đơn từ chối tài sản chung vợ chồng thì sẽ dựa trên những quy định điều chỉnh liên quan. Vợ chồng có thể tự thỏa thuận với nhau về việc phân chia tài sản chung.
Về hình thức:
Để đảm bảo sự khách quan, ý chí thỏa thuận của vợ chồng phải được thể hiện dưới dạng vật chất là văn bản và được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật (khoản 2 điều 38 Luật hôn nhân và gia đình 2014).
Văn bản từ chối tài sản chung vợ chồng sẽ ghi nhận, thể hiện ý chí khước từ tài sản của vợ/chồng. Việc thực hiện thủ tục công chứng với mục đích đảm bảo cho văn bản từ chối có hiệu lực pháp lý. Tránh trường hợp sau này khi các bên thay đổi ý kiến hoặc có căn cứ giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản đã khước từ.
Về nội dung:
Trong một số trường hợp, việc từ chối tài sản không thể thực hiện được. Theo khoản 1 điều 38 và Điều 42 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, vợ chồng không được quyền thỏa thuận về tài sản chung khi:
– Sự thỏa thuận đó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình. Gây ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên. Hoặc con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
– Thỏa thuận từ chối tài sản đó nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ. Các nghĩa vụ này có thể là việc nuôi dưỡng, cấp dưỡng, bồi thường thiệt hại. Nghĩa vụ thanh toán do Tòa án tuyên như trả nợ, nộp thuế, nghĩa vụ tài chính với Nhà nước…
Hồ sơ khước từ tài sản chung vợ chồng bao gồm:
– Đầu tiên, vợ/chồng khước từ tài sản cần soạn thảo đơn từ chối tài sản chung vợ chồng. Thông tin tài sản phải được nêu đầy đủ và chi tiết. Tránh dùng những từ ngữ miêu tả mang tính chung chung không rõ ràng. Hoặc những nội dung miêu tả không xác định được tài sản cụ thể.
– Những giấy tờ tài liệu liên quan đến tài sản: Những giấy tờ chứng minh nguồn gốc tài sản; chứng minh tài sản thuộc sở hữu chung vợ/chồng. Những giấy tờ này có thể là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; giấy tờ đăng ký xe; giấy tờ mua bán tài sản;… Khi vợ/chồng khước từ tài sản nào đó thì phải chứng minh tài sản đó thuộc quyền sử dụng, sở hữu riêng của mình trong khối tài sản chung vợ chồng. Nếu không thể chứng minh được điều đó thì việc khước từ cũng có thể không thực hiện được.
– Giấy tờ tùy thân của vợ, chồng: vợ, chồng khi thực hiện từ chối nhận tài sản chung vợ chồng cần chuẩn bị kèm theo một số bản sao công chứng chứng thực giấy tờ cá nhân của mình. Những giấy tờ này gồm chứng minh nhân dân; Căn cước công dân; Sổ hộ khẩu; Giấy đăng ký kết hôn.
Thủ tục khước từ tài sản chung vợ chồng:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ.
Vợ, chồng trước khi làm thủ tục cần chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ như trên. Để đáp điều kiện có hiệu lực của văn bản, nội dung thỏa thuận khước từ tài sản chung vợ chồng còn phải được công chứng chứng thưc.
Bước 2: Thực hiện thủ tục công chứng.
– Nộp hồ sơ công chứng: Vợ, chồng khước từ tài sản có thể lựa chọn một Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng để thực hiện thủ tục.
– Thực hiện công chứng: Công chứng viên hướng dẫn vợ, chồng ký vào văn bản thỏa thuận. Kiểm tra lại một lần nữa các giấy tờ có trong hồ sơ để đối chiếu. Xác nhận nội dung, ghi lời chứng, ký và đóng dấu.
– Trả kết quả: Theo quy định tại khoản 2, điều 43 Luật công chứng 2014 thời gian thực hiện việc công chứng là không quá 02 ngày làm việc. Đối với hợp đồng, giao dịch có nội dung phức tạp thì thời hạn công chứng có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc
Bước 3: Thực hiện thủ tục sang tên.
Đối với những tài sản yêu cầu phải thực hiện việc đăng ký thì vợ/chồng cần phải thực hiện thủ tục sang tên. Thủ tục này trong phần lớn trường hợp không yêu cầu các bên phải thực hiện ngay. Đối với một số tài sản đặc biệt như đất đai thì thủ tục này được quy định rõ về thời hạn thực hiện là không quá 30 ngày kể từ ngày có biến động (khoản 6 Điều 95 Luật Đất đai 2013).
Có thể bạn quan tâm
- Nhà đang trả góp có được xem là di sản thừa kế không?
- Được thừa kế đất của hộ gia đình thì chia tài sản như thế nào?
- Cháu nội có được hưởng thừa kế không theo quy định năm 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Mẫu giấy từ chối tài sản vợ chồng khi mua đất mới năm 2022”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện trích lục bản án ly hôn hay tìm hiểu về thủ tục trích lục bản án ly hôn… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Văn bản từ chối tài sản chung vợ chồng là văn bản được ký kết dựa trên sự thỏa thuận của hai bên vợ chồng. Nội dung của văn bản thể hiện việc một bên vợ/chồng từ chối, không nhận tài sản thuộc quyền sở hữu, sử dụng của mình trong khối tài sản chung vợ chồng.
Văn bản này được ký kết giữa hai bên vợ chồng trên cơ sở tự nguyện. Đơn khước từ tài sản chung vợ chồng được thể hiện dưới dạng văn bản. Đối với những loại tài sản cần phải công chứng chứng thực thì đơn từ chối những tài sản đó cũng phải được công chứng chứng thực mới có giá trị pháp lý trên thực tế.
– UBND xã, phường, thị trấn có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực văn bản từ chối nhận di sản (điểm g khoản 2 Điều 5 Nghị định số 23/2015).
Đồng thời, khoản 5 Điều này quy định, việc chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản, chứng thực chữ ký không phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu chứng thực.
– Văn phòng công chứng, phòng công chứng có thẩm quyền và trách nhiệm trong việc công chứng, chứng thực văn bản từ chối nhận tài sản chung vợ chồng.
Căn cứ quy định tại Thông tư 257/2016/TT-BTC, chi phí công chứng văn bản từ chối nhận di sản có thể phát sinh bao gồm:
Phí công chứng văn bản từ chối nhận di sản: 20 nghìn đồng/trường hợp;
Thù lao công chứng (nếu có): là khoản tiền phải trả khi yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng thực hiện việc soạn thảo hợp đồng, giao dịch, đánh máy, sao chụp, dịch giấy tờ, văn bản và các việc khác liên quan đến việc công chứng;