Kính thưa Luật sư X, tôi có vay 250 triệu đồng của một người quen và người đó yêu cầu tôi phải viết bản cam kết chịu trách nhiệm trả nợ. Tại sao phải làm giấy cam kết chịu trách nhiệm? có mẫu giấy cam kết chịu trách nhiệm không? xin được tư vấn!
Chào bạn, giấy cam kết chịu trách nhiệm là một trong những loại văn bản được sử dụng rất phổ biến trong đời sống. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được cách soạn thảo chính xác cũng như những điểm cần lưu ý khi viết mẫu giấy cam kết chịu trách nhiệm. Để tìm hiểu thêm về trường hợp của bạn và mẫu giấy cam kết chịu trách nhiệm là gì. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé.
Căn cứ pháp lý
Mẫu giấy cam kết chịu trách nhiệm
1. Giấy cam kết là gì?
Giấy cam kết là loại văn bản có giá trị pháp lý giữa hai bên ký cam kết, nếu bên nào không làm đúng nội dung trong cam kết thì sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Giấy cam kết có giá trị hiệu lực pháp lý khi có chữ ký của hai bên cam kết và đã được công chứng hay chứng thực trước cơ quan có thẩm quyền.
2. Khi nào cần đến bản cam kết?
Bản cam kết được dùng phổ biến trong đời sống, công việc khi hai bên có sự thỏa thuận, thống nhất với nhau. Bên B sẽ cam kết thực hiện những điều khoản đã ghi trong hợp đồng, nếu làm sai thì bên A có quyền xử phạt hoặc khởi kiện. Bản cam kết mang tính chất hành chính nhưng đồng thời cũng là thủ tục để giúp hai bên có thể tạo được sự tin tưởng, thống nhất trong cách làm việc với nhau.
Bên cạnh đó thì nó có rất nhiều dạng, tùy vào từng mục đích sử dụng mà sẽ có những mẫu văn bản khác nhau như bản cam kết của học sinh, mẫu cam kết trả nợ, mẫu giấy cam đoan, bản cam kết của phụ huynh học sinh, bản cam kết thực hiện công việc, bản cam kết giữ bí mật, bản cam kết tôn trọng đời tư cá nhân….
Giấy cam kết (Bản cam kết) là loại văn bản được sử dụng khá phổ biến trong đời sống hàng ngày với nhiều hình thức khác nhau: cam kết bảo hành, cam kết thanh toán, cam kết trả nợ,….
3. Nội dung bản cam kết gồm những gì?
Bản cam kết dù cho được thực hiện trong trường hợp nào, với những lý do thực hiện bản cam kết nhằm mục đích gì thì nội dung bản cam kết vẫn phải đáp ứng đủ để được cho là hợp lệ. Cụ thể:
- Đảm bảo hình thức văn bản, quốc hiệu tiêu ngữ, tên bản cam kết, ngày tháng năm thực hiện bản cam kết, kính gửi.
- Thông tin người làm bản cam kết như họ tên, số chứng minh thư nhân dân, địa chỉ, số điện thoại…
Lưu ý: Những thông tin cần được điển rõ ràng, đầy đủ bao gồm họ và tên, số chứng minh thư, ngày tháng năm sinh, đơn vị công tác, email, số điện thoại, địa chỉ cần liên hệ khi cần thiết.
Bởi nếu những thông tin không được điền đầy đủ chính xác thì không thể biết được ai là người đang làm bản cam kết này và khi có sự phá vỡ cam kết thì không thể tìm được người để chịu trách nhiệm trước pháp luật.
- Nội dung của mẫu bản cam kết: tùy thuộc vào vấn đề cam kết giữa các bên để xây dựng nên nội dung của bản cam kết. Các nội dung trong bản cam kết cần được trình bày rõ ràng và đánh số thứ tự từ một, hai, ba… để giúp việc đọc trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Ngoài ra nội dung cũng cần được trình bày ngắn gọn, súc tích đơn nghĩa để tránh sự hiểu lầm giữa các bên cam kết.
- Ký vào biên bản cam kết: Sau khi thống nhất được các điều khoản giữa hai bên thì sẽ tiến hành cam kết. Đây là bước cuối cùng để thể hiện sự đồng thuận của hai bên trong bản cam kết này.
- Công chứng hoặc chứng thực.
Mẫu bản cam kết chịu trách nhiệm
1. Trình tự viết bản cam kết
- Bước 1: Kiểm tra mẫu bản cam kết xem đã đáp ứng đủ những nội dung cần thiết hoặc có những nội dung nào không cần thiết hoặc có những nội dung nào không cần thiết.
- Bước 2: Điền đầy đủ những thông tin thành viên, các thông tin khác một cách chính xác, rõ ràng.
- Bước 3: Ghi rõ nội dung cam kết của hai bên cũng như trường hợp vi phạm sẽ xử lý ra sao.
- Bước 4: Kiểm tra lại tất cả các phần nội dung, thông tin vừa điền vào giấu cam kết. Thống nhất về các luật pháp giữa cả hai bên và tiến hành kỹ xác nhận với cả hai bên tham gia cam kết.
- Bước 5: Đến các cơ quan có thẩm quyền để được xác thực, công chứng, Giấy cam kết chỉ thực sự có hiệu lực khi được công chứng bởi những đơn vị có thẩm quyền.
2. Tải xuống mẫu bản cam kết chịu trách nhiệm
3. Hướng dẫn viết Bản cam kết
- Thông tin cá nhân của người viết cam kết:
Đây là một trong những yêu cầu bắt buộc khi soạn thảo một văn bản có liên quan tới thủ tục hành chính. Những thông tin cần thiết nhằm xác thực danh tính bản thân như họ và tên; ngày tháng năm sinh; số chứng minh thư/căn cước …
- Nội dung của bản cam kết:
+ Trong các lĩnh vực khác nhau nội dung của từng bản cam kết cũng có những nội dung cam kết khác nhau, khi tham gia ký kết cần đọc kỹ nội dung để xác định được vấn đề có đúng như nguyện vọng của bản thân không …
+ Người cam kết phải thể hiện rõ ý chí của bản thân, cũng như nguyện vọng thật sự của bản thân đối với vấn đề cam kết.
Có thể bạn quan tâm
- Dừng đèn đỏ sai làn đường phạt bao nhiêu?
- Sơ đồ hệ thống pháp luật Việt Nam bao gồm?
- Mẫu đơn tố cáo lừa đảo mới
- Mẫu biểu thông tư 40/2021/TT-BTC
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Mẫu giấy cam kết chịu trách nhiệm mới nhất”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo thông báo về việc đăng ký bảo hộ logo, tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra cứu quy hoạch xây dựng, tra mã số thuế cá nhân, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 2 thành viên, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Bản cam kết này có giá trị ràng buộc, ghi nhận sự thỏa thuận hợp pháp theo ý chí của các bên. Trong quá trình giải quyết các tranh chấp phát sinh về sau đây có thể là một tài liệu chứng cứ quan trọng được tòa án coi như một bằng chứng, chứng cứ có giá trị chứng minh tại tòa án.
Dù ở hình thức nào thì nội dung của văn bản vẫn thống nhất và các bên thực hiện cam kết vẫn không thay đổi. Theo quy định của pháp luật, hiệu lực pháp lý của một văn bản pháp lý sẽ hình thành khi nó có chữ ký của các bên tham gia. Và phải được công chứng hoặc chứng thực. Như vậy bản cam kết viết tay không công chứng, chứng thực sẽ không có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, theo điều 129 BLDS 2015. “Một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch. Thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó”.