Chào Luật sư, hôm qua tôi thấy có một trường hợp đánh người gây thương tích. Cụ thể là vấn đề bạo lực gia đình. Trong xóm tôi có anh này hay uống rượu xong thì đánh đập vợ con. Vậy tôi có thể gửi đơn tố cáo dùm được không? Hôm nay cô vợ có sang nhà tôi trốn. Chị ấy bị thương khá nặng nên tôi đưa đến bệnh viện khám. Kết quả cho thấy chị bị thương tích 22%, vậy người vợ có được viết đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự hay không? Mẫu đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự mới như thế nào? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Luật sư X xin được tư vấn cho bạn như sau:
Đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự là gì?
Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu tiên của hoạt động tố tụng hình sự. Trong đó, Đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự là văn bản thể hiện ý chí của cá nhân nhằm đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý hình sự những hành vi vi phạm pháp luật.
Trong một số trường hợp, pháp luật yêu cầu chỉ khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại. Tức, nếu bị hại không có Đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự thì cơ quan có thẩm quyền sẽ không tiến hành khởi tố vụ án đối với một số tội danh cụ thể.
Cụ thể, tại Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, sửa đổi 2017 quy định như sau:
“1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155 và 156 của Bộ Luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết”.
Khi làm đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự cần đảm bảo các nội dung nào?
– Nơi nhận đơn yêu cầu khởi tố vụ án;
– Thông tin người yêu cầu khởi tố gồm:
+ Họ tên;
+ Địa chỉ thường trú, nơi ở hiện tại.
– Diễn biến, thời gian và địa điểm diễn ra sự việc.
– Yêu cầu khởi tố vụ án đối với hành vi vừa diễn ra.
– Danh sách hồ sơ, tài liệu kèm theo.
Mẫu đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự mới
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
.……., ngày …… tháng …… năm ……
ĐƠN YÊU CẦU KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ
Kính gửi: | – Trưởng Công an quận ………………… – Viện Trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân quận ………… |
Tôi tên là:……………………………………………..
Thường trú tại ……………………….. và hiện đang ở tại……………………..
Kính thưa cơ quan, tôi xin trình bày sự việc xảy ra vào hồi …… ngày …… mà tôi là người bị hại …… trong vụ việc này:
Trình bày diễn biến sự việc xảy ra:
………………………………………………….
………………………………………………….
………………………………………………….
Căn cứ quy định tại Bộ luật Hình sự năm 2015, Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, tôi làm đơn này đề nghị cơ quan:
1. Khởi tố vụ án hình sự đối với hành vi ;
2. Yêu cầu anh ………………. bồi thường thiệt hại đối với tổn hại về sức khỏe đã gây ra và những chi phí phát sinh cho tôi như cấp cứu, phẫu thuật điều trị.
3. Xử lý trách nhiệm hình sự một cách nghiêm minh theo quy định của pháp luật đối với anh
Tôi xin gửi kèm theo toàn bộ hồ sơ bệnh án và các kết luận giám định về tình trạng sức khỏe hiện tại của tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Nơi nhận:– CA quận ……;- VKSND quận ……. | NGƯỜI LÀM Đ |
Quy trình xử lý đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự như thế nào?
Theo Điều 9 Thông tư liên tịch số 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC, quá trình giải quyết Đơn đề nghị khởi tố vụ án hình sự như sau:
– Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận Đơn đề nghị khởi tố thuộc thẩm quyền giải quyết, Thủ trưởng Cơ quan điều tra trực tiếp tổ chức, chỉ đạo, phân công Điều tra viên, Cán bộ điều tra thuộc quyền thụ lý, giải quyết hoặc ra Quyết định phân công Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra tổ chức, chỉ đạo thụ lý, giải quyết và thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền.
– Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được Đơn đề nghị khởi tố thuộc thẩm quyền giải quyết, cấp trưởng Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trực tiếp chỉ đạo việc thụ lý phân công Cán bộ điều tra thuộc quyền hoặc ra Quyết định phân công cấp phó và thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền.
– Kết thúc quá trình giải quyết Đơn đề nghị khởi tố, cơ quan đã thụ lý, giải quyết phải ra một trong các quyết định:
+ Quyết định khởi tố vụ án hình sự;
+ Quyết định không khởi tố vụ án hình sự;
+ Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
Ra quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự căn cứ vào điều gì?
Sau khi đã tiến hành kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm đã xác định có dấu hiệu của tội phạm, các cơ quan có thẩm quyền khởi tố trong phạm vi trách nhiệm của mình ra quyết định khởi tố vụ án hình sự.
Trong quyết định khởi tố phải ghi rõ các căn cứ pháp lý để quyết định khởi tố vụ án, viện dẫn các văn bản, tài liệu cho căn cứ này và ghi rõ tội danh, điều khoản bộ luật hình sự được áp dụng làm cơ sở cho các hoạt động tố tụng tiếp theo.
Trường hợp có một trong các căn cứ quy định tại Điều 157 của Bộ luật Tố tụng hình sự thì người có quyền khởi tố vụ án ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự. Nếu đã khởi tố thì phải ra quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự và thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố biết rõ lý do.
Có thể bạn quan tâm:
- Thời gian khiếu nại nghĩa vụ quân sự
- Quy trình tuyển quân nghĩa vụ quân sự
- Công dân nam đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải đăng ký nghĩa vụ quân sự?
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Mẫu đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự mới” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là Trích lục ghi chú ly hôn, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Điều 143 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 đã nêu rõ, chỉ được khởi tố vụ án khi đã xác định có dấu hiệu của tội phạm. Do đó, sau khi tiếp nhận tin báo, tố giác về tội phạm, cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành xác định xem có hay không dấu hiệu của tội phạm
– Tố giác của cá nhân;
– Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
– Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng;
– Tố giác của cá nhân;
– Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
– Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng;
– Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước;
– Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm;
– Người phạm tội tự thú.
– Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải kiểm tra, xác minh
– Trường hợp vụ việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn giải quyết tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố có thể kéo dài nhưng không quá 02 tháng.
– Trường hợp chưa thể kết thúc việc kiểm tra, xác minh trong thời hạn quy định tại khoản này thì Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền có thể gia hạn một lần nhưng không quá 02 tháng.
– Chậm nhất là 05 ngày trước khi hết thời hạn kiểm tra, xác minh quy định tại khoản này, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền gia hạn thời hạn kiểm tra, xác minh.