Chào Luật sư X, tôi và chồng kết hôn năm 2018 cùng nhau làm ăn và đã mua được 2 chiếc ô tô và tích góp được một số tiền lớn. Tuy nhiên, gần đây chúng tôi thường xuyên cãi nhau về vấn đề tiền bạc, mẹ tôi bệnh nặng gần một số tiền lớn để chữa trị nhưng chồng không đồng ý vì bức xúc nên tôi có ngỏ ý chia tài sản chung những vẫn không được chấp nhận. Vậy tôi phải viết đơn yêu cầu chia tài sản chung như thế nào? Mẫu đơn yêu cầu chia tài sản chung mới năm 2023 ra sao? Xin được tư vấn.
Chào bạn, cảm ơn câu hỏi của bạn. Để giải đáp câu hỏi trên mời bạn hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Căn cứ pháp lý
Tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân là gì theo quy định?
Theo Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, tài sản chung của vợ chồng được quy định như sau:
- Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
- Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
- Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.
Quy định của pháp luật về việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân
Điều 38 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân được quy định cụ thể như sau:
- Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
- Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.
- Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu thì Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại Điều 59 của Luật này.
Lưu ý: Thỏa thuận chia tài sản chung phải được thành lập bằng văn bản, vì đây sẽ là căn cứ để bảo vệ quyền và lợi ích của mỗi bên khi có tranh chấp phát sinh, đặc biệt là khi xảy ra vấn đề và buộc phải ly hôn.
Bên cạnh đó, Điều 39 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân như sau:
- Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung của vợ chồng là thời điểm do vợ chồng thỏa thuận và được ghi trong văn bản; nếu trong văn bản không xác định thời điểm có hiệu lực thì thời điểm có hiệu lực được tính từ ngày lập văn bản.
- Trong trường hợp tài sản được chia mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực từ thời điểm việc thỏa thuận tuân thủ hình thức mà pháp luật quy định.
- Trong trường hợp Tòa án chia tài sản chung của vợ chồng thì việc chia tài sản chung có hiệu lực kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
- Quyền, nghĩa vụ về tài sản giữa vợ, chồng với người thứ ba phát sinh trước thời điểm việc chia tài sản chung có hiệu lực vẫn có giá trị pháp lý, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Mẫu đơn yêu cầu chia tài sản chung mới năm 2023
Hướng dẫn viết mẫu đơn yêu cầu chia tài sản chung
- Kinh gửi Tòa án nhân dân quận/ huyện nơi vợ/chồng đang thường trú
- Người làm đơn điền đầy đủ thông tin như họ và tên, ngày tháng năm sinh,… theo mẫu
- Nội dung khởi kiện liệt kê thông tin các tài sản chung mà người làm đơn muốn Tòa án chia
- Tài liệu, chứng cứ cần có liên quan đến vấn đề chia tài sản chung
Hậu quả của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
Kể từ thời điểm việc phân chia tài sản chung có hiệu lực, tài sản chung của vợ, chồng được xác định như sau:
- Tài sản chia cho ai thuộc sở hữu riêng của người đó. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã được chia thuộc sở hữu riêng của người nếu không có thỏa thuận khác;
- Nếu vợ, chồng chia một phần tài sản thì phần tài sản còn lại thuộc khối tài sản chung hợp nhất của vợ, chồng kể cả hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đó;
- Nếu các bên không có thỏa thuận khác thì quyền và nghĩa vụ tài sản của vợ, chồng với bên thứ ba phát sinh trước thời điểm việc phân chia tài sản chung có hiệu lực vẫn có giá trị pháp lý.
- Lưu ý: tại Điều 14 Nghị định 126/2014/NĐ-CP quy định việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân không làm chấm dứt chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định.
Chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
- Sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung.
Hình thức của thỏa thuận được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 38 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.
“Điều 38. Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
…
- Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.”
- Kể từ ngày thỏa thuận của vợ chồng quy định tại khoản 1 Điều 41 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 có hiệu lực thì việc xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng được thực hiện theo quy định tại Điều 33 và Điều 43 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.
Phần tài sản mà vợ, chồng đã được chia vẫn thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
- Quyền, nghĩa vụ về tài sản phát sinh trước thời điểm chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
- Trong trường hợp việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án thì thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung phải được Tòa án công nhận.
Có thể bạn quan tâm:
- Thời gian khiếu nại nghĩa vụ quân sự
- Quy trình tuyển quân nghĩa vụ quân sự
- Công dân nam đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải đăng ký nghĩa vụ quân sự?
Khuyến ngị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ chia tài sản sau ly hôn Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Mẫu đơn yêu cầu chia tài sản chung mới năm 2023” Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý như tạm ngừng doanh nghiệp cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân được quy định tại Điều 39 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 như sau:
Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung của vợ chồng là thời điểm do vợ chồng thỏa thuận và được ghi trong văn bản;
Nếu trong văn bản không xác định thời điểm có hiệu lực thì thời điểm có hiệu lực được tính từ ngày lập văn bản.
Trong trường hợp tài sản được chia mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực từ thời điểm việc thỏa thuận tuân thủ hình thức mà pháp luật quy định.
Trong trường hợp Tòa án chia tài sản chung của vợ chồng thì việc chia tài sản chung có hiệu lực kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
Quyền, nghĩa vụ về tài sản giữa vợ, chồng với người thứ ba phát sinh trước thời điểm việc chia tài sản chung có hiệu lực vẫn có giá trị pháp lý, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Căn cứ tại Điều 38 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định:
“Điều 38. Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu thì Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại Điều 59 của Luật này.”
Theo đó, văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng không phải trong mọi trường hợp đều phải công chứng, chỉ trong trường hợp vợ chồng yêu cầu hoặc trường hợp khác mới cần công chứng.
Căn cứ tại Điều 39 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định:
“Điều 39. Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung của vợ chồng là thời điểm do vợ chồng thỏa thuận và được ghi trong văn bản; nếu trong văn bản không xác định thời điểm có hiệu lực thì thời điểm có hiệu lực được tính từ ngày lập văn bản.
Trong trường hợp tài sản được chia mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực từ thời điểm việc thỏa thuận tuân thủ hình thức mà pháp luật quy định.
Trong trường hợp Tòa án chia tài sản chung của vợ chồng thì việc chia tài sản chung có hiệu lực kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
Quyền, nghĩa vụ về tài sản giữa vợ, chồng với người thứ ba phát sinh trước thời điểm việc chia tài sản chung có hiệu lực vẫn có giá trị pháp lý, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.”
Theo đó thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung của vợ chồng là thời điểm do vợ chồng thỏa thuận và được ghi trong văn bản; nếu trong văn bản không xác định thời điểm có hiệu lực thì thời điểm có hiệu lực được tính từ ngày lập văn bản.