Xin chào Luật sư X, tôi và chồng kết hôn đã 10 năm nhưng vì nhiều mâu thuẫn xảy ra trong quá trình hôn nhân nên chúng tôi quyết định ly hôn. Tuy nhiên, ngày phiên tòa sơ thẩm xảy ra tôi lại có việc bận không tham gia được thì có cần viết đơn vắng mặt không? Xin được tư vấn.
Chào bạn, chủ thể tham gia tố tụng là một trong những nhân tố quan trọng để giải quyết các tranh chấp dân sự đặc biệt là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn. Vì thế, khi vắng mặt cần viết đơn xin vắng mặt tại phiên tòa ly hôn. Vậy mẫu đơn xin vắng mặt tại phiên tòa ly hôn hiện nay ra sao? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé.
Vắng mặt khi xét xử ly hôn có sao không?
Nhiều người cho rằng, nếu không có mặt tại phiên tòa thì phiên xử sẽ không được thực hiện. Thế nhưng thực tế lại không phải vậy. Khi tòa triệu tập lần đầu tiên, vắng mặt thì phiên tòa sẽ hoãn lại chờ đến lần triệu tập tiếp theo.
Sau đó, toà án sẽ triệu tập hợp lệ lần thứ hai. Đương sự hoặc người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa. Nếu không đến, phải có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan. Khi đó thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa. Nếu đương sự không tưới mà không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan nào thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Như vậy có thể thấy, nếu phía bị đơn được triệu tập lần thứ hai mà không có mặt, không có lý do chính đáng thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử theo đúng quy định của pháp luật. Vì thế hãy hợp tác xử lý để được khoan hồng từ toà án.
Nội dung mẫu đơn xin vắng mặt tại phiên tòa ly hôn
Thông thường, đương sự sẽ làm đơn xin vắng mặt tại các vụ án dân sự. Mẫu đơn sẽ bao gồm những nội dung sau:
1. Phần kính gửi
Kính gửi Tòa án đang xem xét giải quyết vụ án của mình.
2. Thông tin người đề nghị
Tại phần này, bạn cần liệt kê thông tin người làm đơn một cách rõ ràng nhất, bao gồm các thông tin sau:
● Họ và tên;
● Năm sinh;
● Số CMND/Hộ chiếu/Thẻ CCCD, ngày cấp, nơi cấp;
● Địa chỉ liên hệ;
● Số điện thoại liên hệ;
Người làm đơn cần cho Tòa án biết bản thân có tư cách tố tụng gì (nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi hoặc nghĩa vụ liên quan, người đại diện,…) trong vụ án nào đang được giải quyết.
3. Lý do vắng mặt
Người đề nghị xin vắng mặt cần phải ghi rõ các lý do vì sao không thể tham gia phiên tòa đó được như:
● Lý do sức khỏe;
● Do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh,…;
● Do thân nhân bị ốm trong trường hợp cấp cứu. Trường hợp này phải có xác nhận của cơ sở y tế được thành lập hợp pháp tiếp nhận khám và điều trị. Thân nhân bị ốm của đương sự bao gồm: Bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con cái;…
Khi vắng mặt tại phiên tòa, đương sự cần nộp cho Tòa án các giấy tờ, tài liệu, văn bản chứng minh việc vắng mặt của mình là đúng đắn có lý do chính đáng và hợp pháp.
4. Phần cuối đơn
Tại phần cuối đơn, người làm đơn cần cam đoan hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính hợp pháp, chính xác, trung thực của đơn trước pháp luật.
Người làm đơn đề nghị Hội đồng xét xử, Tòa án nhân dân quận …, thành phố … vẫn tiến hành phiên tòa và thực hiện xét xử vắng mặt mình theo quy định của pháp luật;
Cuối đơn ký và ghi rõ họ tên người làm đơn.
Mẫu đơn xin vắng mặt tại phiên tòa ly hôn
Có thể bạn quan tâm
- Có sổ đỏ vẫn bị mất đất?
- Thông tư hướng dẫn giải quyết tranh chấp đất đai hiện nay
- Quá tuổi nghỉ hưu có phải đóng BHXH?
- Hợp đồng không có công chứng có giá trị pháp lý không?
- Bị xóa hộ khẩu làm lại thế nào?
- Công ty sử dụng tài khoản cá nhân có được không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Mẫu đơn xin vắng mặt tại phiên tòa ly hôn mới 2022“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định thủ tục đăng ký bảo hộ logo; mẫu trích lục quyết định ly hôn; thành lập công ty mới;….của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Trường hợp này, nếu triệu tập đến lần thứ hai mà bên ấy vẫn vắng mặt thì Tòa án có thể tiến hành xét xử vắng mặt; bởi lẽ pháp luật quy định bắt buộc họ phải có mặt tại phiên tòa mục đích để họ tự trình bày ý chí, nguyện vọng của mình; họ không có mặt theo quy định của pháp luật có nghĩa họ đã tự từ bỏ việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Do đó, việc ly hôn của bạn vẫn có thể được Tòa án thụ lý và giải quyết bình thường theo quy định của pháp luật.
Như vậy có thể hiểu là ly hôn có yếu tố nước ngoài bao gồm các trường hợp:
Giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài;
Giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam;
Giữa người Việt Nam với nhau nhưng kết hôn ở nước ngoài được pháp luật nước ngoài công nhận sau đó về Việt Nam xin ly hôn;
Giữa vợ, chồng là công dân Việt Nam nhưng đang không cùng thường trú ở Việt Nam mà cùng thường trú ở nước ngoài tại thời điểm yêu cầu ly hôn.
Tài sản là bất động sản liên quan đến việc ly hôn đang ở nước ngoài.
Theo quy định tại điều Điều 37, Điều 39, Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 (BLTTDS), thẩm quyền giải quyết vụ việc ly hôn đơn phương vắng mặt có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi bị đơn cư trú, làm việc.