“Xin chào luật sư. Sắp tới em muốn xin đi thực tập ở công ty Luật để có thêm kinh nghiệm nhưng không biết viết đơn xin thực tập như thế nào? Theo quy định hiện nay, mẫu đơn xin thực tập ngành Luật như thế nào? Rất mong được luật sư hỗ trợ giải đáp thắc mắc. Em xin chân thành cảm ơn!”
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Mẫu đơn xin thực tập ngành Luật
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN XIN THỰC TẬP
Kính gửi: ……………………….. ………………………..
Tôi tên: ………………………..………………………..
Sinh viên Trường: ……………………….. ………………………..
Khoa: …………….. Chuyên ngành: Luật Hệ đào tạo: …………….
Địa chỉ liên hệ: ………………………..………………………..
Số điện thoại liên lạc: ……………………….. ………………………..
Nay tôi làm đơn này để xin thực tập tại đơn vị.
Thời gian thực tập: từ ngày ………… đến ngày ……………..
Đơn vị (chi nhánh/phòng nghiệp vụ) xin thực tập: ………………………..
Nếu được đơn vị tiếp nhận bố trí thực tập, tôi xin cam kết thực hiện các nội dung sau:
– Chấp hành và thực hiện nghiêm túc chương trình đào tạo, chủ trương thực tập do đơn – Bồi hoàn các tổn thất, hư hao tài sản do bản thân tự gây ra với đơn vị (nếu có).
Tôi xin chân thành cám ơn!
XÁC NHẬN CỦA KHOA QUẢN LÝ SINH VIÊN | ……., ngày……tháng ……năm ……. NGƯỜI LÀM ĐƠN |
Tải mẫu đơn xin thực tập ngành Luật
Hướng dẫn viết đơn xin thực tập ngành Luật
Sinh viên muốn thực tập ngành Luật có thể trình bày đơn xin thực tập theo các nội dung sau đây:
– Kính gửi: Điền tên đơn vị bạn có ý định xin thực tập.
– Các thông tin cá nhân sau: Họ tên; Sinh viên trường; Khoa; Chuyên ngành; Hệ đào tạo; Địa chỉ liên hệ; Số điện thoại liên lạc cần có đầy đủ và chính xác.
– Đề tài thực tập: Sinh viên cần ghi đầy đủ tên đề tài bạn muốn thực hiện ở cơ quan, doanh nghiệp thực tập để làm cơ sở xét duyệt Đơn xin thực tập.
– Thời gian thực tập: Ghi rõ số tuần bạn sẽ thực tập, cố gắng chính xác nhất, và nên ghi cụ thể ngày tháng năm bắt đầu đến ngày tháng năm kết thúc thực tập.
– Đơn vị xin thực tập: Ghi rõ tên chi nhánh, phòng ban của đơn vị bạn dự định xin thực tập, không nên ghi chung chung.
– Phần lời cam kết: Tùy theo hoàn cảnh của bản thân, đặc điểm của đơn vị thực tập, bạn có thể có những cam kết phù hợp, miễn là vẫn đảm bảo những cam kết cần thiết như chấp hành nghiêm túc nội quy, quy chế và chịu trách nhiệm trước những hành vi của bản thân.
– Ký tên: Cần ghi rõ cả họ và tên sau khi ký.
Khi nộp đơn xin thực tập, sinh viên nhớ mang theo các giấy tờ bao gồm: bản sao sổ hộ khẩu có công chứng, chứng thực, giấy khám sức khỏe và các bằng cấp cần thiết.
Sinh viên Luật nên đi thực tập ở đâu?
Dựa vào đặc điểm của cơ sở thực tập có thể chia thành 2 nhóm địa điểm thực tập luật như sau:
Một là, nhóm thực tập là cơ quan nhà nước. Đây là địa điểm thực tập phù hợp với các bạn sinh viên luật có định hướng làm nhà nước. Các bạn có thể lựa chọn một số địa điểm như: Tòa án, viện kiểm sát nhân dân, cục thi hành án các cấp, ủy ban nhân dân các cấp, sở tư pháp, chi cục thuế,…
Hai là, để tham gia thực tập tại các tổ chức doanh nghiệp, sinh viên cần tham gia các cuộc phỏng vấn tại đây. Trong nhóm thực tập này có thể phân thành 2 loại cơ sở thực tập như sau:
- Các tổ chức hành nghề luật sư bao gồm: công ty luật, văn phòng luật
- Các doanh nghiệp, tổ chức có phòng pháp chế, nhân sự như ngân hàng, các tập đoàn lớn.
Cách tìm nơi thực tập ngành luật
Trên thực tế hiện nay có rất nhiều kênh, phương tiện để sinh viên tìm hiểu và lựa chọn nơi thực tập cho mình. Cụ thể bao gồm 5 kênh phổ biến sau:
– Thông tin từ nhà trường: Mỗi trường đại học đều sẽ có một trang web hay một group hỗ trợ thực tập – việc làm cho sinh viên. Việc của các bạn là thường xuyên cập nhật các thông tin được thông báo để không bỏ lỡ cơ hội nào mà trường tạo điều kiện cho sinh viên của mình.
– Thông tin từ người thân, những người xung quanh. Bạn có thể hỏi han, tham khảo các đơn vị công tác của bố mẹ hay anh chị em trong nhà, người thân quen. Dù đó là cơ quan nhà nước hay một đơn vị doanh nghiệp tư nhân đều có khả năng tuyển thực tập sinh.
– Thông qua bạn bè, các anh chị cùng ngành ở các khóa trên. Trong quá trình học tập tại giảng đường đại học, bạn dễ dàng quen biết các anh chị cùng ngành đã tốt nghiệp đi làm. Họ dễ dàng nắm được các thông tin tuyển thực tập tại nơi mình đang công tác, sinh sống.
– Website của cơ quan, công ty bạn quan tâm: Hiện nay có khá nhiều công ty, doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng thực tập sinh ở nhiều vị trí, trong đó có luật. Bạn nên theo dõi thường xuyên các trang tuyển dụng của họ để nắm bắt kịp thời các thông tin mới.
– Các trang tuyển dụng trung gian trên mạng: Có khá nhiều trang tuyển dụng dịch vụ, họ sẽ giúp bạn tìm kiếm các nhà tuyển dụng một cách nhanh chóng và phù hợp nhất.
Những lưu ý khi sinh viên đi thực tập ngành Luật
– Thứ nhất, chọn đúng thời gian thực tập. Để linh động hơn cũng như là trang bị kiến thức cho mình vững vàng phục vụ cho công việc chính thức sau này thì thời gian lý tưởng để đi thực tập là từ năm 03, 04 đại học. Thời điểm này chúng ta đã học được kha khá kiến thức ở lớp, các học phần của 02 năm cuối đại học cũng ít hơn vì đã đi vào chuyên ngành. Việc vừa học lý thuyết vừa học thực tế từ các tổ chức thực tập sẽ giúp các bạn bám sát thực tiễn và khả năng ghi nhớ lâu hơn.
– Thứ hai, chọn nơi thực tập. Có rất nhiều nơi để thực tập ngành Luật như: Toà án, Viện kiểm sát, Văn phòng Luật sư, Phòng Công chứng, Phòng pháp chế trong các doanh nghiệp,… Việc chọn nơi thực tập phải gắn đến mục đích nghề nghiệp tương lai của bản thân mình.
– Thứ ba, thái độ và sự chủ động là điều cần có của sinh viên đi thực tập. Hãy học tất cả mọi thứ, tự quan sát các việc mà mọi người xung quanh nơi bạn đang thực tập để làm theo. Luôn đặt ra những câu hỏi khi có thắc mắc đừng cho người ta thấy bản thân mình là người thụ động. Tự tạo cho mình các công việc khác để nghiên cứu, tạo áp lực công việc cho mình và tìm hướng giải quyết các công việc đó. Học các kỹ năng giải quyết thực tế, cách thức trả lời, giải quyết vấn đề. Tập rèn tính cẩn thận, tỉ mẩn, ghi chép mọi thứ, chớ có coi thường bất cứ việc gì, hoặc tỏ thái độ về bất cứ việc gì, luôn rèn việc giữ bình tĩnh mọi lúc mọi nơi.
Có thể bạn quan tâm
- Mẫu giấy xác nhận thực tập
- Chứng thực bản sao bảng điểm đi thực tập ở phòng tư pháp được không?
- Sinh viên luật vừa tốt nghiệp ra trường có được làm thừa phát lại không?
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Mẫu đơn xin thực tập ngành Luật mới năm 2022“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; hợp thức hóa lãnh sự; giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Các giấy tờ thiết yếu trong bộ hồ sơ thực tập bao gồm:
– Một bản CV ngắn gọn về bản thân mình.
– Đơn xin việc.
– Bảng điểm hiện tại.
– Giấy giới thiệu thực tập có thể xin tại ngôi trường mà bạn đang theo học.
– Cung cấp thêm bằng cấp, chứng chỉ đã đạt được ở thời điểm hiện tại.
Giai đoạn năm 3 và đầu năm 4 là khoảng thời gian thích hợp nhất để các bạn xin thực tập nhưng các bạn vẫn có thể đi thực tập sớm hơn nếu cảm thấy bản thân đủ khả năng và kiến thức. Tuy nhiên, hãy cân nhắc những mặt lợi và mặt hại trước khi quyết định thực tập sớm.
– Tích lũy kinh nghiệm thực tế
– Mở rộng mối quan hệ
– Cơ hội được nhận việc cao hơn
– Định hướng nghề nghiệp
– Nâng cao sự tự tin và các kỹ năng
– Học cách quản lý thời gian