Vì lý do nào đó, trong quá trình làm việc, người lao động buộc phải nghỉ ít ngày. Một lá đơn xin nghỉ việc riêng hợp tình hợp lý không chỉ thể hiện phong cách làm việc chuyên nghiệp mà còn giúp quá trình nghỉ việc riêng được thuận lợi hơn. Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ gửi đến bạn mẫu đơn xin nghỉ gia đình có việc. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích tới bạn đọc.
Các trường hợp nghỉ việc riêng hưởng nguyên lương.
Theo quy định tại Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021) thì NLĐ được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong các trường hợp sau đây:
(1) Bản thân NLĐ kết hôn: Nghỉ 03 ngày.
(2) Cha đẻ chết: Nghỉ 03 ngày.
(3) Mẹ đẻ chết: Nghỉ 03 ngày.
(4) Cha nuôi chết (quy định mới): Nghỉ 03 ngày.
(5) Mẹ nuôi chết (quy định mới): Nghỉ 03 ngày.
(6) Cha đẻ của vợ/chồng chết: Nghỉ 03 ngày.
(7) Mẹ đẻ của vợ/chồng chết: Nghỉ 03 ngày.
(8) Cha nuôi của vợ/chồng chết (quy định mới): Nghỉ 03 ngày.
(9) Mẹ nuôi của vợ/chồng chết (quy định mới): Nghỉ 03 ngày.
(10) Vợ/chồng của NLĐ chết: Nghỉ 03 ngày.
(11) Con đẻ chết: Nghỉ 03 ngày.
(12) Con nuôi chết: Nghỉ 03 ngày.
(13) Con đẻ kết hôn: Nghỉ 01 ngày.
(14) Con nuôi kết hôn: Nghỉ 01 ngày.
Lưu ý: Khi nghỉ việc riêng trong các trường hợp trên đây, NLĐ có nghĩa vụ phải thông báo cho NSDLĐ biết.
Trong thời gian NLĐ đang nghỉ việc riêng theo quy định trên, NSDLĐ không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ với NLĐ trong mọi trường hợp.
Các trường hợp nghỉ việc riêng không hưởng lương.
Trên cơ sở kế thừa tinh thần của Bộ luật lao động 2012, BLLĐ năm 2019 tiếp tục quy định người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày khi:
– Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại chết;
– Anh, chị, em ruột chết;
– Cha hoặc mẹ kết hôn;
– Anh, chị, em ruột kết hôn.
Khi nghỉ việc không lương trong các trường hợp trên, người lao động bắt buộc phải thông báo cho người sử dụng lao động biết về sự kiện này.
Ngoài ra, người lao động cũng có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương. Do đó, người lao động có thể xin nghỉ nhiều hơn số ngày mà luật quy định hoặc xin nghỉ vì những lý do riêng khác nếu người sử dụng lao động đồng ý.
Mặt khác, pháp luật cũng không quy định về tối đa số ngày nghỉ không hưởng lương nên người lao động có thể nghỉ không hưởng lương theo số ngày đã thỏa thuận mà không bị giới hạn, miễn sao được người sử dụng lao động chấp nhận.
Từ chối khi người lao động xin nghỉ, doanh nghiệp có bị phạt?
Trong trường hợp người thân trong gia đình chết hoặc kết hôn mà người lao động đã thông báo thì người sử dụng lao động phải tạo điều kiện cho người lao động nghỉ việc theo quy định.
Nếu người sử dụng lao động không cho người lao động nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo đúng quy định pháp luật sẽ bị phạt tiền từ 02 – 05 triệu đồng (theo điểm a khoản 1 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
Riêng trường hợp người lao động muốn nghỉ không hưởng lương theo thỏa thuận, người sử dụng lao động được quyền đồng ý hoặc từ chối đề nghị xin nghỉ của người lao động mà không bị coi là vi phạm pháp luật.
Mẫu đơn xin nghỉ gia đình có việc
Số ngày nghỉ phép năm của người lao động.
Cụ thể, theo Điều 113 Bộ luật Lao động 2019, người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
– 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
– 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
– 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
*Cách tính ngày nghỉ hằng năm trong một số trường hợp đặc biệt
– Số ngày nghỉ hằng năm của người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng theo quy định tại khoản 2 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 được tính như sau: lấy số ngày nghỉ hằng năm cộng với số ngày được nghỉ tăng thêm theo thâm niên (nếu có), chia cho 12 tháng, nhân với số tháng làm việc thực tế trong năm để tính thành số ngày được nghỉ hằng năm.
– Trường hợp người lao động làm việc chưa đủ tháng, nếu tổng số ngày làm việc và ngày nghỉ có hưởng lương của người lao động (nghỉ lễ, tết, nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng có hưởng lương theo Điều 112, Điều 113, Điều 114 và Điều 115 Bộ luật Lao động 2019) chiếm tỷ lệ từ 50% số ngày làm việc bình thường trong tháng theo thỏa thuận thì tháng đó được tính là 01 tháng làm việc để tính ngày nghỉ hằng năm.
– Toàn bộ thời gian người lao động làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc khu vực nhà nước và doanh nghiệp nhà nước được tính là thời gian làm việc để tính ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo quy định tại Điều 114 Bộ luật Lao động 2019 nếu người lao động tiếp tục làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc khu vực nhà nước và doanh nghiệp nhà nước.
ời bạn xem thêm bài viết
- Đơn xin xác nhận nhà ở để bất điện
- Phải đổi hộ chiếu trước khi hết hạn bao lâu?
- Mẫu đơn khiếu nại không khởi tố vụ án hình sự
- Làm lại hộ chiếu mất bao nhiêu tiền?
- Thủ tục xin cấp lại giấy chứng tử năm 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Mẫu đơn xin nghỉ gia đình có việc mới năm 2022″. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, soạn thảo hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 13 của Luật Cán bộ, công chức 2008; nếu do yêu cầu nhiệm vụ; cán bộ; công chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm hoặc cán bộ công chức bị thôi việc; mất việc làm chưa nghỉ hết phép thì ngoài tiền lương sẽ được thanh toán thêm một khoản tiền bằng tiền lương cho những ngày không nghỉ.
Bên cạnh đó, theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 của Thông tư 141/2011/TT-BTC; nếu do yêu cầu công việc, cơ quan, đơn vị không thể bố trí cho công chức nghỉ phép thì hỗ trợ công chức một khoản tiền bồi dưỡng tối đa không quá mức tiền lương làm thêm giờ vào ngày thứ bảy, chủ nhật theo quy định hiện hành.
1. Sĩ quan phải đăng ký thời điểm, thời gian và nơi nghỉ với cơ quan cán bộ (trợ lý chính trị đối với đơn vị không có cơ quan cán bộ) để tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết và quản lý theo quy định.
2. Trong thời gian nghỉ phép sĩ quan có trách nhiệm đăng ký với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi nghỉ phép.
Theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Thông tư số 153/2017/TT-BQP. Thời gian đi đường không tính vào số ngày được hưởng chế độ nghỉ phép hằng năm theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 153/2017/TT-BQP.