Mẫu đơn xin giảm trừ gia cảnh cho bố mẹ là mẫu đơn xin nhận người phụ thuộc do tổ chức hay cá nhân lập ra, đây sẽ được xem là căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét và thực hiện việc xác nhận người phụ thuộc đó, để xác định mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế hay xác định cá nhân đó có đúng phải người phụ thuộc hay không. Nội dung bài viết sau, Luật sư X sẻ chia sẻ đến bạn đọc mẫu đơn này và hướng dẫn cách soạn thảo, cũng như quy định pháp luật hiện hành về việc giảm trừ gia cảnh hiện nay, mời bạn đọc tham khảo.
Căn cứ pháp lý
Cha mẹ bao nhiêu tuổi được giảm trừ gia cảnh năm 2023?
Giảm trừ gia cảnh được hiểu đây là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú. Cha mẹ là đối tượng mà người nộp thuế trong một số trường hợp khi đáp ứng điều kiện nhất định sẽ được giảm trừ gia cảnh. Vậy Cha mẹ bao nhiêu tuổi sẽ được giảm trừ gia cảnh hiện nay? Pháp luật quy định về nội dung này như sau:
Theo quy định tại điểm d khoản 1 và điểm đ khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì:
Các khoản giảm trừ
…
d) Người phụ thuộc bao gồm:
…
d.3) Cha đẻ, mẹ đẻ; cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng); cha dượng, mẹ kế; cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp của người nộp thuế đáp ứng điều kiện tại điểm đ, khoản 1, Điều này.
…
đ) Cá nhân được tính là người phụ thuộc theo hướng dẫn tại các tiết d.2, d.3, d.4, điểm d, khoản 1, Điều này phải đáp ứng các điều kiện sau:
đ.1) Đối với người trong độ tuổi lao động phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
đ.1.1) Bị khuyết tật, không có khả năng lao động.
đ.1.2) Không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.
đ.2) Đối với người ngoài độ tuổi lao động phải không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.”
Ngoài ra, người ngoài độ tuổi lao động được quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
2. Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.
Theo đó, tuổi nghỉ hưu (ngoài độ tuổi lao động) năm 2023 đối với lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 56 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi 9 tháng đối với nam.
Như vậy, sẽ chia thành 2 trường hợp như sau:
– Đối với cha mẹ trong độ tuổi lao động phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
+ Bị khuyết tật, không có khả năng lao động.
+ Không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.
– Đối với cha mẹ ngoài độ tuổi lao động phải không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.
Hồ sơ chứng minh người phụ thuộc để giảm trừ gia cảnh đối với cha, mẹ bao gồm những giấy tờ gì?
Các khoản giảm trừ theo hướng dẫn của quy định pháp luật chính là các khoản được trừ vào thu nhập chịu thuế của cá nhân trước khi xác định thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh. Việc giảm trừ gia cảnh có những ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với những người chịu thuế thu nhập cá nhân cũng như đối với những thành viên trong gia đình của họ. Khi đã xác định được người phụ thuộc để giảm trừ gia cảnh, lúc này người nộp thuế sẽ chuẩn bị hồ sơn để gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền, vậy hồ sơ chứng minh người phụ thuộc để giảm trừ gia cảnh đối với cha, mẹ bao gồm những giấy tờ gì?
Theo quy định tại tiết g.3 điểm g khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 1 Thông tư 79/2022/TT-BTC), hồ sơ chứng minh người phụ thuộc để tính giảm trừ gia cảnh đối với cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng), cha dượng, mẹ kế, cha nuôi hợp pháp, mẹ nuôi hợp pháp của người nộp thuế bao gồm các giấy tờ sau:
(i) Bản chụp Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân.
(ii) Giấy tờ hợp pháp để xác định mối quan hệ của người phụ thuộc với người nộp thuế, có thể là một trong các giấy tờ sau đây:
– Bản chụp Giấy xác nhận thông tin về cư trú.
– Thông báo số định danh cá nhân và thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
– Giấy tờ khác do cơ quan Cơ quan Công an cấp, giấy khai sinh, quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
(iii) Giấy tờ chứng minh là người khuyết tật, không có khả năng lao động (nếu người phụ thuộc ngoài độ tuổi lao động thì không cần nộp loại giấy tờ này). Có thể là một trong các loại giấy tờ sau:
– Bản chụp Giấy xác nhận khuyết tật theo quy định của pháp luật về người khuyết tật đối với người khuyết tật không có khả năng lao động.
– Bản chụp hồ sơ bệnh án đối với người mắc bệnh không có khả năng lao động (như bệnh AIDS, ung thư, suy thận mãn,..).
Mức giảm trừ gia cảnh đối với cha, mẹ là bao nhiêu?
Trong thực hiện nghĩa vụ đóng thuế thu nhập cá nhân, người dân khi đáp ứng các điều kiện đặc biệt sẽ được khấu trừ một mức thuế trong bao gồm giảm trừ gia cảnh. Việc được giảm trừ gia cảnh thuế thu nhập cá nhân là hoàn toàn phù hợp với yêu cầu thực tiễn xã hội, đồng thời đảm bảo công bằng cho đối tượng nộp thuế, việc này mang lại ý nghĩa lớn cả về mặt kinh tế hay đạo đức. Pháp luật hiện nay cũng có những quy định chi tiết về mức giảm trừ gia cảnh đối với cha, mẹ. Chi tiết như sau:
Tại Điều 1 của Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành quy định như sau:
“Điều 1. Mức giảm trừ gia cảnh
Điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật Thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 26/2012/QH13 như sau:
1. Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm);
2. Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.”
Như vậy, khi tính thuế TNCN, mức giảm trừ gia cảnh đối với cha, mẹ của người nộp thuế là 4,4 triệu đồng/tháng/người.
Mẫu đơn xin giảm trừ gia cảnh cho bố mẹ
Hướng dẫn ghi Mẫu đơn xin giảm trừ gia cảnh cho bố mẹ
Phần kính gửi của đơn xin xác nhận người phụ thuộc thì người làm đơn sẽ điền tên của Cơ quan Nhà nước, chủ thể có thẩm quyền xác nhận người phụ thuộc ( Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân).
Phần nội dung của đơn xin xác nhận người phụ thuộc yêu cầu người làm đơn sẽ cung cấp đâỳ đủ, chính xác, chi tiết những thông tin cá nhân và về tổ chức. Trình bày về nguyên nhân, hoàn cảnh dẫn tới việc bạn làm đơn xin xác nhận người phụ thuộc, ví dụ, công ty bạn đang chuẩn bị khai thuế cho cơ quan thuế, nên yêu cầu bạn khai các thông tin về thu nhập cá nhân, số lượng người phụ thuộc để tính thuế, tính giảm trừ gia cảnh. Trong đó yêu cầu bạn phải có xác nhận về những người phụ thuộc của chủ thể có thẩm quyền để đảm bảo những thông tin mà bạn khai là đúng sự thật,…Đông thời sẽ đưa ra những thông tin, yêu cầu cần xác nhận.
Cuối đơn xin xác nhận người phụ thuộc thì người làm đơn sẽ cam kết những thông tin mà mình cung cấp là hoàn toàn đúng sự thật, nếu sai sẽ tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Và thực hiện việc ký và ghi rõ họ tên để là bằng chứng, đơn sẽ có sự xác nhận của Cơ quan, chủ thể có thẩm quyền.
Khuyến nghị
Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Mẫu đơn xin giảm trừ gia cảnh cho bố mẹ mới năm 2023” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vân pháp lý về vấn đề đất ao chuyển sang đất thổ cư, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Bao nhiêu tuổi thì hết tuổi đóng bảo hiểm xã hội?
- Chê người khác lùn, béo bị phạt bao nhiêu tiền
- Người bị tước quốc tịch có bị thu hồi hộ chiếu không?
Câu hỏi thường gặp:
Về mặt kinh tế, giảm trừ gia cảnh đối với cá nhân chịu thuế là việc loại khỏi thu nhập tính thuế. Đây là biện pháp nhằm tái tạo sức lao động của người chịu thuế thu nhập cá nhân. Tạo điều kiện cho người lao động có năng suất cao hơn hoặc chí ít không thấp hơn mức trước đó.
Người phụ thuộc là con cái: Có thể là con đẻ, con ngoài giá thú, con nuôi hợp pháp, con riêng, của vợ hoặc chồng dưới 18 tuổi. Trên 18 tuổi nếu bị khuyết tật hoặc không có khả năng lao động. Ngoài ra, con cái đang theo học tại các trường cao đẳng, đại học, trường nghề, trung học chuyên nghiệp ở nước ngoài hoặc Việt Nam.
Trường hợp khác đi kèm: Người phụ thuộc là chồng, vợ của người nộp thuế, mẹ đẻ, cha đẻ, mẹ vợ, cha vợ, mẹ chồng, cha chồng, mẹ kế, cha dượng, mẹ nuôi, cha nuôi hợp pháp.
Các trường hợp là cá nhân không nơi nương tựa: Anh ruột, em ruột, chị ruột, cháu ruột, bà nội, ông nội, bà ngoại, ông ngoại, dì ruột, cô ruột, chú ruột, bác ruột, người trực tiếp nuôi dưỡng khác.
Sau khi cá nhân đã được cấp mã số thuế cho người phụ thuộc thì có thể tra cứu trên website dưới đây:
– Truy cập theo địa chỉ :https://www.tncnonline.com.vn/Pages/Homepage.aspx
– Truy cập vào hệ thống nhận tờ khai của Tổng cục Thuế theo địa chỉ http://nhantokhai.gdt.gov.vn/
– Truy cập và hệ thống thuế điện tử theo đường dẫn: http://thuedientu.gdt.gov.vn/.