Khi xây dựng nhà ở và một số công trình khác, chủ công trình cần xin giấy phép xây dựng nhà ở tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nếu như chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép mà tự ý xây dựng nhà ở sẽ bị xử phạt theo quy định. Để được cấp phép xây dựng, chủ công trình nhà ở cần nộp đơn xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở lên cơ quan có thẩm quyền. Nếu bạn đang có nhu cầu xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở nhưng chưa biết viết đơn xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở như thế nào, hãy tham khảo Mẫu đơn xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở chi tiết dưới đây của Luật sư X nhé.
Căn cứ pháp lý
Quy định chung về hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng
Tại Điều 42 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định chung về hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng cụ thể như sau:
– Hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng được gửi trực tiếp đến cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoặc thông qua cổng dịch vụ công trực tuyến theo quy định.
– Các văn bản, giấy tờ, bản vẽ thiết kế trong hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng là bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử.
– Bản vẽ thiết kế xây dựng trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng phải tuân thủ quy định về quy cách hồ sơ thiết kế xây dựng theo Điều 33 Nghị định này.
– Khi nộp hồ sơ dưới dạng bản sao điện tử, chủ đầu tư chỉ cần nộp 01 bộ hồ sơ bản vẽ thiết kế xây dựng.
Thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng
Căn cứ vào Điều 103 Luật Xây dựng 2014, được sửa đổi năm 2020 quy định:
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép xây dựng đối với công trình thuộc đối tượng có yêu cầu phải cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh, trừ công trình thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp, ủy quyền cho Sở Xây dựng, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép xây dựng thuộc chức năng và phạm vi quản lý của cơ quan này.
– Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép xây dựng đối với công trình cấp III, cấp IV và nhà ở riêng lẻ trên địa bàn do mình quản lý.
Thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng
Thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng và điều chỉnh giấy phép xây dựng được quy định tại Điều 102 Luật Xây dựng 2014, được sửa đổi năm 2020 như sau:
Bước 1: Chủ đầu tư nộp 02 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng;
Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm:
– Tiếp nhận hồ sơ của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp, điều chỉnh giấy phép xây dựng;
– Kiểm tra hồ sơ;
– Ghi giấy biên nhận đối với trường hợp hồ sơ đáp ứng theo quy định hoặc hướng dẫn để chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ không đáp ứng theo quy định.
Bước 3: Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải tổ chức thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực địa.
Khi thẩm định hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải xác định tài liệu còn thiếu, tài liệu không đúng theo quy định hoặc không đúng với thực tế để thông báo một lần bằng văn bản cho chủ đầu tư bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ bổ sung chưa đáp ứng được yêu cầu theo văn bản thông báo thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo bằng văn bản hướng dẫn cho chủ đầu tư tiếp tục hoàn thiện hồ sơ.
Chủ đầu tư có trách nhiệm bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo văn bản thông báo.
Trường hợp việc bổ sung hồ sơ vẫn không đáp ứng được các nội dung theo thông báo thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo đến chủ đầu tư về lý do không cấp giấy phép;
Bước 4: Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm đối chiếu các điều kiện theo quy định của Luật này để gửi văn bản lấy ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về những lĩnh vực liên quan đến công trình xây dựng theo quy định của pháp luật;
Bước 5: Trong thời gian 12 ngày đối với công trình và nhà ở riêng lẻ kể từ ngày nhận được hồ sơ, các cơ quan quản lý nhà nước được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình.
Sau thời hạn trên, nếu các cơ quan này không có ý kiến thì được coi là đã đồng ý và phải chịu trách nhiệm về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình; cơ quan cấp giấy phép xây dựng căn cứ các quy định hiện hành để quyết định việc cấp giấy phép xây dựng;
Bước 6: Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải xem xét hồ sơ để cấp giấy phép trong thời gian 20 ngày đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng công trình, bao gồm cả giấy phép xây dựng có thời hạn, giấy phép xây dựng điều chỉnh, giấy phép di dời và trong thời gian 15 ngày đối với nhà ở riêng lẻ.
Trường hợp đến thời hạn cấp giấy phép nhưng cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không được quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn theo quy định tại khoản này. Thời gian cấp giấy phép xây dựng đối với công trình quảng cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về quảng cáo.
Những nội dung chủ yếu của giấy phép xây dựng?
Tại Điều 90 Luật Xây dựng 2014 quy định về nội dung chủ yếu của giấy phép xây dựng như sau:
“Điều 90. Nội dung chủ yếu của giấy phép xây dựng
1. Tên công trình thuộc dự án.
2. Tên và địa chỉ của chủ đầu tư.
3. Địa điểm, vị trí xây dựng công trình; tuyến xây dựng công trình đối với công trình theo tuyến.
4. Loại, cấp công trình xây dựng.
5. Cốt xây dựng công trình.
6. Chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng.
7. Mật độ xây dựng (nếu có).
8. Hệ số sử dụng đất (nếu có).
9. Đối với công trình dân dụng, công trình công nghiệp, nhà ở riêng lẻ, ngoài các nội dung quy định từ khoản 1 đến khoản 8 Điều này còn phải có nội dung về tổng diện tích xây dựng, diện tích xây dựng tầng 1 (tầng trệt), số tầng (bao gồm cả tầng hầm, tầng áp mái, tầng kỹ thuật, tum), chiều cao tối đa toàn công trình.
10. Thời hạn khởi công công trình không quá 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép xây dựng.”
Mẫu đơn xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở
Hướng dẫn viết Mẫu đơn xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở
Theo đó, khi làm mẫu đơn đề nghị cấp phép khi xây dựng nhà ở riêng lẻ thì hộ gia đình, cá nhân phải ghi một số mục thông tin theo hướng dẫn như sau:
– Mục kính gửi: UBND cấp huyện nơi sẽ xây dựng nhà ở.
Các thông tin khác trong đơn được ghi như sau:
1 – Ghi rõ tên chủ hộ và các thông tin cá nhân
Ví dụ:
– Tên chủ đầu tư (tên chủ hộ): Trương Hòa B ………………
– Số nhà: 2000… Đường/phố: Đường Trần Thái Tông… Phường/xã: Dịch Vọng Hậu
– Quận/huyện Tỉnh/thành phố: Quận Cầu Giấy – Thành phố Hà Nội…………
– Số điện thoại: 0988xxxx99………………………………………………
2. Thông tin công trình:
– Địa điểm xây dựng: ……………………………………………………………
– Lô đất số: (theo số thửa đất)………………………. Diện tích: 100…………… m2.
– Tại số nhà: 2000……Đường/phố: Đường Trần Thái Tông …………
– Phường/xã: Dịch Vọng Hậu ……Quận/huyện: Cầu Giấy…………
– Tỉnh, thành phố: Hà Nội ……………
3. Nội dung đề nghị cấp phép:
………
3.5. Đối với công trình nhà ở riêng lẻ:
– Cấp công trình: ………………
– Diện tích xây dựng tầng 1 (tầng trệt): 100 m2.
– Tổng diện tích sàn: 100 m2 (trong đó ghi rõ diện tích sàn các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum).
– Chiều cao công trình: 12,8 m. Trong đó, tầng 1: Cao 4 m, tầng 2 cao 3 m, tầng 3 cao 3 m, tầng tum 2,8 m.
– Số tầng: 04 tầng. trong đó 03 tầng trên mặt đất, 01 tầng tum.
5. Dự kiến hoàn thành công trình: 06 tháng.
6. Cam kết: Tôi xin cam đoan làm theo đúng giấy phép được cấp, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Cuối cùng là ghi địa danh, ngày, tháng, năm làm đơn và ký, ghi rõ họ tên.
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp các dịch vụ pháp lý. Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Mẫu đơn xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở chi tiết năm 2023”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như mẫu đơn thuận tình ly hôn download Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ điểm b khoản 36 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định thời hạn cấp giấy phép xây dựng của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền được quy định như sau:
≤ 20 ngày: Áp dụng đối với cấp giấy phép xây dựng công trình (bao gồm giấy phép xây dựng có thời hạn, giấy phép xây dựng điều chỉnh, giấy phép di dời, giấy phép có thời hạn);
≤ 15 ngày: Áp dụng đối với trường hợp cấp giấy phép đối với nhà ở riêng lẻ;
Nếu cần xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép có quyền kéo dài thời hạn này không quá 10 ngày nữa và phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do;
Căn cứ điểm a khoản 7 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về trật tự xây dựng như sau:
“Điều 16. Vi phạm quy định về trật tự xây dựng
…
7. Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng như sau:
a) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;
b) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác;
c) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.”
Như vậy, trường hợp xây nhà ở không có giấy phép sẽ bị phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ.