Trong vài trường hợp khi nhân sự trong công ty có thể mắc lỗi và để đảm bảo cho việc đó thì một người có uy tín cos thể đứng ra để bảo lãnh cho một nhân sự khi đang làm việc tại các công ty, doanh nghiệp để quyền và nghĩa vụ của người lao động được đảm bảo, là căn cứ để đơn vị sử dụng lao động là các công ty, doanh nghiệp giảm bớt được các rủi ro liên quan đến lĩnh vực về quản lý đối với nhân sự. Nếu bạn có nhu cầu đến dơn xin bảo lãnh nhân sự nhưng lại chưa biết viết như thế nào? Hãy tham khảo Mẫu đơn xin bảo lãnh nhân sự chuẩn quy định dưới đây của Luật sư X nhé.
Căn cứ pháp lý
Bảo lãnh là gì?
Căn cứ Điều 335 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về bảo lãnh như sau:
“1. Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
2. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.“
Quy định về bảo lãnh theo Bộ Luật dân sự 2015
Phạm vi bảo lãnh
Bộ luật dân sự 2015 đã quy định giới hạn phạm vi bảo lãnh cụ thể như sau:
- Bên bảo lãnh có thể cam kết bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh;
- Nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại, lãi trên số tiền chậm trả, trừ trường hợp có thảo thuận khác.
- Các bên có thể thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
- Trường hợp nghĩa vụ được bảo lãnh là nghĩa vụ phát sinh trong tương lai thì phạm vi bảo lãnh không bao gồm nghĩa vụ phát sinh sau khi người bảo lãnh chết hoặc pháp nhân bảo lãnh chấm dứt tồn tại.
Quan hệ giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh
– Trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình thì bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ.
– Bên nhận bảo lãnh không được yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh khi nghĩa vụ chưa đến hạn.
– Bên bảo lãnh không phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong trường hợp bên nhận bảo lãnh có thể bù trừ nghĩa vụ với bên được bảo lãnh.
Trách nhiệm dân sự của bảo lãnh
- Trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ đó.
- Trường hợp bên bảo lãnh không thực hiện đúng nghĩa vụ bảo lãnh thì bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh thanh toán giá trị nghĩa vụ vi phạm và bồi thường thiệt hại.
Chấm dứt bảo lãnh
Theo quy định để bảo vệ quyền cũng như lợi ích của các bên, pháp luật đã quy định cụ thể các trường hợp được chấm dứt hoạt động bảo lãnh giữa các bên. Cụ thể sẽ được chấm dứt bảo lãnh trong các trường hợp sau đây:
– Nghĩa vụ được bảo lãnh chấm dứt.
– Việc bảo lãnh được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.
– Bên bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
– Theo thỏa thuận của các bên.
Mức thù lao
Trong mọi hoạt động bảo lãnh đa phần để được đảm bảo tính chặt chẽ cũng như nghĩa vụ thực hiện, các bên sẽ quy định mức thù lao trong hợp đồng bảo lãnh với nhau, đây được xem như nghĩa vụ mà các bên bắt buộc phải tuân thủ.
Theo đó, bên bảo lãnh sẽ được hưởng thù lao nếu bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh có thỏa thuận.
Quyền yêu cầu của bên bảo lãnh và miễn việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
Bên bảo lãnh có quyền yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đối với mình trong phạm vi nghĩa vụ bảo lãnh đã thực hiện, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Đơn xin bảo lãnh là gì?
Theo quy định tại Điều 335 Bộ luật Dân sự 2015 thì bảo lãnh là việc người thứ 3 (tức bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (tức bên nhận bảo lãnh) về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (bên được bảo lãnh) trong trường hợp đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
Đơn xin bảo lãnh được hiểu là văn bản được lập ra để đảm bảo về việc bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thay cho bên nhận bảo lãnh. Với mỗi mục đích khác nhau, Đơn xin bảo lãnh sẽ có nội dung và hình thức khác nhau. Trong đó có thể kể đến một số nội dung xin bảo lãnh phổ biến như:
– Xin bảo lãnh cho bị can được tại ngoại;
– Xin bảo lãnh nhân sự;
– Xin bảo lãnh cấp thẻ tạm trú;
– Xin bảo lãnh cho người đi cai nghiện bắt buộc…
Đơn xin bảo lãnh nhân sự là gì?
Đơn xin bảo lãnh nhân sự có thể hiểu là giấy được dùng khi một người đứng ra để bảo lãnh cho một người lao động khi đang làm việc tại các công ty, làm việc tại doanh nghiệp để quyền và nghĩa vụ của người lao động được đảm bảo, là căn cứ để đơn vị sử dụng lao động giảm bớt được các rủi ro liên quan đến lĩnh vực về quản lý đối với người lao động.
Mẫu Đơn xin bảo lãnh nhân sự được biết đến là Đơn xin do chủ thể là người bảo lãnh lập, được sử dụng nhằm mục đích có thể giảm bớt các rủi ro liên quan đến quản lý lao động cho chủ thể là người sử dụng lao động. Theo đó, một cá nhân, tổ chức đứng ra bảo lãnh cho chủ thể là người lao động đang làm việc tại đơn vị sử dụng lao động. Đơn xin bảo lãnh nhân sự cần điền đầy đủ, chính xác và rõ ràng các thông tin cá nhân; các thông tin về người được bảo lãnh cũng phải điền đầy đủ, chính xác và nêu cụ thể lý do viết đơn bảo lãnh. Mẫu đơn xin bảo lãnh nhân sự do bên bảo lãnh lập nhằm cam kết trách nhiệm của mình, có ký và ghi rõ họ tên của mình ở cuối văn bản.
Mẫu đơn xin bảo lãnh nhân sự
Hướng dẫn viết Mẫu đơn xin bảo lãnh nhân sự
Hiện nay vẫn chưa có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về Mẫu đơn xin bảo lãnh nhân sự. Tuy nhiên, trong bản Mẫu đơn xin bảo lãnh nhân sự vẫn cần nêu một số thông tin cơ bản như sau:
– Quốc hiệu, tiêu ngữ: Đây là phần không thể thiếu trong các văn bản
– Tên văn bản: GIẤY CAM KẾT BẢO LÃNH NHÂN SỰ
– Thông tin của người bảo lãnh: Họ và tên; ngày tháng năm sinh; số chứng minh nhân dân/căn cước công dân, ngày cấp, nơi cấp; địa chỉ thường trú; số điện thoại liên hệ; quan hệ với người được bảo lãnh.
– Thông tin của người được bảo lãnh: Họ và tên; ngày tháng năm sinh; Số chứng minh nhân dân/căn cước côn dân; địa chỉ thường trú; số điện thoại liên hệ.
– Cam kết về việc bảo lãnh: Ví dụ: Trong quá trình làm việc tại Công ty, nếu Ông/Bà … (người được bảo lãnh) gây tổn thất đến tài sản của công ty thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định. Trường hợp người được bảo lãnh không có khả năng bồi thường thiệt hại thì người bảo lãnh phải hoàn toàn chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho công ty.
– Cam kết về tính chính xác của nội dung thông tin đã khai.
– Cuối cùng là xác nhận của Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn và chữ ký của người bảo lãnh.
Khi viết giấy cam kết bảo lãnh, người viết cần lưu ý những vấn đề sau:
– Khi viết các thông tin về người bảo lãnh cần điền đầy đủ, chính xác và rõ ràng các thông tin cá nhân. Điều kiện bảo lãnh phải ghi trung thực, không được mập mờ hoặc ghi không chính xác.
– Các thông tin về người được bảo lãnh cần điền đầy đủ, chính xác. Mục đích của việc bảo lãnh cũng cần ghi rõ ràng để cơ quan có thẩm quyền có cơ sở xem xét để nhằm đưa ra quyết định chấp nhận hay không chấp nhận việc bảo lãnh.
– Phần nội dung viết đơn bảo lãnh: Người bảo lãnh khi viết đơn cần trình bày rõ lý do đứng ra bảo lãnh cho người được bảo lãnh và cam kết chịu trách nhiệm bồi thường đối với hành vi gây thiệt hại của người được bảo lãnh.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Mẫu đơn xin bảo lãnh nhân sự chuẩn quy định năm 2023”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như tải mẫu đơn ly hôn thuận tình Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
– Trường hợp bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh mà bên nhận bảo lãnh miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho bên bảo lãnh thì bên được bảo lãnh không phải thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo lãnh, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.
– Trường hợp chỉ một trong số nhiều người cùng bảo lãnh liên đới được miễn việc thực hiện phần nghĩa vụ bảo lãnh của mình thì những người khác vẫn phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của họ.
– Trường hợp một trong số những người nhận bảo lãnh liên đới miễn cho bên bảo lãnh không phải thực hiện phần nghĩa vụ đối với mình thì bên bảo lãnh vẫn phải thực hiện phần nghĩa vụ còn lại đối với những người nhận bảo lãnh liên đới còn lại.
Một mẫu giấy bảo lãnh nhân sự để được chấp thuận cần phải lưu ý những nội dung thông tin như sau:
– Thông tin cá nhân về người bảo lãnh, đảm bảo các thông tin được khai phải thật đầy đủ, và chính xác; Đồng thời, điều điện để bảo lãnh cũng cần được ghi một cách trung thực, không gây sự mập mờ.
– Mục đích bảo lãnh cũng cần phải được ghi thật rõ ràng để phía cơ quan có thẩm quyền đủ cơ sở xem xét, đưa ra quyết định có chấp thuận việc bảo lãnh hay không.
– Nêu ra lý do viết đơn bảo lãnh, ở phần thông tin này, người bảo lãnh cần phải viết đơn trình bày cụ thể về lý do mình đứng ra bảo lãnh. Bên cạnh đó, người bảo lãnh cũng phải cam kết chịu mọi trách nhiệm đối với người bảo lãnh.