Gia đình là tế bào của xã hội, là nơi nuôi dưỡng mỗi con người, là nơi ta trở về sau những chuyến đi dài. Dưới góc độ pháp lý, mỗi thành viên trong gia đình là một nhân khẩu. Trong trường hợp cần thiết, chúng ta sẽ cần phải xin xác nhận nhân khẩu hộ gia đình. Vậy Mẫu đơn xin xác nhận nhân khẩu hộ gia đình như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Hộ gia đình là gì?
Hộ gia đình là Tập hợp những người gắn bó với nhau do quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình.
Gia đình Việt Nam thường bao gồm nhiều thế hệ cùng chung sống như: ông bà, cha mẹ, con cháu… Họ quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau về vật chất và tinh thần, sinh đẻ hay nuôi dạy thể hệ trẻ dưới sự giúp đỡ của Nhà nước và xã hội. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để các thế hệ trong gia đình chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau nhằm giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam.
Giấy xác nhận nhân khẩu là gì?
Giấy xác nhận nhân khẩu là giấy tờ xác nhận nhân khẩu trong hộ gia đình trong trường hợp không thể căn cứ vào sổ hộ khẩu. Đơn xin xác nhận nhân khẩu được sử dụng trong những trường hợp sau: Xác nhận chính xác là công dân đã đăng ký thường trú tại địa điểm cụ thể nào, hoàn thành giấy tờ thủ tục cần thiết khi không có sổ hộ khẩu; Thủ tục thay đổi nhân khẩu đến địa chỉ mới theo quy định của Công an phường xã, quận huyện tiếp nhận hồ sơ.
Cách xác định thành viên hộ gia đình có quyền sử dụng đất
Hiện nay, việc xác định thành viên hộ gia đình có quyền sử dụng đất thường được các thẩm phán, ngân hàng, công chứng viên,.. xem xét thông qua tên các thành viên trong sổ hộ khẩu tại thời điểm giao đất, công nhận quyền sử dụng đất hoặc thời điểm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,….
Theo quy định của pháp luật thì: Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, được nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, chung sống và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Như vậy, thành viên hộ gia đình sử dụng đất phải có các yếu tố:
– Những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi con theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình;
– Sống cùng nhau;
– Có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Vì vậy, khi giải quyết các vụ án dân sự cần xác định các thành viên trong hộ gia đình có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, theo Tòa án thì cần lưu ý:
– Việc xác định ai là thành viên hộ gia đình về nguyên tác phải căn cứ vào đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
– Thời điểm để xác định hộ gia đình có bao nhiêu nhân khẩu là thời điểm Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Dó đó, Tòa án cần yêu cầu đơng sự cung cấp thêm các tài liệu: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho hộ gia đình; Quyết định của nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, từ đó xác định được đất Nhà nước giao cho cá nhân, hộ gia đình.
– Ngoài những người là thành viên của hộ gia đình có quyền sử dụng đất, tòa án phải bao gồm những người đang trực tiếp quản lý, sử dụng đất của hộ gia đình, những người có công làm tăng giá trị quyền sử dụng đất hoặc tài sản trên đất, người tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.
– Ngoài ra, lưu ý về sổ hộ khẩu vì sổ hộ khẩu là tài liệu để quản lý nơi ở nên chỉ có khả năng xác định nơi thường trú hợp pháp của công dân.
Vì vậy, cần xem xét từng trường hợp cụ thể. Nơi thường trú không phải đương nhiên là nơi công dân cùng ở, cùng sản xuất mà phải cùng ở tại thời điểm Nhà nước giao đất, cho thuê đất, nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất là điều kiện cơ bản để xem xét tư cách tham gia góp ý kiến của người này đối với giao dịch do chủ hộ trực tiếp xác lập.
Thẩm quyền xác nhận nhân khẩu quyền sử dụng đất
Công an huyện, quận, thị xã hoặc công an xã, thị trấn
Theo Điều 21 Luật Cư trú quy định: Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú tại cơ quan công an sau đây:
– Đối với thành phố trực thuộc trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã;
– Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh
Như vậy bạn phải xem xét vào nơi mình thường trú ở đâu để đi xác nhận nhân thân đúng địa chỉ. Nếu bạn thường trú ở thành phố thuộc trung ương thì làm đơn gửi Công an quận, huyện, thị xã. Còn nếu bạn thường trú ở tỉnh thì làm đơn gửi Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh để xác nhận nhân khẩu trong sổ hộ khẩu gia đình tại thời điểm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Ủy ban nhân dân xã.
Quy định về việc nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Luật Đất đai 2003 cũng như Luật Đất đai 2013 vừa ban hành đều có quy định về trường hợp nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã, cụ thể như sau:
– Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 123 Luật Đất đai năm 2003: “trường hợp hộ gia đình, cá nhân tại nông thôn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì nộp hồ sơ tại Uỷ ban nhân dân xã nơi có đất để chuyển cho văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất”
– Khoản 2 Điều 60 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Đất đai quy định về việc nộp hồ sơ và trả kết quả thực hiện thủ tục hành chính về đất đai có đoạn: “Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có nhu cầu nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả.”
*Trong trường hợp nếu trước đây, gia đình bạn nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Ủy ban nhân dân xã thì Ủy ban nhân dân xã vẫn còn lưu hồ sơ ban đầu về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của gia đình bạn. Trong trường hợp này, bạn có thể làm đơn xác nhận tại Ủy ban nhân dân xã với nội dung: xác nhận các thành viên trong hộ gia đình được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (căn cứ theo hồ sơ gốc còn lưu tại xã).
Mẫu đơn xác nhận nhân khẩu hộ gia đình
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
ĐƠN XIN XÁC NHẬN THÀNH VIÊN TRONG GIA ĐÌNH
Kính gửi: Ban công an phường ……………………
Họ, tên người khai: ……………………………………………………
Năm sinh: …………………………………………………………………………..
Dân tộc: …………………………………………………………………………….
Nơi ở / tạm trú: …………………………………………………………
Tôi làm đơn này kính đề nghị Công an phường …………………… .. xác nhận cho tôi các thông tin sau: Ngày ……………………, Ông …………………… . ………… .. đã được Ủy ban nhân dân phường …………………… .. cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số …………………….
Nay tôi làm đơn này kính đề nghị cơ quan Công an phường …………… .. xác nhận cho tôi những nội dung sau: Tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số ……………. …(như trên), hộ ông …………………… .. Hộ gồm các thành viên sau:
Ông …………………… Sinh năm …… CMND số ……………………
Hộ khẩu thường trú tại: …………………………………………………….
2. Bà …………………… Sinh năm …… CMND số …………………….
Hộ khẩu thường trú tại: …………………………………………………….
3. Chị ……………… Sinh năm …… CMND số ……………………
Hộ khẩu thường trú tại: …………………………………………………….
4. Bà …………………… Sinh năm …… CMND số ……………………
Hộ khẩu thường trú tại: …………………………………………………….
Ngoài những người có tên trên, hộ gia đình ông không có thành viên nào khác và chỉ có những người có tên trên là người có quyền sử dụng thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số …………………….
Mục đích đề nghị cấp giấy chứng nhận: Thực hiện các thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật.
Tôi xin cam đoan lời khai trên là đúng sự thật và xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời khai của mình.
……….., ngày…. tháng ….. năm …….
NGƯỜI NỘP ĐƠN
(Ký và ghi rõ họ tên)
Tải Mẫu đơn xác nhận nhân khẩu hộ gia đình tại đây.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Mẫu đơn hạn chế quyền thăm con
- Mẫu đơn từ chối quyền sử dụng đất
- Mẫu đơn khiếu nại đất đai cấp xã
- Mẫu đơn khiếu nại đền bù đất đai
- Mẫu đơn xin giám định y khoa
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết Luật sư X tư vấn về “Mẫu đơn xác nhận nhân khẩu hộ gia đình“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Đội ngũ luật sư của Công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến mẫu đơn xin trích lục bản án ly hôn, tại mẫu đơn xác nhận độc thân, đơn xác nhận tình trạng hôn nhân, mẫu trích lục hộ khẩu, đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu,… của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833.102.102 để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư X tư vấn trực tiếp.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 212 Bộ luật Dân sự 2015, việc định đoạt tài sản chung của các thành viên trong hộ gia đình được thực hiện như sau:
Điều 212. Sở hữu chung của các thành viên gia đình
…
2. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Trường hợp không có thỏa thuận thì áp dụng quy định về sở hữu chung theo phần được quy định tại Bộ luật này và luật khác có liên quan, trừ trường hợp quy định tại Điều 213 của Bộ luật này.
Như vậy, tài sản là quyền sử dụng đất được Nhà nước ghi nhận cho hộ gia đình sẽ là tài sản chung của các thành viên của hộ gia đình đó và việc mua bán/chuyển nhượng tài sản này phải được sự thỏa thuận, nhất trí của toàn bộ các thành viên của hộ gia đình là những người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Nếu trong trường hợp không có thỏa thuận thì tùy thuộc vào phần quyền sử dụng đất của mình/phần diện tích đất thuộc quyền sử dụng của mình mà từng thành viên trong hộ gia đình được bán/chuyển nhượng cho người khác không phải là các thành viên trong hộ gia đình khi các thành viên của hộ gia đình không đồng ý mua phần tài sản của họ.
– Sổ hộ khẩu (hoặc sổ hộ khẩu gia đình, giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể đã được cấp trước đây)
– Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.
– Có quan hệ hôn nhân (vợ chồng), quan hệ huyết thống (cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ,…), quan hệ nuôi dưỡng (cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi).
– Đang sống chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất.
– Có quyền sử dụng đất chung bằng các hình thức như: Cùng nhau đóng góp, tạo lập hoặc được tặng cho, thừa kế chung…