Cố ý gây thương tích cho người khác là một hành vi gây nguy hiểm cho xã hội. Đây là một trong những tội danh được ghi nhận trong Bộ luật hình sự năm 2015. Chính vậy, khi phát hiện có người cố ý gây thương tích, xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của bản thân hoặc những người xung quanh thì cần thực hiện việc tố giác tội phạm ngay cho cơ quan có thẩm quyền để kịp thời tiếp nhận, xử lý và giải quyết. Vậy tố giác tội phạm cố ý gây thương tích được thực hiện như thế nào? Mẫu đơn tố giác tội phạm cố ý gây thương tích bao gồm những nội dung gì?
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Quy định hiện nay về việc tố giác tội phạm cố ý gây thương tích
Căn cứ tại khoản 1 Điều 144 BTTLHS năm 2015 quy định: “Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền”
Theo quy định tại Điều 56 BTTHS năm 2015 thì người tố giác tội phạm có một số quyền như sau:
– Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giữ bí mật việc tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của họ, người thân thích của họ khi bị đe dọa.
– Được thông báo kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.
– Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.
– Người tố giác tội phạm được yêu cầu biện pháp bảo vệ: Khi có căn cứ xác định tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của mình bị xâm hại hoặc bị đe dọa xâm hại do việc cung cấp chứng cứ, tài liệu, thông tin liên quan đến tội phạm thì người tố giác tội phạm có quyền đề nghị được bảo vệ bởi cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ. Khi xét thấy có căn cứ, tính xác thực của đề nghị, yêu cầu bảo vệ thì cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ sẽ ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ. Trường hợp xét thấy không cần thiết áp dụng biện pháp bảo vệ thì phải giải thích rõ lý do cho người đã yêu cầu, đề nghị biết.
Bên cạnh đó, cá nhân, cơ quan, tổ chức tố giác tội phạm phải có mặt theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền giải quyết nguồn tin về tội phạm, trình bày trung thực về những tình tiết mà mình biết về sự việc.
Người nào cố ý tố giác về tội phạm sai sự thật thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.
Tố giác tội phạm cố ý gây thương tích như thế nào?
Khi phát hiện hành vi phạm tội cố ý gây thương tích cần báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền để xử lý và giải quyết kịp thời. Tránh tình trạng, trốn tránh trách nhiệm tố giác tội phạm dẫn đến gây nguy hiểm nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe của người bị hại, tạo điều kiện thuận lợi cho tội phạm thực hiện hành vi phạm tội của mình
Để việc tố giác tội phạm về hành vi cố ý gây thương tích thì cần thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Xác định cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận tố giác
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi tố giác tội phạm về hành vi cố ý gây thương tích cần phải đến đúng cơ quan có thẩm quyền, tránh mất thời gian, gây khó khăn cho công tác tiếp nhận, điều tra, xử lý tội phạm
- Việc xác định cơ quan Công an các cấp có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố được quy định tại Điều 9 và Điều 268 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015
Bước 2: Lựa chọn hình thức và tiến hành tố giác tội phạm
- Trực tiếp đến cơ quan có thẩm quyền để tố giác bằng lời nói hoặc dùng bằng văn bản để gửi tới cơ quan có thẩm quyền
Bước 3: Theo dõi kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố
- Khi hết thời hạn 03 ngày kể từ ngày tố giác về tội phạm mà chưa nhận được thông báo bằng văn bản về việc tiếp nhận thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan tiếp nhận thông báo bằng văn bản về việc tiếp nhận tố giác tội phạm
Tội cố ý gây thương tích đi tù bao nhiêu năm?
Tội cố ý gây thương tích được quy định cụ thể tại BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 tại Điều 134 đối Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; tại Điều 135 đối với Tội cố ý gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh và tại Điều 136 đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội
Đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác tại Điều 134
– Trường hợp tội phạm ít nghiêm trọng thì theo quy định người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
– Trường hợp tội phạm nghiêm trọng thì bị phạt tù cao nhất đến 06 năm
– Trường hợp tội phạm rất nghiêm trọng thì bị phạt tù cao nhất đến 14 năm
– Trường hợp tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù cao nhất đến 20 năm
– Trường hợp phạm tội có chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, axit nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Lưu ý: Trong trường hợp người phạm tội là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thì phải chịu trách nhiệm hình sự nếu thuộc tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng đối với quy định tại Điều luật này
Đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh tại Điều 135
– Trường hợp người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên.
Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người.
Đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội tại Điều 136
– Trường hợp phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
Đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61 % trở lên.
– Phạm tội dẫn đến chết người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.
Mẫu đơn tố giác tội phạm về hành vi cố ý gây thương tích
Dưới đây là mẫu đơn tố giác tội phạm về hành vi cố ý gây thương tích. Kính mời bạn đọc tham khảo nội dung mẫu đơn.
Liên hệ
Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Mẫu đơn tố giác tội phạm cố ý gây thương tích”. Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến tư vấn pháp lý về vấn đề đơn xin trích lục hộ khẩu gốc. Nếu quý khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline 0833 102 102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.
Mời bạn xem thêm
- Đơn xin xác nhận nhân thân với người đã chết theo quy định mới
- Thủ tục ly hôn đơn phương nhanh nhất
- Mua chung cư chỉ có hợp đồng mua bán không có sổ hổng
Câu hỏi thường gặp
Khi xác định được đúng cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết và xử lý về đơn tố cáo của mình, người tố giác có thể nộp đơn qua dịch vụ bưu chính (bưu điện) tới cơ quan có thẩm quyền đã được xác định. Tuy nhiên, cá nhân, cơ quan, tổ chức tố giác tội phạm phải có mặt theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền giải quyết nguồn tin về tội phạm, trình bày trung thực về những tình tiết mà mình biết về sự việc.
Theo Thông tư liên tịch 01/2021/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSND và Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 thì Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và thực hiện các nhiệm vụ có liên quan đúng thẩm quyền của mình theo quy định của pháp luật.